intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng với 2 phần nội dung. Phần 1 là phần khái quát kiến thức trọng tâm của học kì 1, phần 2 là phần các câu hỏi thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN LICḤ SỬ 10 BÀI 5 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN I. NỘI DUNG CƠ BẢN CÂN NẮM ̀ 1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc: - Sự phát triển của sản xuất cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dẫn đến sự chuyển biến về xã hội, hình thành các giai cấp mới: Địa chủ và nông dân. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần. 2. Những nét chính về quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc qua các triều đại: Tần, Hán, Đường, Minh, Thanh. - Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thuỷ Hoàng chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập ( 221 TCN – 206 TCN) - Lưu Bang lập ra Nhà Hán 206 TCN- 220 - Sau Nhà Hán, Trung Quốc lâm vào tình trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp được loạn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra Nhà đường (618 - 907). - Nhà Minh thành lập (1368 - 1644), người sáng lập là chu Nguyên Chương. - Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911. 3. Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hôi: a. Chính trị * Bộ máy nhà nước hình thành qua các triều đại: Tần –Hán; Đường; Minh - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán + Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý đứng đầu các quan văn, võ. + Ở địa phương: Chia thành các quận, huyện. Quan thái thú và Huyện lệnh. (Tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử). - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đường + Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương + Cử người thân tín cai quản các địa phương - chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương + Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương). - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh + Boä maùy Nhaø nöôùc phong kieán ngaøy caøng taäp quyeàn. Quyeàn löïc taäp trung trong tay nhaø vua. + Boû chöùc Thöøa töôùng, Thaùi uyù, giuùp vieäc cho vua laø 6 boä, vua taäp trung moïi quyeàn haønh trong tay, tröïc tieáp chæ huy quaân ñoäi. * Chính sách đối ngoại qua các triều đại phong kiến: - Chính sách xâm lược của nhà Tần - Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ. - Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược: Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam… - Nhà Minh – Thanh: + Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề. + Nhà Thanh thi hành chính sách "bế quan toả cảng". b. Sự phát triển kinh tế * Nhà Đường: Kinh tế phát triển tương đối toàn diện - Nông nghiệp: 1
  2. + Giảm tô thuế, bớt sưu dịch, lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền + Khi nhận ruộng nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu + Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống … => năng suất tăng. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp: phát triển thịnh đạt + Có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền + Các tuyến đường giao thông hình thành, 2 con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền * Nhà Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống qhsx TBCN - Nông nghiệp: kĩ thuật gieo mạ, trồng mía... - Thủ công nghiệp: xuất hiện các xưởng thủ công (đồ gốm), quan hệ chủ - thợ (người làm thuê) - Thương nghiệp: phát triển, các thương nhân đem hàng hóa đi trao đổi khắp trong và ngoài nước. Thành thị mở rộng và phồn thịnh (Bắc Kinh, Nam Kinh) c. Tình hình xã hội: - Thời kì đầu khi chế độ phong kiến và các triều đại phong kiến mới hình thành: Xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. - Cuối các triều đại phong kiến giai cấp thống trị tăng cường bóc lột nhân dân, tô thuế nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực => Mâu thuẫn xã hội gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ theo chu kì làm sụp đổ các triều đại phong kiến dẫn đến sự ra đời của các triều đại phong kiến khác. 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến a. Tư tưởng, tôn giáo: * Nho giáo: - Người sáng lập: Khổng Tử - Nội dung: Với quan niệm về vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. - Vai trò: Có vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, là cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Về sau Nho giáo càng trở lên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội. * Phật giáo: Thịnh hành nhất là thời Đường. - Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày càng nhiều - Nhà vua cho xây chùa, tạc tượng...cử thêm các nhà sư sang Ấn Độ tìm hiểu về đạo Phật b. Sử học: - Thời Tây Hán, Sử học trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập + Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên +Thời Đường: Sử quán được thành lập. + Thời Minh – Thanh: Sử học được quan tâm xuất hiện nhiều tác phẩm Lịch sử như Minh sử, Minh thực lục... c. Văn học: Là 1 trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc - Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị - Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh – Thanh: Thuỷ Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần... d. Khoa học – kĩ thuật: - Khoa học đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực: Toán học, Thiên văn học, Y dược - Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng - Kiến trúc: Vạn Lí Trường Thành, Cố cung Bắc Kinh, các bức tượng Phật sinh động... B. CÂU HỎI: Câu 1: Nêu sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc? 2
  3. Câu 2: Nêu những biểu hiện về sự phát triển kinh tế dưới các triều đại Đường, Minh – Thanh? Câu 3: Nêu những thành tựu của văn hóa TQ thời PK? Câu 4: Nền kinh tế dưới thời Minh có điểm gì mới? Tại sao nền kinh tế TBCN lại không phát triển ở Trung Quốc? Câu 5: Hậu quả trong chính sách cai trị của nhà Thanh? Câu 6: Nền văn hóa Trung Quốc đã đóng góp gì cho nền văn minh nhân loại? Chú ý: Có câu hỏi nâng cao, mở rô ̣ng liên quan đế n kiế n thức đã ho ̣c Bài 7 SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ I. NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li - Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. - Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li. - Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. - Về tôn giáo: Thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo. - Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. - Về kiến trúc: Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới. - Vị trí của vương triều Đê-li: + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. + Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á. 3. Vương triều Hồi giáo Mô gôn. - Nguồn gốc: Người Hồi Giáo gốc Mông Cổ ở Trung Á. - Hoàn cảnh ra đời: Năm 1398 thủ lĩnh - Vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra Vương triều Mô-gôn. - Chính trị: + Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hoá xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua Acơba (1556 - 1605). Nội dung của chính sách A- cơ – ba (sgk). + Giai đoạn sau các ông vua thực hiện chính sách chuyên quyền độc đoán, hà khắc. - Suy yếu và hậu quả: Do chính sách cai trị độc đoán, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, bị Anh xâm lược gữa thế kỉ XIX B. CÂU HỎI: Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của vương triều hồi giáo Đê – li và Mô – gôn? Câu 2: Nêu chính sách cai trị của vương triều Đê – li và Mô – gôn? Câu 3: So sánh chính sách cai trị giữa hai vương triều Đê – li và Mô – gôn? Câu 4: Vài trò của vương triều hồi giáo Đê – li đối với lịch sử Ấn Độ? Câu 5: Tác động của những chính sách của vua A – cơ- ba đối với sự phát triển của Ấn Độ? Chú ý: Có câu hỏi nâng cao, mở rô ̣ng liên quan đế n kiế n thức đã ho ̣c 3
  4. Bài 8 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á I. NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á a. Cơ sở hình thành - Điều kiện tự nhiên: Địa hình phân bổ rộng nhưng chia cắt, có điều kiện tự nhiên ưu đãi - gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác. - Trình độ kĩ thuật: đầu công nguyên công cụ lao động bằng sắt ra đời. - Điều kiện kinh tế: + Đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát + Việc buôn bán đường biển rất phát đạt - Văn hóa: Ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn và Trung hoa b. sự hình thành - 10 thế kỷ đầu sau Công Nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ như Champa, Phù Nam, các vương quốc hạ lưu sông Mê Nam, đảo In đô nê xi a. - Các quốc gia này tranh chấp lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ, từ đó hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này. 2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á * Hình thành: + Thời gian: Từ thế kỉ VII đến X + Đặc điểm: Lấy một bộ tộc đông dân, phát triển làm nòng cốt quốc gia phong kiến dân tộc. * Phát triển: - Thời gian:Từ khoảng nữa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII - Biểu hiện: + Kinh tế, cung cấp một lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải đồ sứ, chế phẩm kim khí …), nhất là sản phẩm thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên Thế giới đến buôn bán. + Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. + Văn hoá, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình với những nét độc đáo. * Suy yếu: Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á, bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản Phương Tây. B. CÂU HỎI: Câu 1: Trình bày điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA? Câu 2: Nêu sự hình thành và phát triển, suy thoái của các quốc gia PK ĐNA? Câu 3: Thế nào là quốc gia phong kiến dân tộc? ví dụ? Câu 4: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á thế kỉ X – nữa sau tk XVIII được biểu hiện như thế nào? Câu 5: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực? Chú ý: Có câu hỏi nâng cao, mở rô ̣ng liên quan đế n kiế n thức đã ho ̣c 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0