intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN: KHTN LỚP 6 NĂM HỌC: 2024-2025 A. LÝ THUYẾT 1. Một số lương thực, thực phẩm - Vai trò của lương thực, thực phẩm - Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm - Sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng 2. Hỗn hợp các chất - Chất tinh khiết và hỗn hợp - Dung dịch, huyền phù, nhũ tương. - Sự hoà tan các chất 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp - Nguyên tắc tách chất - Một số cách tách chất: Lắng, gạn và lọc/ Cô cạn/ Chiết. 4. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống - Khái niệm tế bào. Hình dạng và kích thước của tế bào. 5. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào - Cấu tạo tế bào. Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực. - Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật. 6. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào - Sự lớn lên của tế bào, sự sinh sản (phân chia) của tế bào. - Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào 7. Cơ thể sinh vật - Khái niệm cơ thể sinh vật. Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. 8. Tổ chức cơ thể đa bào - Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào. - Từ tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể. B. CÂU HỎI I. Phần trắc nghiệm Câu 1. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mì. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa gạo. Câu 2. Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là A. chất béo. B. protein. C. calcium. D. carbohydrate. Câu 3. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Gạo và rau xanh. Câu 4. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Vitamin. B. Protein (chất đạm). C. Lipit (chất béo). D. Carbohydrate (chất đường, bột). Câu 5. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là: A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần. C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày. Câu 6. Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: A. Rau, quả, thịt, cá... phải mua tươi hoặc ướp lạnh.
  2. B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng. C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 7. Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt ? A. 80oC – 100oC B. 100oC - 115oC C. 100oC - 180oC. D. 50oC - 60oC Câu 8. Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì? A. iodine (iot). B. calcium (canxi). C. phosphorus (photpho). D. zinc (kẽm). Câu 9. Vitamin nào không tan được trong chất béo? A. Vitamin B B. Vitamin A. C. Vitamin D. D. Vitamin K Câu 10. Vitamin tốt cho mắt là A. Vitamin B B. Vitamin A. C. Vitamin D. D. Vitamin K Câu 11. Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng. B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. C. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. Câu 12. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. B. Chẻ nhỏ củi. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt. D. Phơi củi cho thật khô. Câu 13. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Khí tự nhiên. B. Dầu mỏ. C. Than đá. D. Ethanol. Câu 14. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là A. nguyên liệu. B. nhiên liệu. C. vật liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu. Câu 15. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 16. Nhiên liệu hóa thạch A. là nguồn nhiên liệu tái tạo. B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  3. C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước. D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. Câu 17. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch. Câu 18. Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được? A. Thủy điện. B. Năng lượng mặt trời. C. Năng lượng gió D. Than đá Câu 19. Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng? A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng. B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng. C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn. D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng. Câu 20. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết? A. Nước khoáng. B. Nước biển. C. Sodium chloride. D. Gỗ. Câu 21. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được A. Dung dịch. B. Huyền phù. C. Dung môi. D. Nhũ tương. Câu 22. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. Thể của chất. B. Mùi vị của chất. C. Tính chất của chất. D. Số chất tạo nên. Câu 23. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là A. Áo sơ mi. B. Bút chì. C. Viên kim cương. D. Đôi giày. Câu 24. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng? A. Muối ăn. B. Nến. C. Khí carbon dioxide. D. Dầu ăn. Câu 25. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu. B. Nghiền nhỏ muối ăn. C. Đun nóng nước . D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 26. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan? A. Nước mắm. B. Sữa. C. Nước chanh đường. D. Nước đường. Câu 27. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 28. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là
  4. A. Chất tinh khiết. B. Dung dịch. C. Nhũ tương. D. Huyền phù. Câu 29. Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là A. Huyền phù. B. Dung dịch. C. Nhũ tương. D. Chất tan Câu 30. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có A. Kích thước hạt nhỏ hơn. B. Tốc độ rơi nhỏ hơn. C. Khối lượng nhẹ hơn. D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn. Câu 31. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? A. Chiết. B. Dùng máy li tâm. C. Cô cạn. D. Lọc. Câu 32. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt? A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước. B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu. C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc. D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. Câu 33. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước? A. Dùng máy li tâm. B. Cô cạn. C. Chiết. D. Lọc. Câu 34. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì? A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào. B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào. Câu 35. Cho hình ảnh về dụng cụ bên: Theo em, dụng cụ này có thể dùng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây? A. Dầu ăn và nước. B. Bột mì lẫn trong nước. C. Cát lẫn trong nước. D. Rượu và nước. Câu 36. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.
  5. D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. Câu 37. Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc? A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và sắt. C. Đường và muối. D. Giấm và rượu. Câu 38. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là: A. Lọc B. Chưng cất C. Bay hơi D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước. Câu 39. Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây? A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc. C. Dùng nam châm để hút. D. Chiết. Câu 40. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ........ là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định. A. Bào quan. B. Mô. C. Hệ cơ quan. D. Cơ thể. Câu 41. Tế bào nào sau đây quan sát bằng mắt thường. A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào vi khuẩn. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật. Câu 42. Để quan sát những tế bào vô cùng nhỏ ta có thể dùng dụng cụ nào. A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Mắt thường. D. Không cần. Câu 43. Những thành phần nào không phải của tế bào nhân sơ. A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp. Câu 44. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên. Thành phần nào là màng tế bào. A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 45. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”. A. Vì tế bào rất nhỏ bé. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, trao đổi chất,… C. Vì tế bào không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc. Câu 46. Chức năng của màng tế bào là A. Nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. B. Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào. C. Trung tâm kiểm soát hầu hết hoạt động sống tế bào. D. Chứa vật chất di truyền. Câu 47. Thành phần cấu tạo nào không là đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
  6. A. Nhân hoặc vùng nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Màng nhân. Câu 48. Các hoạt động như hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng và tạo ra các chất để tăng cường diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Màng tế bào. B. Nhân tế bào. C. Tế bào chất. D. Vùng nhân. Câu 49. Cơ thể nào sau đây là đơn bào? A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua. Câu 50. Quá trình sinh sản ở cơ thể là gì? A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. C. Quá trình tạo ra con non. D. Quá trình lấy thức ăn và nước. Câu 51. Sinh vật không có cấu tạo đơn bào là: A. trùng biến hình. B. trùng roi. C. cá chép. D. trùng giày. Câu 52. Vật nào dưới đây không phải là cơ thể sống? A. Cây dừa. B. Con cá. C. Một hạt đậu đang nảy mầm. D. Một thân cây mục. Câu 53. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là. A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Câu 54. Mô nào có ở động vật, không có ở thực vật? A. Mô thần kinh. B. Mô cơ bản. C. Mô phân sinh. D. Mô dẫn. Câu 55. Đâu là một ví dụ về cơ quan trong cơ thể người? A. Mô liên kết. B. Dạ dày. C. Hồng cầu. D. Nơ-ron. Câu 56. Trong cấp độ tổ chức của cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất? A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Mô. Câu 57. Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết,…) điều này chứng tỏ cơ thể A. Là hệ mở. B. Có khả năng điều chỉnh. C. Là một thể thống nhất. D. Có mối quan hệ từ thấp đến cao. Câu 58. Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra được gọi là quá trình A. Hô hấp. B. Bài tiết. C. Sinh sản. D. Tiêu hóa. Câu 59. Khi ta đánh răng, có hàng trăm tế bào chết bị thải ra, vậy cơ thể sẽ bù đắp lượng tế bào được thải ra này bằng cách nào? A. Lấy tế bào từ cơ quan khác để thay thế cho tế bào bị chết đi.
  7. B. Các tế bào trong khoang miệng phân chia để tạo tế bào mới thay thế. C. Không có lượng tế bào nào để thay thế. D. Các tế bào còn lại sẽ phát triển to lên để thay thế. Câu 60. Hiện tượng nào sau đây có sự tham gia của quá trình phân chia tế bào? A. Trâu ăn cỏ. B. Cá bơi về phía thức ăn. C. Ngọn mía cắm xuống đất mọc thành cây mía. D. Cây mùng tơi bị ngắt ngang thân sẽ chảy nhựa ở chỗ ngắt. Câu 61. Vì sao thằn lằn khi đứt đuôi, đuôi có thể tự tái sinh? A. Nhờ sự lớn lên của tế bào. B. Nhờ quá trình phân chia tế bào. C. Nhờ các đuôi nhỏ nằm bên trong cơ thể. D. Nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào. Câu 62. Sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền được chứa trong vùng nhân? A. Tế bào gan. B. Vi khuẩn E.coli. C. Tế bào biểu bì lá cây. D. Tế bào lông hút. II. Phần tự luận Câu 1. Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải. Cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào Ví dụ 1. Mô A. Ngựa vằn 2. Cơ thể B. Mô cơ trơn 3. Tế bào C. Tế bào cơ. 4. Hệ cơ quan D. Dạ dày 5. Cơ quan E. Hệ tiêu hoá Câu 2. Em hãy trình bày các thành phần cấu tạo tế bào. Trình bày điểm khác nhau và giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Câu 3. Trình bày đặc điểm về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và thực vật? Câu 4. Em hãy nêu sự khác biệt giữa sinh vật đơn bào và đa bào? ……………………………………….. Hết…………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2