Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Trần Văn Quan
lượt xem 3
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Trần Văn Quan để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Trần Văn Quan
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỬ HỌC KÌ I I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 a.Tình hình nước Nga trước cách mạng Về chính trị: + Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni cô lai II + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. Về xã hội: Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. > Nước Nga đang tiến sát tới một cuộc cách mạng b. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười * Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pêtơrôgơrát. Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Lãnh đạo là Đảng Bônsêvích Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân. Kết quả + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. + Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính được thành lập + Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. + Nga trở thành nước Cộng hoà Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. * Cách mạng tháng Mười Nga 1917 Hoàn cảnh + Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: . Chính phủ lâm thời (tư sản) . Xô viết đại biểu (vô sản) . Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên cục diện không thể kéo dài. + Trước tình hình đó Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch lật đổ chính phủ tư sản lâm thời + Tháng 4/1917, Lênin đã thông qua Đảng Bônsêvích bản Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Diễn biến khởi nghĩa + Đêm 24/10/1917, cuộc khởi nghĩa bắt đầu, các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô + Đêm 25/10 quân khởi nghĩa tấn công cung điện Mùa Đông, Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt >Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi. + Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
- Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa II. Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết 1. Xây dựng chính quyền Xô viết Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới Chính sách của chính quyền Xô viết: + thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất + Xoá bỏ đẳng cấp, và đặc quyền của giáo hội. + Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết . + Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng. + Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa: Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân, khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu. 2. Bảo vệ chính quyền Xô viết Hoàn cảnh lịch sử: + Cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết. + Để chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền Xô viết non trẻ, đầu 1919 Lê Nin đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”. Nội dung của chính sách: + Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp + Trưng thu lương thực thừa của nông dân + Thi hành chế độ cưỡng bức lao động. + Ban hành lệnh tổng động viên trong quân đội Tác dụng: Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi cuộc tấn công của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ. III. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga : Với nước Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra cho lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột. Người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới chế độ xã hội chủ nghĩa, Với thế giới Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Bài 10. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 1941) I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 1925) 1. Chính sách kinh tế mới
- * Hoàn cảnh lịch sử Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. Tình hình chính trị không ổn định: Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi. Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, đã kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình. > Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lênin đề xướng. * Nội dung Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực Công nghiệp: + Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. + Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ dưới 20 công nhân. + Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. + Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương Thương nghiệp, tiền tệ: + Thương nhân được tự do buôn bán + Mở lại các chợ, đẩy mạnh trao đổi giữa thành thị và nông thôn + Năm 1924, Liên Xô phát hành đồng Rúp > Thực chất của chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát * Ý nghĩa Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế. Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa. BÀI 11. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (19181939) 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước VecxaiOasinhtơn Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (19191920) và Oasinhtơn (19211922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống VécxaiOasinhtơn. Với hệ thống VécxaiOasinhtơn, một trật tự thế giới mới được thiết lập, phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời, ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh. Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên. 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 1933 và hậu quả của nó * Nguyên nhân Trong những năm 1924 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu
- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932 * Hậu quả Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ. Về chính trị xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. Về quan hệ quốc tế: Để cứu vãn tình thế, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa phải xem xét lại con đường phát triển của mình +Các nước Mĩ, Anh, Pháp: tiến hành cải cách kinh tế xã hội một cách ôn hòa + Các nước Đức, Italia, Nhật Bản: thiết lập hình thức thống trị mới chế độ độc tài phát xít > Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp.Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn