intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em hệ thống và nắm vững kiến thức môn học chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên để ôn tập và rèn luyện những kỹ năng cơ bản. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên

  1. TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 10 (NĂM HỌC 2018 ­ 2019) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. BÀI 5: Trung Quốc thời phong kiến. BÀI 6, BÀI 7: Ấn Độ thời phong kiến. BÀI 8: Đông Nam Á thời phong kiến. Số lượng : 24 câu ( 6 điểm). II. PHẦN TỰ LUẬN:   BÀI  9:  + Tiến trình lịch sử của vương quốc Campuchia.Tiến trình lịch sử của vương quốc Lào.  + Thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia, vương quốc Lào.  BÀI 10:  + Lãnh địa phong kiến Tây Âu: khái niệm; đặc điểm kinh tế, chính trị trong lãnh địa; đời sống  của lãnh chúa và nông nô . + Thành thị  trung đại Tây Âu: nguyên nhân ra đời, các loại thành thị; Hoạt động kinh tế  và   chính trị trong thành thị; Vai trò của thành thị. Số lượng: 2 câu (4 điểm). GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO. Câu 1: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tần­ Hán, quan lại là người có nhiều ruộng   đất tư trở thành A. địa chủ.   B. lãnh chúa.   C. quý tộc. D. vua chuyên chế. Câu 2: Dưới thời Minh­ Thanh, chế độ phong kiến Trung Quốc A. được hình thành và xác lập. B. suy yếu, khủng hoảng 1
  2. C. được củng cố và kiện toàn. D. phát triển đỉnh cao. Câu 3: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là A. Thời kì Gupsta (319 – 606).      B. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III). C. Thời kì Hácsa (606 – 647).D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN  đến thế kỉ VII). Câu 4: Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào? A. Thời vua Asôca. B. Vương triều Hácsa.  C. Vương triều Gúpta. D. Thời vua Bimbisara. Câu 5: ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là A. tôn giáo. B. tôn giáo và chữ viết. C. chữ viết. D. kiến trúc. Câu 6: Trong đời sống tư tưởng, tôn giáo thời Đường, thịnh hành nhất là A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Đạo giáo. Câu 7:  Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ  nhà Tần trong lịch sử  chế  độ  phong kiến Trung   Quốc? A. Khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo.    B. Khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo. C. Khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo.  D. Khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo. Câu 8: Dưới thời nhà Đường, các hoàng đế  cử  người thân tín, hoặc các công thần coi giữ các  vùng biên cương và đặt cho họ chức gì? A. Thừa tướng. B. Thái thú. C. Tiết độ sứ. D. Huyện lệnh. Câu 9: Đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách đối nội của nhà Thanh thời phong kiến ở Trung   Quốc là A. thi hành chính sách đồng hóa.      B. thi hành chính sách áp bức dân tộc. C. thi hành chính sách tiến bộ.         D. thi hành chính sách “ Bế quan tỏa cảng” 2
  3. Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự   ở   Ấn   Độ là gì? A. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn hóa ở Ấn Độ. B. Tạo điều kiện cho một nền văn học cổ phát triển rực rỡ. C. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ. D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển. Câu 11: Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là A. chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc               B. sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa  nông dân C. chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương  Tây D. sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực Câu 12: Thành phần nào không phải là kết quả  do sự  phân hóa của giai cấp nông dân dưới  thời Tần mà ra? A. Nông nô. B. Một bộ phận giàu có. C. Nông dân tự canh. D. Nông dân lĩnh canh. Câu 13: Văn hoá ĐNA ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá nước nào? A. Trung Quốc B. Triều Tiên. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 14: Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn – là vị  vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ? A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng. B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo. C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế. D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ. Câu 15: Trong nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến, nổi bật nhất là thành tựu về 3
  4. A. các phát minh kĩ thuật. B. sử học. C. khoa học. D. văn học. Câu 16: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như  thế nào? A. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. B. Nông dân bị phân hóa. C. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện. D. Giai cấp địa chủ xuất hiện. Câu 17: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông  Nam Á? A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm và sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong  kiến mỗi nước. B. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm. C. Từ sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước. D. Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á. Câu 18: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì? A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ Câu 19: Vương triều Hồi giáo Đê­li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuế  nào  sau đây? A. Thuế ngoại đạo. B. Thuế đất. C. Thuế thủy lợi. D. Thuế đinh. Câu 20: Thời kì  nhà Đường có vị trí như thế nào trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc? A. Đưa chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao.   B. Củng cố, kiện toàn chế độ phong kiến. C. Xác lập chế độ phong kiến.                 D. Làm cho chế độ phong kiến suy vong, sụp đổ. 4
  5. Câu 21: Dưới sự trị vì của mình, A­cơ­ba (1556­1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ, đó  là những biện pháp gì? A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn  hóa. B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế. C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo. D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Câu 22: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xây dựng trên thiết chế nhà nước theo mô hình A. dân chủ B. cộng hòa C. quân chủ lập hiến. D. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Câu 23: Khởi đầu cho sự hình thành và xác lập chế độ PK ở Trung Quốc là triều đại nào? A. Nhà Thanh. B. Nhà Tần. C. Nhà Hán. D. Nhà Đường. Câu 24: Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ A. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo         B. Thống nhất miền Bắc Ấn  Độ C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ D. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ  để  xây dựng chế độ  quân  chủ chuyên chế tập quyền? A. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành  lập 6 bộ (Lại, Hộ,Lễ, Binh, Hình, Công) C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại                   D. Chia đất nước thành các tỉnh 5
  6. Câu 26: Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lính canh dưới thời  Tần? A. Tài sản nói chung. B. Ruộng đất. C. Vàng bạc. D. Công cụ sở hữu. Câu 27: Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của tình hình Trung Quốc cuối thời Tần và   cuối thời Hán? A. Các thế lực cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau. B. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, nông dân khắp nơi nổi dậy đấu tranh. C. Nạn ngoại xâm.                               D. Các triều Tần, Hán suy yếu rồi sụp đổ. Câu 28: Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy hoàng lên ngôi  và tự xưng là A. Đại đế B. Vương C. Hoàng đế D. Thiên tử Câu 29: Nền văn hóa của các quốc gia ĐNA được hình thành gắn với yếu tố khách quan nào? A. Quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”.                B. Sự đặc sắc của văn hóa bản địa. C. Việc du nhập nền văn hóa Ấn Độ.                          D. Sự hình thành nền kinh tế nông nghiệp  lúa nước. Câu 30: Cống hiến lớn nhất của nhân dân Trung Quốc cho nền văn minh thế giới là A. sử học.                             B. văn học.                     C. các phát minh kĩ thuật.                D.  khoa học. Câu 31: Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ VII là A. Nước Pa­la ở vùng Đông bắc và nước Pa­la­va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn cả ảnh  hưởng mạnh. B. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài C. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái văn hóa  riêng của mình. D. Văn hóa Ấn Độ mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là ĐNA. Câu 32: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là 6
  7. A. quý tộc bóc lột nông dân công xã. B. địa chủ bóc lột nông dân tự canh. C. lãnh chúa bóc lột nông nô. D. địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh. Câu 33: Tự coi mình là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối quyết định mọi vấn đề của đất   nước, trong chế độ phong kiến Trung Quốc, người đó được gọi là A. Thiên tử. B. Lãnh chúa. C. Vua. D. Hoàng đế. Câu 34: Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. buôn bán đường biển. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 35: Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì? A. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.             B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện. C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài. D. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn. Câu 36: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A. Tôn giáo (Phật giáo và Hin­đu giáo).                      B. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn. C. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phật. D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái. Câu 37: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên. B. Thế kỉ VII – thế kỉ X. C. Thế kỉ X – thế kỉ XIII. D. Thế kỉ XIII. Câu 38:  Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc  Ấn Độ, mở  ra một thời kì  phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là A. Vương triều Hậu Gúpta. B. Vương triều Gúp ta. C. Vương triều Hácsa. D. Vương triều Hooig giáo Đê li. 7
  8. Câu 39: Cư dân ĐNA tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ sớm nhất? A. Tất cả các tôn giáo trên. B. Phật giáo. C. Bà la môn, Hin đu giáo. D. Hin đu giáo. Câu 40: Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup­ta ở Ấn Độ là gì? A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao B. Vương triều Gup­ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ     D. Đạo phật phát triền mạnh  dưới thời Gup­ta Câu 41: Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần? A. Nông dân lĩnh canh. B. Lãnh chúa. C. Địa chủ. D. Nông dân tự canh. Câu 42: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại? A. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân  tộc ĐNA. B. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.                  C. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn  giáo. D. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài trong đó  có nhiều giá trị vĩnh cửu. Câu 43: Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ  là. A. Đền. B. Chùa hang. C. Tượng Phật. D. Chùa. Câu 44: Đạo Hinđu­ một tôn giáo lớn ở Ấn Độ – được hình thành trên cơ sở nào? A. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ. B. Giáo lí của đạo Phật. C. Giáo lí của đạo Hồi. D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ. Câu 45: Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào? A. Mông Cổ. B. Thanh. C. Nguyên. D. Kim. 8
  9. Câu 46: Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình  và phát triển A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo). B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực  rỡ. C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo. D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa  phương Tây. Câu 47: Vì sao đầu thế kỉ VII,  Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán? A. Do văn hóa đa dạng và nhiều tôn giáo cùng phát triển.           B. Do chính quyền trung ương  suy yếu. C. Do mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện và sắc thái riêng.              D. Do ngoại bang xâm lăng. Câu 48: Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là A. Đông Nam Á. B. Tây Á. C. Bắc Á. D. Trung Á. Câu 49: Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đêli là A. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ Hồi giáo được truyền bá  sang vùng Đông Nam Á B. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều  của người Ấn Độ. C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á. D. Diễn ra sự phát hiện lẫn nhau giữa 2 nền văn hóa Ấn Độ giáo và  Arập Hồi giáo. Câu 50: Thời kì Tần­ Hán có vị trí như thế nào trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc? A. Đưa chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. B. Xác lập chế độ phong kiến. C. Làm cho chế độ phong kiến suy vong, sụp đổ. D. Củng cố, kiện toàn chế độ phong kiến. Câu 51: Điểm khác của vương triều Môgôn so với vương triều Hồi giáo Đêli là gì? A. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ. 9
  10. B. Là vương triều theo Hồi giáo.                     C. Là vương triều ngoại tộc. D. Xây dựng và củng cố đất nước theo hướng “Ấn Độ hóa”. Câu 52: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tần­ Hán, những nông dân công xã nghèo,  không có hoặc có rất ít ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy gọi là A. nông dân công xã. B. lệ nông. C. tá điền. D. nông dân lĩnh canh. Câu 53: Dưới thời nhà Đường, nhà nước lấy đất công và ruộng đất bỏ  hoang chia cho nông  dân, gọi là A. chế độ ngụ binh ư nông. B. chế độ quân điền. C. chế độ điền trang thái ấp. D. chế độ khoán hộ. Câu 54: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á? A. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa                            B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện C. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc  chuyên làm nghề buôn bán đường biển D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và  Trung Quốc Câu 55: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á A. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau                B. Các quốc gia nhỏ, phân tán  trên địa bàn hẹp C. Hình thành tương đối sớm                        D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ  phương Bắc xuống Câu 56: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là A. Âu Lạc, Phù Nam B. Champa, Phù Nam C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp D. Âu Lạc, Champa, Phù Nam Câu 57: Giữ vai trò quan trọng và là cơ sở lí luận, tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc  là A. Đạo giáo. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. 10
  11. Câu 58: Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là A. Thế kỉ XV – thế kỉ XVIII. B. Thế kỉ X – thế kỉ XIII. C. Thế kỉ X – thế kỉ XVIII. D. Thế kỉ XIII – thế kỉ XVIII. Câu 59: Ông vua thuộc vương triều Magađa, nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ A. Sítđáchính trịa (sau trở thành Phật tổ). B. Gúpta. C. Bimbisara (bạn của Phật tổ). D. Asôca. Câu 60: Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch   sử Việt Nam? A. Thời kì tiền Văn Lang – Âu Lạc. B. Thời nhà nước Văn Lang. C. Thời Bắc thuộc. D. Cuối thời Văn Lang và thời Âu lạc.                                                   ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2