intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

45
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng để tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 TÓM TẮT LÍ THUYẾT HÓA HỌC 12­ HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020 Chương 1. ESTE  & LIPIT  A. ESTE I – KHÁI NIỆM 1. Cấu tạo phân tử của este R C OR' O                                  Hay:  R­COO­R’ ( R, R’ là các gốc hidrocacbon; R có thể là H,  R’ khác H) Khi thay nhóm ­ OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm ­OR’ thì được este.  2. Gọi tên Tên este R­COO­R’ = tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit R­COO­ (đuôi at) * TÊN CHẤT VÀ GỐC: Axit fomic H­COOH HCOO fomat Axit axetic CH3­COOH CH3­COO­ axetat Axit propionic CH3­CH2­COOH CH3­CH2­COO­ propionat Ancol etylic CH3­CH2­OH CH3­CH2­ etyl Ancol propylic CH3­CH2­CH2­OH CH3­CH2­CH2­ propyl Ancol iso propylic CH3­CH(CH3)­OH CH3­CH(CH3) ­ iso propyl CH3­CH(CH3) ­CH2­ iso butyl CH3­CH(CH3) ­CH2­CH2­ iso amyl C6H5 ­phenyl C6H5­CH2­ benzyl CH2 = CH­ vinyl CH2 = CH – CH2­ anlyl Ancol metylic CH3­OH CH3­ metyl Glixerol C3H5(OH)3 Etylen glicol C2H4(OH)2 Axit acrylic CH2 = CH – COOH CH2 = CH – COO­ acrylat Axit metacrylic CH2 = C(CH3) – COOH CH2 = C(CH3) – COO­  metacrylat CTCT của este đơn chức: R­COO­R’ (R’≠ H) CTCT chung của este no đơn chức: CnH2nO2 (n ≥ 2) Tên gọi của một số este. CTCT Tên gọi H­COO­CH3 metyl fomat CH2=CH­COO­CH3 metyl acrylat CH3­COO­CH2­CH2­CH3 propyl axetat II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ ­ Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân  tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon. Do giữa các phân tử este không tạo được liên kết hiđro với  nhau và liên kết hiđro giữa các phân tử este với nước rất kém. ­ Độ tan, nhiệt độ sôi của este 
  2. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 t o , H2SO4 ᆴᆴc R­COO­R’ + H2O     R­COOH   +  R’OH c, t0 H2SO4 ñaë CH3COOC2H5 +H2O C2H5OH + CH 3COOH Đặc điểm của phản ứng: thuận nghịch và xảy ra chậm.      2. Thuỷ phân trong môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hoá) R­COO­R’ + NaOH    to   R­COONa   +  R’OH 0 t CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa +C2H5OH Đặc điểm của phản ứng: phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều. IV. ĐIỀU CHẾ       Phương pháp chung: Bằng phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol. c, t0 H2SO4 ñaë RCOOH + R'OH RCOOR' +H2O Chú ý: Nhận dạng este: * Este làm mất màu dd Br2, có khả năng trùng hợp: là este không no, chẳng hạn:  CH2=C(CH3)COOCH3. * Este có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc: HCOOR’ * Thủy phân: este X mạch hở, đơn chức: ­ Sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X có dạng: H­COO­R/  hoặc R­COO­CH=CH2, R­COO­CH=CH­R/ ­ Hỗn hợp sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X có dạng: H­COO­CH=CH2,   H­COO­CH=CH­R/ ­ Sản phẩm có 2 muối. X có dạng: R­COO­C6H5, R­COO­C6H4­R’. B. CHẤT BÉO I – KHÁI NIỆM  Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol R1COO CH2 R2COO CH 3                                                 R COO CH2 Axit béo là những axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no (số  C chẵn > 11) . CTCT của một số chất béo:  CTCT Tên gọi C15H31­COOH axit panmitic C17H35­COOH axit stearic CH3 –(CH2)7 –CH=CH –(CH2)7 –COOH Hay C17H33­COOH axit oleic CH3­ (CH2)4­ CH= CH­ CH2­ CH= CH­(CH2)7­ COOH Hay  C17H31­COOH axit linoleic VD:  C15H31­COO [CH3(CH2)16COO]3C3H5  hay (C17H35­COO)3C3H5: (tristearoylglixerol  hay tristearin) II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ  Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất rắn. ­ R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn. ­ R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo là chất lỏng. III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC  1. Phản ứng thuỷ phân + (R­COO)3C3H5  + 3 H2O   H  3 R­COOH  +  C3H5(OH)3 H+, t0 (CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O 3CH3[CH2]16COOH +C3H5(OH)3 tristearin axit stearic glixerol 2. Phản ứng xà phòng hoá Trang 2
  3. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 (R­COO)3C3H5  + 3 NaOH   to   3 R­COONa  +  C3H5(OH)3 t0 (CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH 3CH3[CH2]16COONa +C3H5(OH)3 tristearin natri stearat glixerol 3. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng Ni (C17H33COO)3C3H5 + 3H 2 (C17H35COO)3C3H5 175 - 1900C (loû ng) (raé n) Chương 2. CACBOHĐRAT  Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có CTC : Cn(H2O)m Cacbohidrat chia làm 3 nhóm chủ yếu :  + Monosaccarit : là nhóm không bị thủy phân.  Vd: glucozơ, fuctozơ + Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit.  Vd : saccarozơ (chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ), mantozơ (chứa 2 gốc glucozơ). + Polisaccarit là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.  Vd : tinh bột, xenlulozơ (chứa nhiều gốc glucozơ). A. GLUCOZƠ I – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ LÍ TÍNH:  ­ Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, vị ngọt. ­ Có hầu hết trong các bộ phận của cây như lá, hoa, rể,.. nhất là trong quả chín. ­ Trong máu người có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1% . II ­ CẤU TẠO:  ­ CTPT : C6H12O6: 180 đvc. ­ CTCT: CH2OH­CHOH­CHOH­CHOH­CHOH­CH=O hoặc  CH2OH[CHOH]4CHO.     ­ Glucozơ là hợp chất tạp chức      ­ Trong thực tế glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng  ­glucozơ và  ­ glucozơ III ­ HÓA TÍNH:  Glucozơ có tính chất andehit và ancol đa chức (poliancol). 1. Tính chất của ancol đa chức Tác dụng với Cu(OH)2: ở nhiệt độ thường  tạo phức đồng glucozơ (dd màu xanh lam­ nhận biết  glucozơ) 2. Tính chất của andehit      a/ Oxi hóa glucozơ  bằng dd AgNO3/NH3 (phản ứng tráng bạc)  amoni gluconat và Ag (nhận  biết glucozơ)  HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + 2H2O  t  HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag +  0 2NH4NO3 (Lưu ý: 1 mol glucozơ tráng bạc  2 mol Ag)      b/ Khử glucozơ bằng H2  sobitol  HOCH2[CHOH]4CHO + H2  Ni ,t  HOCH2[CHOH]4CH2OH 0 Hay:  C5H12O6   +   H2  Ni ,t   C6H14O6 0 3. Phản ứng lên men:  C6H12O6  men   2 C2H5­OH + 2 CO2 IV. ĐIỀU CHẾ­ ỨNG DỤNG Điều chế: trong công nghiệp    + Thủy phân tinh bột hoặc Thủy phân xenlulozơ, xt HCl (C6H10O5)n  + nH2O  H  , t  nC6H12O6 + 0 Ứng dụng: làm thuốc tăng lực, tráng gương, ruột phích, … Trang 3
  4. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 V ­ FRUCTOZƠ, đồng phân của glucozơ    + CTCT mạch hở: CH2OH­CHOH­CHOH­CHOH­CO­CH2OH    + Tính chất ancol đa chức (phản ứng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam)           + Phản ứng với H2  sobitol  OH −       Fructozơ                  glucozơ    + Trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ fructozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3. Lưu ý: Fructozơ không làm mất màu dd Br2, còn Glucozơ làm mất màu dd Br2 do có chứa nhóm  ­CHO. B. SACCAROZƠ, TINH BỘT, XENLULOZƠ I. SACCAROZƠ :  C12H22O11 * Cấu tạo:  ­ Saccarozô là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc frucrozơ liên kết với  nhau qua nguyên tử oxi. ­ Không có nhóm –CHO nên không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom. * Tính chất vật lí:  ­ Là một loại đường phổ biến, chất rắn, kết tinh, không màu, không mùi, vị ngọt * Tính chất hóa học: có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân. a) Phản ứng với Cu(OH)2  ở nhiệt độ phòng cho dd đồng saccarat màu xanh lam. b) Phản ứng thủy phân:   C12H22O11 + H2O H  , t   C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) + 0 II. TINH BỘT: (C6H10O5)n 1. Tính chất vật lí:  Là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. 2. Cấu tạo:  Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử  tinh bột gồm nhiều mắt xích  α ­glucozơ liên kết với  nhau. Các mắt xích  α ­glucozơ liên kết với nhau theo hai dạng:      ­ Dạng lò xo không phân  nhánh (amilozơ).     ­ Dạng lò xo phân nhánh (amilopectin). Tinh bột (trong các hạt ngũ cốc, các loại củ), mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ  rỗng 3. Tính chất hóa học: a) Phản ứng thủy phân: thành glucozơ + o    (C6H10O5)n + nH2O  H ,t  n C6H12O6  b) Phản ứng màu với  iot: tạo hợp chất có màu xanh tím   dùng để nhận biết iot hoặc tinh bột. III. XENLULOZƠ: (C6H10O5)n 1. Tính chất vật lí: ­ Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ,  nhưng tan trong nước  Svayde (dd thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong NH3). ­ Bông nõn có gần 98% xenlulozơ. 2. Cấu tạo: ­  Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử  gồm nhiều gốc β­glucozơ liên kết với nhau.   ­ CT :  (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n  có cấu tạo mạch không phân nhánh. 3. Tính chất hóa học:  a) Phản ứng thủy phân:   (C6H10O5)n + nH2O  H ,t + o  nC6H12O6 (glucozơ). b) Phản ứng với axit nitric  [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(ñaëc)  H2SO4d,t 0  [C6H7O2(ONO2)3]n   +  3nH2O Trang 4
  5. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 ­ Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không  khói. ­ Xenlulozơ là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat. CHƯƠNG 3: AMIN ­ AMINOAXIT – PROTEIN  A. AMIN 1/ Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc Hiđrocacbon ta thu được amin. Vd: NH3, CH3NH2, C6H5NH2, CH3­NH­CH3 NH2 xiclohexylamin 2/ Phân loại: theo hai cách a. Theo gốc hiđrocacbon:  amin béo:CH3NH2, C2H5NH2. và  Amin thơm: C6H5NH2,  b. Theo bậc amin:  Amin bậc 1: R­NH2 ,  Amin bậc 2: R­NH­R1 ,  R− N − R' Amin bậc 3:                                                                                                                          R '' 3/ Đồng phân:Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, vị trí của nhóm chức, bậc amin. Công thức Đồng phân Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 C2H7N 2 1 1 0 C3H9N 4 2 1 1 C4H11N 8 4 3 1 4/ Danh pháp:                                                                                                        a. Tên gốc chức:  Tên gốc H­C tương ứng + amin b. Tên thay thế:    Tên H­C + vị trí nhóm chức+ amin Nếu mạch có nhánh gọi tên nhánh trước. Tên gọi của một số amin. CTCT Tên gốc – chức Tên thay thế CH3NH2 Etylamin Etanamin CH3CH2CH2 NH2 Propylamin propan­1­amin (CH3)3N Trimetylamin N,N­đimetylmetanmin CH3[CH2]3 NH2 Butylamin butan­1­amin C2H5NHC2H5 Đietylamin N­etyletanmin C6H5NH2 Phenylamin Benzenamin H2N[CH2]6NH2 Hexametylenđiamin Hexan­1,6­điamin 5. Tính chất vật lý Amin có phân tử khối nhỏ metyl amin, etyl amin là chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước Phân tử khối càng tăng thì:­Nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần. 6. Tính chất hóa học:    a. Tính bazơ: ­ Các amin mạch hở tan nhiều trong nước và dd làm quỳ tím hóa xanh (làm hồng phenolphtalein ) . + -     CH3NH2 + H 2O [CH3NH3] +OH ­ Anilin và các amin thơm khác không làm đổi màu quì tím. ­ Tác dụng với  axít:    CH3NH2 + HCl   CH3NH3Cl                                      C6H5NH2 + HCl     C6H5NH3Cl So sánh lực bazơ :  ­ Nhóm đẩy electron sẽ làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ (dễ hút H+) nên tính bazơ tăng. Nhóm đẩy e: (CH3)3C­ > (CH3)2CH­ > C2H5­ > CH3­ Trang 5
  6. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 ­ Nhóm hút electron sẽ làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ (khó hút H+) nên tính bazơ giảm. Nhóm hút e: CN­ > F­ > Cl­ > Br­ > I­ > CH3O­ > C6H5­ > CH2=CH­ b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin  :NH2 NH2 Br Br H2O + 3Br2 + 3HBr Br (2,4,6-tribromanilin) Phản ứng này dùng để nhận biết anilin *Chú ý :  ­ Amin no đơn chức : CnH2n+3N   và Amin no đơn chức, bậc 1  : CnH2n+1NH2  nO2 1 n  phản ứng với amin  =   CO2   +   nH O ­  2 2 B. AMINO AXIT 1. Khái niệm:     Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino  (­NH2) và nhóm cacboxyl (­COOH).  ­ Tên amino axit là: Tên axit tương ứng có thêm tiếp đầu ngữ amino và chữ cái Hy Lạp  ,  , …hoặc vị  trí chứa nhóm NH2. Tên gọi của một số amino axit. Công thức Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Ký hiệu H2N­CH2­COOH Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly CH3­CH(NH2)­COOH Axit 2­aminopropanoicAxit α – Alanin Ala aminopropionic (CH3)2CH­CH(NH2)­COOH Axit 2­amino­3­ Axit α –  Valin Val metylbutanoic aminoisovaleric H2N­ (CH2)4­CH(NH2)­COOH Axit 2,6­ Axit α,ε –  Lysin Lys điaminohexanoic điaminocaproic HOOC­CH(NH2)­CH2­CH2­COOH Axit 2­aminopentanđioic Axit α ­ aminoglutaric Axit glutamic Glu 2. Cấu tạo phân tử: ­ Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (­COOH) thể hiện tính axit và nhóm amino (­NH2) thể hiện tính   bazơ ­ Ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao 3. Tính chất hóa học: a/ Tính chất lưỡng tính: amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh và bazơ mạnh VD: HOOC­CH2­NH2   +  HCl      HOOC­CH2­NH3Cl        H2N­CH2­COOH   +  HCl      H2N­CH2­COONa  + H2O b/ Tính axit­bazơ của dung dịch amino axit:  (H2N)xR(COOH)y + Nếu x = y  pH = 7  quỳ tím không đổi màu. + Nếu x > y  pH > 7  quỳ tím chuyển màu xanh. + Nếu x 
  7. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 ­ Amino axit dùng làm nguyên liệu điều chế tơ nilon. C. PEPTIT VÀ PROTEIN  I/Peptit 1/ khái niệm ­Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc  ­amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit. lieâ n keá t peptit ... NH CH C N CH C ...                     R1 O H R2 O ­ Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4,… gốc  α ­amino axit được gọi là đi­, tri­, tetrapeptit   (hay oligo peptit) ­ Những phân tử peptit chứa trên 10 gốc  α ­amino axit được gọi là polipeptit.  Vd: hai đipeptit từ alanin và glyxin là : Ala –Gly và Gly­Ala . 2/ Tính chất hoá học  a)Phản ứng thuỷ phân peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các  α ­amino axit nhờ xúc tác : axit hoặc bazơ: Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn. b)Phản ứng màu biure Trong môi trường kiềm , peptit phản ứng  với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. II/PROTEIN 1/Khái niệm Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu  ­protein đơn giản    Vd:abumin, fibroin của tơ tằm , … ­protein phức tạp    Vd:nucleoprotein, lipoprotein chứa chất béo  2/ Cấu tạo phân tử Phân tử protein được cấu tạo bởi nhiều gốc  α − a min oaxit  nối với nhau bằng liên kết peptit               (­ NH ­ CH­ CO­)n     n   50                            Ri                 3/ Tính chất : protein có phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure với Cu(OH)2 màu tím  CHƯƠNG 4:      POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME  A. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME. 1. Khái niệm:  Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với  nhau tạo nên. 2. Phân loại : *Theo nguồn gốc : polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime bán tổng hợp. *Theo cách tổng hợp : polime trùng hợp, polime trùng ngưng. 3. Tính chất vật lí: ­ Polime hầu hết là chất rắn, không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy không xác định. ­Chất nhiệt dẻo : polime nóng chảy, để nguội thành rắn . ­Chất nhiệt rắn : polime không nóng chảy, mà bị phân hủy . B. VẬT LIỆU POLIME I. Chất dẻo:  1. Khái niệm: ­ Chất dẻo là những chất liệu polime có tính dẻo. ­ Vật liệu com pozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không hoà tan  vào nhau.  ­ Thành phần vật liệu com pozit: Chất nền, chất độn, sợi bột (silicat), bột nhẹ (CaCO3 ) 2. Một số polime dùng làm chất dẻo:  Trang 7
  8. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 a/ Polietilen: (P.E)   nCH2= CH2   xt ,ap ,t  (­CH2­CH2­)n 0 b/ poli (vinylclorua) (PVC)  xt, t o , p nCH 2 = CH ( CH 2 − CH ) n | | Cl Cl CH3 c) Poli (metyl metacylat) : CH2 C COOCH3 n d/ poli (phenol­fomandehit) (P.P.F) OH OH OH + 0 +nCH2O CH2OH H , 75 C CH2 n n -nH2O n   ancol o-hiñroxibenzylic nhöïa novolac II. Tơ:  1. Khái niệm  Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh, độ bền nhất định.  2. Phân loại: có 2 loại  ­ Tơ tự nhiên: Len, tơ tằm, bông  ­ Tơ hoá học: + Tơ tổng hợp: chế tạo từ polime tổng hợp: tơ poliamit, tơ vinylic  + Tơ bán tổng hợp: (tơ nhân tạo): chế tạo từ polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat.  3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp:  a/ Tơ nilon­6.6:  t0 nH2N CH2]6 NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH NH [CH2]6 NHCO [CH2]4 CO n +2nH2O poli(hexametylen añipamit) hay nilon-6,6 ­ Tính chất: Tơ nilon­6,6 dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền  với nhiệt, với axit và kiềm.  ­ Ứng dụng: Dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,…  b/ Tơ nitron (olon): RCOOR', t0 nCH2 CH CH2 CH CN CN n acrilonitrin poliacrilonitrin ­ Tính chất: Dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt. ­ Ứng dụng: Dệt vải, may quần áo ấm, bện len đan áo rét. Một số loại tơ : Nilon-6: NH [CH2]5 CO n Tơ lapsan t0 nHOOC-C6H4-COOH + nHOCH 2-CH2OH CO C6H4-CO OC2H4 O n +2nH2O Tơ capron CH2 CH2 C O t0, xt H2C NH[CH2]5CO n CH2 CH2 NH caprolactam capron Trang 8
  9. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 III. Cao su:  1. Khái niệm:  Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.  2. Phân loại:   Có 2 loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp  a/ Cao su thiên nhiên: lấy từ mủ cây cao su  ­ Cấu tạo: là polime của isopren.  CH2 C CH CH2 n~ ~1.500 - 15.000 CH3 n b/ Cao su tổng hợp:  + Cao su buna:  Na nCH2 CH CH CH2 0 CH2 CH CH CH2 n t , xt buta-1,3-ñien polibuta-1,3-ñien + Cao su buna­S:   t0 nCH2 CH CH CH2 +nCH CH2 xt CH2 CH CH CH2 CH CH2 C6H5 C6H5 n buta-1,3-ñien stiren cao su buna-S + Cao su buna­N:  t0,p nCH2 CH CH CH2 +nCH2 CH xt CH2 CH CH CH2 CH CH2 CN CN n buta-1,3-ñien acrilonitrin cao su buna-N CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI  I.Vị trí của kim loại trong BTH ­ Cấu tạo của kim loại: 1.Vị trí: ̣ ừ H),IIA, IIIA (trừ B) và một phần các nhóm VIA, VA, VIA. ­ Nhóm IA(tr ­ Toàn bộ IB đến VIIIB ­ Họ Lantan và Actini xếp 2 hàng cuối bảng. 2.Cấu tạo: ­ Hầu hết các nguyên tử kim loại đều có 1e,2e,3e ở lớp ngoài cùng.Các nguyên tử của nguyên tố kim  loại có bán kính lớn, năng lượng ion hóa nhỏ. ­ Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau bằng liên kết kim loại( Liên kết kim loại được hình thành  do lực hút giữa các nguyên tử hoặc ion kim loại với các electron tự do trong kim loại) ­ Có 3 loại mạng tinh thể kim loại phổ biến:  +Mạng tinh thể lục phương: Be, Mg,.. ( độ đặc khít 74%) +Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Feγ, Cu,.. ( độ đặc khít 74%) +Mạng tinh thể lập phương tâm khối : KLK + Ba, Cr, Feα,.. ( độ đặc khít 68%)34  II.Tính chất vật lí chung của kim loại :  ­ Tính chất vật lí chung: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim (chủ yếu do các electron tự do trong  kim loại gây ra)  ­ Kim loại dẻo nhất là Au. ­ Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag ­ Ở nhiệt độ càng cao tính dẫn điện của kim loai càng giảm. ­ Thường các kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt. ­ Tính chất vật lí riêng: tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng ( phụ thuộc vào độ bền của liên kết  kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể,.. của kim loại ) ­ Khối lượng riêng: Nhỏ nhất: Li (0,5g/cm3); lớn nhất Os (22,6g/cm3).  ­ Nhiệt độ nóng chảy: Thấp nhất: Hg (−390C); cao nhất W (34100C). ­ Tính cứng: Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (có thể cắt  được kính). Trang 9
  10. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 III.Tính chất hóa học chung: Tính khử (dễ bị oxi hóa): M  Mn+ + ne 1.Tác dụng với phi kim: Hầu hết các kim loại có thể khử được phi kim thành ion âm: VD:  2Na + Cl2  t 2NaCl ,   0 2Fe + 3Cl2  t 2FeCl3  0  Fe + 3I2  FeI2,  0 t 4Al +3 O2  t 2Al2O3 0 Fe + S  FeS ,  0 t Hg + S  HgS 2.Tác dụng với axit: ­ Axit HCl, H2SO4loãng : Kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa sẽ khử được H+ thành H2, Kim loại  về mức oxi hóa thấp. VD:  Fe + 2HCl   FeCl2 +H2  Zn + H2SO4loãng  ZnSO4 + H2   +5 +6 ­ Axit H2SO4đặc, HNO3: Phản ứng hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt) đều có thể khử được  N ,  S về  các sản phẩm có mức oxi hóa thấp hơn ( NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3, SO2, S, H2S) * Chú ý: ­ Al, Cr, Fe sẽ bị thụ động hóa đối với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội    ­ Fe, Cr bị oxi hóa đến Fe3+, Cr3+ 0 +6 +2 +4 VD: Cu + 2 H 2 S O4 đặc  Cu SO4 +  S O2 + 2H2O  0 +5 +3 +4 Fe + 6 H N O3 đặc nóng    Fe( NO3 )3 + 3 N O2 + 3H2O 3.Tác dụng với nước: ­ Ở điều kiện thường: Những kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K… Ca, Sr, Ba… khử được  nước  VD: Na + H2O   NaOH + ½ H2 Mg phản ứng  rất chậm, Al không phản ứng. ­ Ở nhiệt độ cao: Ngoài các kim loại  mạnh, các kim loại có tính khử trung bình như: Zn, Fe… khử  được nước tạo oxit kim loại và khí hiđro. VD:  Mg + H2O   t MgO + H2   0 2Fe + 3H2O  p570 Fe3O4 + 3H2 0 4.Tác dụng với dung dịch muối:  ­ Kim loại có tính khử mạnh (không tác dụng với H2O ở điều kiện thường) khử được cation của kim  loại có tính khử yếu hơn trong ung dịch muối thành kim loại tự do. VD:  Fe + CuSO4   Cu + FeSO4 ­ Kim loại tác dụng với H2O ở điều kiện thường thì phản ứng với dd muối theo 2 giai đoạn. IV.  Dãy điện hoá của kim loại 1/ Cặp oxi hoá – khử của kim loại: Mn+/M 2/ Dãy điện hoá của kim loại  K + Na+ Mg2+ Al 3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+ Tính oxi hoaùcuû a ion kim loaïi taê ng K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au Tính khöûcuû a kim loaïi giaû m 3/ Ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại  Tổng quát: Giả sử có 2 cặp oxi hoá – khử : Xx+/X và Yy+/Y (cặp Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y) Theo quy tắc  :  Trang 10
  11. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 Xx+ Yy+ X Y                                    Phương trình phản ứng:    X  +  Yy+         Xx+   +   Y SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ­ NĂM HỌC 2016 ­ 2017 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG                                 MÔN: HÓA HỌC­ LỚP 12                                                                           Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề                                                                                       Mã đề 361 Câu 1: Chất hữu cơ X  có dạng H2N­R­COOR’, % khối lượng của N là 15,73%. Cho mg X phản  ứng  hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ  lượng ancol sinh ra tác dụng hết với CuO đun nóng được   andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với lượng dư AgNO 3/NH3  đun nóng, thu được 12,96g Ag. Giá trị m là   A. 4,45. B. 2,67. C. 3,56. D. 5,34. Câu 2: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H và O có tỉ khối so với oxi bằng 2,75. X mạch hở, tác dụng với  dung dịch NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp với X là    A. 5. B. 4. С. 3. D. 2. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,2g este đơn chức X thu được 6,16g CO2 và 2,52g nước. Công thức cấu tạo  thu gọn của X là    A. CH3COOCH3.          В. CH3COOC2H5.              C. HCOOCH3.                  D. HCOOC2H5. Сâu 4: Thủy phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ  17,1% có vài giọt dung dịch H2SO4 loãng, thu  Trang 11
  12. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 được dung dịch X. thêm NaHCO3  vào dung dịch X đến khi ngừng thoát khí rồi cho tiếp dung dịch  AgNO3/NH3 đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số gam bạc thu được là    A. 3,375 B. 6,75 C. 11,25 D.13,5 Сâu5: Trong các loại tơ: nilon­6 (1), nitron (2), xenlulozo axetat (3), visco (4); các loại tơ tổng hợp là    A. (3), (4) B.(1), (4) C. (1), (2) D. (2), (3) Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng?    A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.    B. Peptit có thể bị thủy phân trong môi trường axit và bazơ.    C. Dung dịch glyxxin làm quỳ tím hóa đỏ.    D. Liên kết peptit là liên kết –CO­NH­ tạo thành giữa 2 đơn vị α­amino axit. Câu 7: Anilin không phản ứng với dung dịch nào sau đây?     A. Nước brom. В. H2SO4. C. HCl. D. NaOH. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?   A.Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit đều là phản ứng một chiều.              B. Các este đều phản ứng với dung dịch NaOH khi đun nóng.   C.Các este có phân tử khối nhỏ thì dễ tan trong nước.   D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit đều là phản ứng thuận nghịch. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?   A. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy đều là chất béo   B. Chất béo chứa các gốc  axit béo không no ở trạng thái lỏng.   C. Chất béo là loại hợp chất trieste.   D. Chất béo không tan trong nước. Câu 10: Tiến hành trùng hợp 20,8g stiren. Hỗn hợp thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 500 ml   dung dịch Br2 0,3M. Phần trăm khối lượng stiren tham gia phản ứng trùng hợp là    A. 25% B. 60% C. 50% D. 75% Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa: Xenlulozo   X   Y   axit axetic. X và Y lần lượt là     А. saccarozo và glucozo       B.glucozo và etyl axetat     C. ancol etylic và andehit axetic                                             D. glucozo và ancol etylic Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?     A. Tinh bột B. Fructozo             C. Glucozo           D. Saccarozo Câu 13: Thuốc thử dùng để phân biệt tripeptit và dipeptit là    A. dung dịch NaCl. B. dung dịch NaOH. C. Cu(OH)2          D. dung dịch HCl. Câu 14: Cation R  có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. R là +     A. Na B. F C. K  D. Ca Câu 15: Công thức phân tử của amin đơn chức chứa 19,718% N về khối lượng là     A. C4H11N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C3H7N. Câu 16: Tên thay thế của CH3CH2CH2NH2 là      A. propan­1­amin B. propylamin C. propyl­1­amin       D. pro­1­ylamin Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?    A. Các polime đều có cấu trúc mạch không nhánh.    B. Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.    C. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.    D. Hầu hết các polime đều là chất rắn không bay hơi. Câu 18: Không thể phân biệt etyl axetat và axit axetic bằng hóa chất nào sau đây?      A. Mg(OH)2. B. Quỳ tím. C. CaCO3. D. NaOH. Câu 19: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là  A. CH3COOCH2CH=CH2.               B.CH3CH2COO­CH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3.               D. CH3COO­CH=CH2. Trang 12
  13. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?    A.  Xenlulozo là nguyên liệu để sản xuất saccarozo.    B. Glucozo được dùng trong công nghiệp sản xuất saccarozo.   C. Saccarozo được dùng trong công nghiệp tráng gương.   D. Tinh bột được dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo. Câu 21: Polime nào sau đây được điều chế trực tiếp bằng phản ứng trùng hợp?     A. Polisaccarorit B. Nilon­6,6 C. Protein     D. Poli(vinyl clorrua) Câu 22: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim của  kim loại?     A. Các e tự do trong mạng tinh thể kim loại. B.Cấu tạo mạng tinh thể kim loại.     C. Bán kính nguyên tử kim loại                                             D. Khối lượng riêng của kim loại. Câu 23: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là     A. glucozo, glixerol, axit axetic B.glucozo, metyl amin, natri axetat     C. glucozo, glixerol, ancol etylic D. glucozo, glixerol, natri axetat Câu 24: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3/NH3 là     A. glucozo, glixerol, fructozo, axit fomic             B.fructozo, etyl fomat, glixerol, anđehit axetic     C. glucozo, fructozo, axit fomic, anđehit axetic  D. glucozo, fructozo, etyl fomat, saccarozo Câu 25: Cho 11 g hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở  tác dụng hết với 200g dung dịch KOH  5,6% đun nóng, chưng cất dung dịch sau phản  ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 ancol đồng đẳng kế  tiếp, cô cạn phần dung dịch còn lại được mg chất rắn khan. Cho Y vào bình Na dư thì khối lượng bình  tăng 5,35g và có 1,68 lit khí thoát ra (đktc). Biết 16,5g X làm mất màu tối đa dung dịch chứa ag brom.   Giá trị gần đúng nhất của (m+a) là      A. 28,7 B. 40. C. 52,7 D. 32,4 Câu 26: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?      A. H2NCH2COONa. B. H2NCH2COOH.    C. H2NCH2COOCH3.     D. CH3CH2NH2. Сâu27: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?      A. Na В. Be C. Fe D. Zn Câu 28: Cho glucozo lên men thành ancol etylic, hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra trong quá trình lên  men bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20g kết tủa. Nếu các phản  ứng xảy ra hoàn toàn thì khối   lượng glucozo cần dùng là       A. 1,8g B.18g C. 36g D. 3,6g Câu 29: Cho 5,6g Fe vào 200 ml dung dịch AgNO 3 1,2M đến khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn. Số  gam   chất rắn thu được là     A. 12,96 B.25,92 C. 21,6 D. 10,8 Câu 30: Trong các chất: saccarozo, tinh bột, glucozo, fructozo; số chất có thể tham gia phản ứng thủy   phân là    A. 1 B.4 С. 3 D. 2 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chú ý: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và máy tính cá nhân đơn giản  theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố  H=1; N=14; O=16; C=12; S= 32; Cl=35,5; Br=80; Na=23; K=39; Al=27; Ca=40; Cu=64; Fe=56; Mg=24;  Zn=65; Ag=108; Ba=137 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ­ NĂM HỌC 2017 – 2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG                                MÔN: HÓA HỌC­ LỚP 12                                                                            Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề      Mã đề 362  Trang 13
  14. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên? A. Polietilen. B.  Cao su isopren. C. Tơ tằm. D. Nilon­6,6. Câu   2:  Cho  các   dung  dịch:   glucozo,   fructozo,   saccarozo,   hồ   tinh   bột.   Số   dung  dịch   hòa   tan   được   Cu(OH)2 là A. 1. B.  3. C.2. D. 4. Câu 3: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH) 2  ở nhiệt độ  thường, không làm mất màu nước brom. X là A. Glucozo. B.  tinh bột. C. xenlulozo. D. saccarozo. Câu 4: Loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nito? A. Cao su buna. B.  Poli (vinyl clorua) C. Tơ visco.  D. Tơ nilon­6. Câu 5: Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta­1,3­dien. X là A. Polistiren. B.  polibutadien. C. cao su buna­N. D. cao su buna­S. Câu 6: Cho vào  ống nghiệm 4ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 10% và vài giọt   dung dịch CuSO4 2% lắc nhẹ thì xuất hiện A. kết tủa màu vàng. B.  dung dịch không màu. C. hợp chất màu tím D. dung dịch màu xanh lam. Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng? A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit. B.  Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau. C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được  amino axit. D. Các protein dễ tan trong nước. Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng? A. H2NCH2COOH. B.  H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. C. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 9: Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là A. C4H8O2. B.  C4H10O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2.  Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no. B.  Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu. C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohidric. D. Hidro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn. Câu 11: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân? A. Fructozo. B.  Triolein. C. Saccarozo. D. Xenlulozo. Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl. B.  Các amin đều tan tốt trong nước. C. Số nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn. D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh. Câu 13: Amin nào sau đây là amin bậc ba? A. (C6H5)2NH. B.  (CH3)2CHNH2. C. (CH3)3N. D. (CH3)3CNH2. Câu 14: Chất nào sau đây thuộc disaccarit? A. Tinh bột.  B.  Fructozo. C. Saccarozo. D. Glucozo. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống. B.  Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa. C. Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste. D. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. Câu 16: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 3. B.  6.  C. 4. D. 5. Trang 14
  15. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 Câu 17: Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozo, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng  không gian là A. 1. B.  2. C. 3. D. 4. Câu 18. Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng nhất? A. Ngâm một mẫu nhỏ poli (vinyl clorua) trong dung dịch HCl. B.  Cho glyxin vào dung dịch NaOH. C. Cho anilin lỏng vào dung dịch HCl dư. D. Ngâm một mẫu nhỏ polibutadien trong benzen dư. Câu 19:Thủy phân đến cùng protein thu được A. glucozo. B.  amino axit. C. axit béo. D. chất béo. Câu 20: Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là A. glucozo. B.  fructozo. C. amilozo. D. saccarozo. Câu 21: Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:  (1) X + 2Y3+ → X2+ + 2Y2+ và (2) Y + X2+  → Y2+ + X. Kết luận nào sau đây đúng? A. Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+. B.  X khử được ion Y2+.  C. Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+. D. X có tính khử mạnh hơn Y. Câu 22: Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazo mạnh nhất là A. C6H5NH2. B.  CH3CH2NH2. C. H2NCH2COOH. D. NH3. Câu 23:Nhận định nào sau đây về amino axit là không đúng? A. Tương đối dễ tan trong nước. B.  Có tính chất lương tính. C. Ở điều kiện thường là chất rắn. D. Dễ bay hơi. Câu 24: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozo thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m   gam glucozo rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A. 20 gam. B.  40 gam. C. 80 gam. D. 60 gam. Câu 25:  Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản  ứng hoàn toàn với dung dịch   NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặc khác, m gam X phản ứng hoàn toàn   với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là A. 165,6. B.  123,8. C. 171,0. D. 112,2. Câu 26: Cho 0,2 mol  amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản  ứng vừa đủ  với NaOH thu được  22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là A. 89. B.  75. C. 117. D. 146. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol tương  ứng 3:2) cần dùng vừa   đủ 400 ml dung dịch chứa 2 axit HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Giá trị của m là A. 7,68. B.  10,08. C. 9,12. D. 11,52. Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam  muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH thì chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị của m  là A. 18,36. B.  17,25. C. 17,65. D. 36,58. Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức phản  ứng vừa đủ  với 500 ml dung dịch KOH   1M, thu được hỗn hợp gồm hai muối của 2 axit cacboxylic và một ancol Y. Toàn bộ lượng Y tác dụng   với Na dư, thu được 3,36 lit H2 (đktc). X gồm A. 1 este và 1 ancol. B.  2 este. C. 1 axit và 1 ancol. D. 1 axit và 1 este. Câu 30: Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu  được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là A. 5. B.  2. C. 3. D. 4. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chú ý: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và máy tính cá nhân đơn giản  theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố  Trang 15
  16. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 H=1; N=14; O=16; C=12; S= 32; Cl=35,5; Br=80; Na=23; K=39; Al=27; Ca=40; Cu=64; Fe=56; Mg=24;  Zn=65; Ag=108; Ba=137 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I ­ Năm học 2018 – 2019 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Hóa học ­ Lớp 12 THPT Thời gian: 45 phút  (không kể thời gian giao đề) Mã đề 332 Câu 1: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Poli (vinyl clorua). B. Tơ nitron. C. Tơ tằm. D. Tơ nilon ­6,6. Câu 2: Tên thay thế của axit α­aminopropionic là A. axit 3–aminopropanoic. B. axit 3–aminopropionic. C. axit 2–aminopropionic. D. axit 2–aminopropanoic. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam trilinolein cần dùng 15,7 mol O 2, thu được CO2  và H2O. Giá trị  m là A. 175,6. B. 131,7. C. 166,5. D. 219,5. Câu 4:  Cho Fe lần lượt tác dụng với lượng dư  các dung dịch: HCl, AgNO 3, Cu(NO3)2, HNO3  loãng, H2SO4 đặc nóng, NaOH. Số trường hợp tạo muối sắt (III) là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Thực hiện phản  ứng este hóa giữa axit acrylic với ancol metylic có mặt H2SO4  đặc làm  xúc tác, thu được este X có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOC2H5. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 6: Trong dãy chất saccarozơ, etyl axetat, ancol etylic, tripanmitin và Ala­Gly, số  chất phản   ứng với dung dịch NaOH đun nóng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 7: Khối lượng glucozơ  cần dùng để  tạo ra 1,82 kg sobitol với hiệu suất phản  ứng 70% có   giá trị gần nhất là A. 1,82 kg. B. 1,80 kg. C. 2,6 kg. D. 1,44 kg. Câu 8: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là A. CnH2nO2  (n ≥ 2). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2n­2O2  (n ≥ 3). D. CnH2n­2O2  (n ≥ 2). Câu 9: Kim loại cứng nhất là A. Os. B. Cr. C. Fe. D. W. Câu 10: Cho các protein sau: fibroin, hemoglobin, anbumin. Số protein có thể tan trong nước là A. 3. B. 0. C. 1. D. 2. Câu 11:  Cho các dung dịch riêng biệt: anilin, glyxin, axit glutamic, lysin, valin, alanin. Số  dung   dịch làm quỳ tím hóa đỏ là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 12: Cacbohiđrat không bị thuỷ phân trong môi trường axit là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ. Câu 13: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau? A. Etyl axetat và metyl propionat. B. Saccarozơ và mantozơ. C. Tinh bột và xenlulozơ. D. Metyl axetat và etyl fomat. Câu 14: Dãy gồm các kim loại và ion được xếp theo chiều tính khử tăng dần là Trang 16
  17. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 A. Cu, Fe2+, Mg. B. Mg, Cu, Fe2+. C. Mg, Fe2+, Cu. D. Fe2+, Cu, Mg. Câu 15: X là kim loại tác dụng được với lưu huỳnh  ở  điều kiện thường, X còn được sử  dụng   chế tạo nhiệt kế. Kim loại X là A. Mg. B. Hg. C. Ag. D. Al. Câu 16: Khi thủy phân hoàn toàn tristearin trong môi trường kiềm, thu được sản phẩm là A. C17H35COONa và glixerol. B. C15H31COOH và glixerol. C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H31COONa và glixerol Câu 17: Số liên kết peptit trong phân tử Ala­Gly­Ala­Val­Glu là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Al trong dung dịch HCl dư, thể tích khí thu được (ở đktc) là A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 10,08 lít. D. 13,44 lít. Câu 19: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? A. Polisaccarit. B. Polistiren. C. Xenlulozơ. D. Tơ lapsan. Câu 20: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thì dung dịch chuyển thành A. màu hồng. B. màu đỏ. C. màu tím. D. màu xanh. Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm etyl axetat và etyl acrylat với dung dịch   NaOH vừa đủ, thu được 22,3 gam muối. Phần trăm khối lượng của etyl acrylat trong hỗn hợp X   có giá trị gần nhất là A. 40%. B. 63%. C. 36%. D. 60%. Câu 22:  Hỗn hợp X gồm este Y (C5H10O2) và este Z (C4H6O4) đều mạch hở; trong phân tử  chỉ  chứa một  loại nhóm chức. Cho 0,3 mol X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một   ancol duy nhất T và m gam muối. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng   13,95 gam. Giá trị của m là A. 25,6. B. 21,4. C. 26,2. D. 43,8. Câu 23: Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit có công thức Val­Ala­Gly­Ala­Gly thì dung  dịch thu được có tối đa bao nhiêu peptit có thể tham gia phản ứng màu biure? A. 3. B. 2. C. 6. D. 5. Câu 24: Chia m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau.  ­ Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư  thu được 7,28 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm  khử duy nhất).  ­ Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m là A. 19,2. B. 24,8. C. 37,6. D. 18,8. Câu 25: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon­6,6 là 60794 đvC và một đoạn mạch tơ nilon­6   là 30397 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon­6,6 và nilon­6 nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 269 và 269. C. 121 và 114. D. 113 và 114. Câu 26: Cho m gam metylamin tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H 2SO4 1M thu được dung  dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là A. 18,20. B. 9,30. C. 13,95. D. 4,65. Câu 27: Cho các phát biểu sau đây: (a) Trong máu người, lượng glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. (b) Đường saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt. (c) Muối của amino axit dùng làm gia vị thức ăn là mononatri glutamat. (d) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo. (e) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol. Trang 17
  18. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 (b) Thủy phân hoàn toàn vinyl fomat trong môi trường kiềm đun nóng, thu được hai sản phẩm   đều có phản ứng tráng bạc. (c) Trùng ngưng axit ε­aminocaproic, thu được policaproamit. (d) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin và axit glutamic. (e) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.  Số phát biểu không đúng là A. 5. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 29: Cho 9,97 gam hỗn hợp X gồm lysin và alanin tác dụng vừa đủ  với dung dịch NaOH thu   được 11,73 gam muối. Mặt khác 9,97 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl dư  thu   được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 14,715. B. 18,205. C. 12,890. D. 18,255. Câu 30: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch  hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala­X­X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M,   thu được m gam muối  Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 35,28 lít khí O2 (đktc), thu được N 2, Na2CO3  và 69,35 gam hỗn hợp gồm CO 2 và H2O. Khối lượng muối của axit Y là A. 16,5 gam. B. 14,4 gam. C. 12,3 gam. D. 10,2 gam. ­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố  H=1; N=14; O=16; C=12; S= 32; Cl=35,5; Br=80; Na=23; K=39; Al=27; Ca=40; Cu=64; Fe=56; Mg=24;  Zn=65; Ag=108; Ba=137 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (tham khảo) Mã đề thi 01 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố H= 1;C= 12; N= 14; 0= 16; S = 32; C1 = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Al= 27;Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56;  Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH3. X có tên gọi nào sau đây? A. Etyl fomat. B. Metyl fomat. C. Axit axetic. D. Metyl axetat. Câu 2: Chất nào sau đây không phải axit béo? A. axit fomic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic. Câu 3: Loại cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong? A. tinh bột. B. mantozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ. Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh? A. CH3­COOH. B. CH3­CH2­OH. C. CH3­NH2. D. NaCl. Câu 5: Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây là của glyxin (axit α­amino axetic)? A. NH2­CH2­CH2­COOH.   B. CH3­CH(CH3)­COOH. C. HOOC­CH2­CH(NH2)­COOH. D. NH2­CH2­COOH. Câu 6: Có bao nhiêu amin đơn chức có công thức phân tử C2H7N? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 7: Dung dịch glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây? A. Na. B. Cu(OH)2. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. NaCl. Câu 8: Chọn phát biểu đúng? A. Chất béo không tan trong nước. B. Chất béo rắn không tan trong nước nhưng chất béo lỏng thường tan nhiều trong nước. C. Thành phần nguyên tố chính của dầu bôi trơn động cơ là C, H và O. D. Chất béo rắn là trieste của glixerol và các axit cacboxylic đơn chức có không quá 5 nguyên tử  cacbon. Câu 9: Khi thay thế một nguyên tử H trong gốc hiđrocacbon của phân tử axit axetic bằng 1 nhóm ­NH2  thì tạo thành hợp chất mới là Trang 18
  19. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 A. một α­amino axit.      B. muối amoni axetat. C. amin bậc 2.  D. một este của axit axetic. Câu 10: Đun hoàn lưu 1 mol metyl fomat (HCOOCH3) với dung dịch chứa 2 mol NaOH (đến khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn), dung dịch thu được chứa các chất tan là A. CH3­COONa và NaOH dư. B. HCOONa và CH3OH. C. CH3COONa và HCOOCH3 dư. D. HCOONa, CH3OH và NaOH dư. Câu 11: Thành phần chính của tơ nitron (tơ olon) là polime được tạo thành từ hợp chất nào sau đây? A. CH2=C(CH3)­COOCH3.       B. C6H5­CH=CH2. C. CH2=CH­Cl. D. CH2=CH­CN. Câu 12: Tơ axetat thuộc loại A. polime thiên nhiên. B. polime bán tổng hợp. C. polime tổng hợp.        D. polime trùng  hợp. Câu 13: Thành phần chính của tơ nilon­6,6 là polime được điều chế từ hexametylenđiamin và axit  ađipic bằng phản ứng A.  trùng hợp.         B. trao đổi. C. đồng trùng ngưng. D. xà phòng hóa. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây trong oxi dư thu được sản phẩm có chứa N2? A. tinh bột. B. cao su Buna. C. peptit. D. chất béo. Câu 15: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch sản phẩm có màu tím là A. tinh bột. B. tetrapeptit. C. anđehit axetic. D. xenlulozơ.  Câu 16: Nếu không may bị bỏng vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ  cứu? A. Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô. B. Lau sạch vôi khô bám rồi rửa bằng nước , sau đó rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%. C. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch xà phòng loãng. D. Lau sạch vôi khô bám rồi rửa bằng dung dịch amoni clorua đậm đặc. Câu 17: Trong thành phần hóa học của polime nào sau đây không có oxi? A. tơ nilon­6. B. tơ nilon­6,6. C. cao su Buna. D. tơ nilon­7. Câu 18: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng nhất? A. Thủy phân hoàn toàn peptit với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chỉ chứa các muối clorua. B. Thủy phân hoàn toàn chất béo với dung dịch NaOH dư, thu được muối và glixerol. C. Tất cả các amin đơn chức, mạch hở đều có số nguyên ttử H là số lẻ. D. Tất cả các trieste của glixerol đều là chất béo. Câu 19: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Ag. B. Cr. C. W. D. Au. Câu 20: Có 4 kim loại K, Mg, Fe,Cu. Thứ tự giảm dần tính khử là A. Cu, K, Mg, Fe.        B. K, Fe, Cu, Mg.        C. K, Mg, Fe, Cu.     D. Mg, K, Cu, Fe. Câu 21: Hợp chất X là 1 amin đơn chức chứa 45,16% nitơ. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thì luôn luôn thu được a mol CO2. B. X là amin no. C. X có thể là amin bậc 2. D. X chỉ có 1 công thức cấu tạo đúng. Câu 22: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly­Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu  được dung dịch X trong đó có chứa 1,13 gam muối kali của glyxin. Giá trị gần nhất với m là A. 2,14. B. 2,15. C. 1,64. D. 1,45. Câu 23: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH  vừa đủ, các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8 gam. Tỉ lệ  nHCCONa:nCH3COONa là A. 2:1. B. 3:4. C. 1:1. D. 3:2. Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam HCOOC2H5 bằng một lượng KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch  sau phản ứng, thu được 8,4 gam muối khan. Giá trị của m là A. 7,4. B. 6,6. C. 11,3. D. 8,8. Trang 19
  20. Tài liệu ôn tâp học kì 1­ Môn Hóa học 12­ năm học  2019 ­ 2020 Câu 25: Thủy phân 324 gam tinh bột thành glucozơ sau đó lên men, khối lượng ancol etylic thu được  là m gam. Nếu xem các quá trình đều đạt hiệu suất 100%. Giá trị của m là A. 90. B. 180. C. 184. D. 360. Câu26: Este X được tạo thành từ etilenglicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số  nguyên tự cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khhi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH  (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là A. 16,5. B. 17,5. C. 15,5. D. 14,5. Câu 27: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala­Ala­Ala­Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48  gam Ala, 32 gam Ala­Ala và 27,72 gam Ala­Ala­Ala. Giá trị của m là A. 90. B. 180. C. 184. D. 360. Câu 28: Để tráng một tấm gương người ta phải dùng 2,7 gam glucozơ, hiệu suất phản ứng đạt 95%.  Số gam bạc bám trên tấm gương là A. 1,7053. B. 3,0780. C. 3,4105. D. 1,5390. Câu 29: Lấy m gam K cho tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra  0,336 lít hỗn hợp N (đkc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra  0,224 lít khí Y (đkc). Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất. Xác định m? A. 6,63 gam.B. 7,8 gam. C. 6,24 gam. D. 12,48 gam. Câu 30: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetyl amin.  Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được  H2O; 0,1mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng  KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 11,2 gam.B. 12,0 gam. C. 16,8 gam. D. 14,0 gam. Đáp án: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (tham khảo) Mã đề thi 02 Câu 1: Benzyl axetat là thành phần của các loại tinh dầu từ hoa nhài, ylang­ylang, tobira. Nó có mùi  thơm ngọt ngào dễ chịu . Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm.  Công thức thu  gọn của benzyl axetat là A. CH3COOCH2C6H5. B. CH3COOC6H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 2: Cacbohiđrat bị thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra sản phẩm glucozơ là A. tristearin. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. xenlulozơ. Câu 3: Glyxin là amino axit A. đa chức.         B. khi hòa tan vào nước tạo thành dung dịch không làm quì tím đổi màu. C. no đơn chức, mạch hở.         D. không có tính lưỡng tính. Câu 4: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng A. oxi hóa. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa. Câu 5: Công thức cấu tạo của alanin là : A. H2NCH2COOH B. CH3­CH(NH2)COOH Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2