intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NHÓM HÓA HỌC Môn: Hóa Học 12 Năm học: 2022 – 2023 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100% (40 câu). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết TT CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC ­ Khái niệm, nhóm chức, công thức tổng quát, danh pháp,  1 ESTE – CHẤT BÉO tính chất hóa học đặc trưng, PTHH tổng quát, điều chế. ­ Khái niệm cacbohiđrat, phân loại. ­   CTPT   của   glucozơ,   fructozơ,   saccarozơ,   xenlulozơ   và  2 CACBOHIĐRAT tinh bột. Đặc điểm CTCT. ­ Tính chất hóa học đặc trưng. ­ Khái niệm, nhóm chức, danh pháp. 3 AMIN – AMINO AXIT ­ Tính chất vật lý; Tính chất hóa học đặc trưng. ­ Khái niệm peptit, liên kết peptit, protein, đặc điểm cấu  4 PEPTIT – PROTEIN tạo. ­ Tính chất hóa học đặc trưng. ­ Khái niệm, phân loại, phương pháp điều chế. 5 POLIME ­ Vật liệu polime. ­ Vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn. ­ Tính chất vật lý, tính chất hóa học kim loại. ­ Dãy điện hóa. 6 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI ­ Sự ăn mòn kim loại (khái niệm sự ăn mòn kim loại, điều  kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học). ­ Điều chế  kim loại (phạm vi điều chế, bản chất, ví dụ  minh họa).
  2. ­   Tên   nguyên  tố,   vị   trí   trong   bảng  tuần  hoàn,   cấu   hình  electron, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế kim  KIM LOẠI KIỀM, KIỀM  7 loại kiềm, kim loại kiềm thổ. THỔ VÀ HỢP CHẤT ­ Hợp chất quan trọng của Ca: CaCO3, CaSO4. ­ Nước cứng. ­ Vị  trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron, tính chất  hóa học của nhôm. 8 NHÔM ­ Tính chất hóa học, điều chế một số hợp chất quan trọng  của nhôm: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm (phèn chua). 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý 2.1. Bài tập lý thuyết cơ bản *Hữu cơ: ­ Gọi tên các hợp chất hữu cơ, viết đồng phân các hợp chất este, amin. ­ Hoàn thành phương trình, sơ  đồ  phản  ứng: este, chất béo, cacbohiđrat, amin, amino axit,   peptit; trùng ngưng, trùng hợp polime. ­ Lý thuyết đếm tổng hợp hữu cơ. *Vô cơ: ­ Viết cấu hình electron, xác định vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn. Xác định số oxi hóa,   tính khử, tính oxi hóa. Hoàn thiện phương trình: Kim loại tác dụng với phi kim, nước, axit,   dung dịch muối,… ­ Lý thuyết đếm tổng hợp vô cơ. 2.2. Bài tập tính toán cơ bản ­ Bài toán thủy phân este, chất béo, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. ­ Bài toán đốt cháy este, chất béo, cacbohiđrat, amin. ­ Bài toán phản ứng tráng bạc của glucozơ, fructozơ. ­ Bài toán phản ứng lên men. ­ Bài toán amin, amino axit tác dụng với dung dịch axit (hoặc dung dịch kiềm). ­ Bài toán kim loại tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng, HNO3 đặc, H2SO4 đặc). ­ Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối. ­ Bài toán kim loại tác dụng với nước. 3. Một số bài tập minh họa: 
  3. Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.          B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Fe. C. Kim loại có tonc cao nhất là Na.                D. Kim loại có khối lượ ng riêng nhỏ  nhất là  Cu. Câu 2: Cho dãy các kim loại: Na; Al; Cu; Fe; Ag. Trong các kim loại trên, số kim loại tác dụng  với dung dịch HCl là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 3: Cho các tơ: xenlulozơ axetat, visco, nitron, nilon­6,6. Trong các tơ trên, số tơ tổng hợp   là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 4:  Cho  dãy  các  chất:  CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2.  Số  chất  trong  dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 5: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Polibutađien. B. Xenlulozơ.   C. Poli(vinyl clorua).     D. Polietilen. Câu 6: Chất nào sau đây là amin? A. CH3COOH. B. CH3COOCH3. C. C2H5OH. D. CH3NH2. Câu 7: Dãy các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là A. Fe2+, Fe3+, Cu2+. B. Cu2+, Fe3+, Fe2+. C. Fe3+, Fe2+, Cu2+. D. Fe2+, Cu2+, Fe3+. Câu 8: Kim loại nào sau đây tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường? A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Na. Câu 9: Cho các phát biểu sau : (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (b) Nước ép của quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Trong tơ tằm có các gốc α­amino axit. (d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. (e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
  4. A.  Xenlulozơ  có cấu trúc mạch phân nhánh.       B.  Trong phân tử  glucozơ  có 2 nhóm ancol  (OH). C. Ở điều kiện thường, saccarozơ là chất rắn.  D. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc. Câu 11: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Fe. B. Mg. C. Ag. D. Al. Câu 12: Thủy phân 0,1 mol CH3COOCH3 bằng dung dịch chứa m gam NaOH vừa đủ. Giá trị  của m là A. 5,6. B. 4,0. C. 2,0. D. 8,0. Câu 13: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. PVC.                        B. PS.                             C. PE.               D. Poli(etylen terephtalat). Câu 14: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị  của m là A. 46,0. B. 23,0. C. 18,4. D. 36,8. Câu 15: Hòa tan hết 3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al 2O3 cần vừa đủ 200 ml dung dịch  Y gồm H2SO4 0,3M và HCl 0,4M, thu được 0,896 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối   trung hòa. Giá trị của m là A. 11,60. B. 11,72. C. 10,72. D. 10,64. Câu 16: Số nhóm amino (–NH2) trong phân tử glyxin là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các este đều dễ tan trong nước và dung môi hữu cơ. B. Dung dịch metylamin làm đổi màu quỳ tím. C. Saccarozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương. D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Câu 18: Dung dịch chất X hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch màu xanh lam. Mặt khác, X  bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit. Chất X là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Protein có phản ứng màu biure. B. Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp lại với nhau.
  5. C. Peptit bị thủy phân trong môi trường bazơ. D. Tất cả các protein đều tan được trong nước tạo dung dịch keo. Câu 20: Dung dịch chứa 0,1 mol glyxin (H2N­CH2­COOH) tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch  HCl 1M. Giá trị của V là A. 150. B. 200. C. 50. D. 100. Câu 21: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Hg. B. Al. C. Ag. D. Cu. Câu 22: Công thức của axit panmitic là A. C15H31COOH. B. C7H15COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH. Câu 23: Thủy phân HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH, thu được muối nào sau đây? A. HCOOH. B. HCOONa. C. C2H5ONa. D. C2H5COONa. Câu 24: Chất nào sau đây là este? A. CH3COOH. B. CH3COONa. C. CH3COOC2H5. D. CH3OH. Câu 25: Một α­ amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho  13,35 gam X tác dụng với HCl (dư), thu được 18,825 gam muối. Chất X là A. valin. B. axit glutamic. C. alanin. D. glyxin. Câu 26: Glucozơ có công thức phân tử là A. C2H6O. B. C6H12O6. C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n. Câu 27: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy  ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2  (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 18,0. B. 15,0. C. 8,5. D. 16,0. Câu 28: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun  nóng, thu được sản phẩm gồm ancol metylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. C2H5OH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. CH3COOH. Câu 29: Chất nào sau đây được cấu tạo bởi 1 gốc α­glucozơ liên kết với 1 gốc β­fructozơ? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Sobitol. Câu 30: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp xenlulozơ và saccarozơ  cần vừa đủ  0,24  mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 3,50. B. 5,40. C. 4,14. D. 2,52.
  6. Câu 31: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Ala­Ala­Gly. B. Gly­Ala. C. Ala­Gly. D. Gly­Gly. Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho thanh Mg vào dung dịch CuCl2. (b) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng. (c) Cho dây Ag vào dung dịch HCl.               (d) Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3. (e) Trộn bột Fe với bột S, rồi đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 33:  Cho dung dịch chứa 0,1 mol glucozơ  tác dụng với lượng dư  AgNO3 trong NH3, thu  được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là A. 5,4. B. 10,8. C. 21,6. D. 32,4. Câu 34: Cacbohiđrat nào sau đây không tan trong nước? A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 35:  Thuỷ  phân tripanmitin có công thức (C15H31COO)3C3H5  trong dung dịch NaOH, thu  được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C15H31COONa. B. HCOONa. C. CH3COONa. D. C17H33COONa. Câu 36: Chất nào sau đây là đipeptit? A. Gly­Ala. B. Gly­Ala­Ala. C. Ala­Gly­Gly. D. Gly­Ala­Gly. Câu 37: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Mg. B. Cu. C. Al. D. K.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2