intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. UBND TP VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A NỘI DUNG ÔN TẬP TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 15 SGK * PHẦN TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Khối lượng nguyên tử là A. Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị gam. B. Khối lượng của một nguyên tố tính bằng đơn vị amu. C. Khối lượng của nhiều nguyên tử tính bằng đơn vị amu. D. Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị amu. Câu 2. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Cl là (20 nguyên tố đầu tiên) A. Chlorine. B. Calcium. C. Carbon. D. Sodium Câu 3. Nguyên tố hoá học là tập hợp nguyên tử cùng loại có …. A. cùng số neutron trong hạt nhân. B. cùng số proton trong hạt nhân. C. cùng số electron trong hạt nhân. D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân. Câu 4. Chất thuộc hợp chất hóa học là: A. O2. B. N2. C. H2. D. CO2. Câu 5. Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại. Câu 6. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết A. cộng hóa trị. B. ion. C. phi kim. D. kim loại. Câu 7. Đơn chất là chất được tạo nên từ A. một nguyên tố hóa học. B. hai nguyên tố hóa học. C. ba nguyên tố hóa học. D. hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Câu 8. Phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là A. một hợp chất. B. một đơn chất. C. một hỗn hợp. D. một nguyên tố hóa học. Câu 9: Thành phần theo khối lượng của khí X là: 30,43% N và 69,57% O. Khối lượng phân tử của khí X là 46 amu. Công thức hóa học của hợp chất X là: (Biết: N =14; O =16) A. N2O. B. N2O3. C. NO. D. NO2. Câu 10. Độ lớn của tốc độ cho biết: A. Quỹ đạo của chuyển động. B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
  2. C. Mức độ nhanh hay chậm của tốc độ. D. Dạng đường đi của chuyển động. Câu 11: Muốn xác định tốc độ chuyển động của một vật, ta phải biết những gì A. Quãng đường vật đi được và hướng chuyển động của vật. B. Quãng đường vật đi được và thời điểm vật xuất phát. C. Quãng đường vật đi được và thời gian vật đi hết quãng đường đó. D. Thời điểm xuất phát và hướng chuyển động của vật. Câu 12: Cảnh sát giao thông thường sử dụng thiết bị gì để xác định tốc độ của các phương tiện đang lưu thông trên đường? A. Đồng hồ bấm giây. B. Cổng quang điện. C. Thiết bị cảm biến chuyển động. D. Thiết bị “bắn tốc độ”. Câu 13: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó? A.Tay bác bảo vệ gõ trống B.Dùi trống C.Mặt trống D.Không khí xung quanh trông Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Nguồn âm là gì? A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh B. Là những vật phát ra âm thanh C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 15: Tại sao ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét? A. Vì tia chớp có trước tiếng sét B. Vì ta nhìn tia chớp theo đường thẳng C. Vì mắt nhìn nhanh hơn tai nghe D. Vì tốc độ truyền âm trong không khí chậm hơn tốc độ ánh sáng Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Tốc độ âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn B. Tốc độ âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn C. Tốc độ âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí D. Tốc độ âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn Câu 17 : Vì sao âm thanh không thể truyền qua chân không? A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không D. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất Câu 18 : Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn B. Khi vật dao động chậm hơn C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Khi tần số dao động lớn hơn Câu 19: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp. C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ. Câu 20: Tần số là gì?
  3. A. Tần số là số dao động trong một giờ. B. Tần số là số dao động trong một phút. C. Tần số là số dao động trong một giây. D. Tần số là số dao động trong một thời gian nhất định. Câu 21: Chọn câu đúng. A. Tai người nghe được âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz B. Tai người nghe được âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz. C. Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000Hz. D. Tai người nghe được tất cả các loại âm thanh. Câu 22: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ B. Khi âm phát ra đến gần như cùng một lúc với âm phản xạ C. Khi âm trực tiếp cách âm phản xạ ít nhất 1/15s D. Khi chỉ nghe thấy tiếng phản xạ lại Câu 23: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt nhất? A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt gương D. Đệm cao su Câu 24: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề. B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng. C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn. D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn. Câu 25: Biên độ dao động là A. độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng. B. độ lệch của vật so với vị trí cân bằng. C. số dao động thực hiện được. D. số dao động thực hiện được trong một giây. Câu 26. Khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thì năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? A. Điện Năng B. Cơ năng C. Nhiệt năng D. Năng lượng âm
  4. Câu 27. Pin mặt trời biến đổi năng lượng ánh sáng thành dạng Năng lượng nào? A. Điện năng B. Nhiệt năng C. Quang năng D. Năng lượng âm Câu 28. Có mấy loại chùm sáng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29 . Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta sử dụng: A. chùm sáng song song B. chùm sáng hội tụ C. chùm sáng phân kì D. tia sáng Câu 30. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau nhằm mục đích: A. Các vị trí đều đủ độ sáng cần thiết. B. Học sinh không bị loá khi nhìn lên bảng. C. Tránh bóng đen và bóng mờ của người hoặc và tay. D. Cả A, B và C đều đúng. II. TỰ LUẬN Câu 1: Thành phần chính của bột thạch cao là calcium sulfate (CaSO4) a. Xác định phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất trên? b. Hãy cho biết trong phân tử hợp chất trên, nguyên tố nào có phần trăm (%) lớn nhất? Câu 2: Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các chất trong các trường hợp sau: a. Al và O. b. Mg và O c. Al và OH Câu 3: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này. Bảng ghi số liệu quãng đường s và thời gian t của người đi bộ. t (h) 0 0,5 1,0 1,5 2,0 s (km) 0 2,5 5,0 7,5 10 Câu 4: a, Nữ vận động viên Việt Nam - Lê Tú Chinh đoạt huy chương vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.
  5. b, Bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km. Tính thời gian đi và thời điểm đến siêu thị của bạn đó. Biết bạn A khởi hành lúc 8h30 phút. Câu 5: a, Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ “sét đánh” là bao nhiêu không? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. b, Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432m và áp một tai đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2s. Xác định tốc độ truyền âm trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6100m/s. Câu 6: a) Khi chúng ta phơi quần áo. Năng lượng ánh sáng đã được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào để làm khô quần áo? b) Giải thích tại sao trong các phòng mổ ở bệnh viện thường dùng một hệ thống rất nhiều đèn chứ không dùng một đèn có công suất lớn? HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2