intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phan Chu Trinh

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phan Chu Trinh sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích giúp các em hệ thống kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài tập và trả lời câu hỏi để bài thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phan Chu Trinh

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I MÔN LỊCH SỬ LỚP 7  NĂM HỌC 2019­2020 Phần trắc nghiệm khách quan  A. Hãy nối các nhân vật lịch sử (cột A) sao cho phù hợp với sự kiện tương ứng (cột B);  Nhân vật lịch sử (Cột A)            Sự kiện (Cột B) 1. Trần Quốc Toản A. đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”. 2. Các cụ phụ lão B. bóp nát quả cam mà không biết. 3. Lý Thường Kiệt C. đồng thanh hô “quyết đánh”. 4. Các quân sĩ D. cho người vào một ngôi đền trên bờ sông, ngâm  vang bài thơ thần bất hủ: “Nam Quốc Sơn Hà”. B. Hãy khoanh tròn đáp án câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích  A. đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C. đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. Câu 2. Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò là do A. đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. trâu, bò là động vật quý hiếm. C. trâu, bò là động vật linh thiêng. D. để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 3. Cấm quân là A. quân phòng vệ biên giới.  B. quân phòng vệ các lộ. C. quân phòng vệ các phủ. D. quân bảo vệ vua và kinh thành. Câu 4. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách  A. tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. B. thương lượng, đề nghị giảng hòa. C. kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. D. đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 5. Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích A. thăm hỏi nông dân.            B. đẩy mạnh khai khẩn đất hoang. C. chia ruộng đất cho nông dân. D. khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp. Câu 6. Điền trang là  A. đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có. B. đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có. C. đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có. D. là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy. Câu 7. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ  A. phong kiến phân quyền. B. trung ương tập quyền. C. vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D. vua nắm quyền tuyệt đối. 
  2. Câu 8. Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua  Trần là A. trả lại thư ngay.  B. tỏ thái độ giảng hòa. C. bắt giam sứ giả vào ngục.     D. chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. Câu 9. Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến   chống quân Mông ­ Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông ­ Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ  quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 10. Nhà giáo tiêu biểu nhất thời Trần là A. Chu Văn An.  B. Trương Hán Siêu. C. Đoàn Nhữ Hài.  D. Trần Quốc Tuấn. Câu 11. Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ  A. kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. B. chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến. C. cho sứ giả của mình sang giảng hòa. D. đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải. Câu 12. Ý nghĩa của quốc hiệu “Đại Ngu” mà Hồ Quý Ly dùng là A. ước vọng giàu có.                         B. ước vọng mở rộng lãnh thổ. C. ước vọng về một sự bình yên rộng lớn.          D. ước vọng đánh thắng giặc. Câu 13.  Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (4/1288) là  A. thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn. B. thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần. C. đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. D. vừa thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần, tài năng lãnh đạo của  Trần Quốc Tuấn, vừa đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. Câu 14. Một chế độ đặc biệt chỉ có ở thời Trần là  A. lập thái tử sớm.          B. chế độ Thái Thượng Hoàng. C. lập công chúa kế ngôi.      . lập nhiều hoàng hậu. Câu 15. Người biên soạn bộ “Đại Việt sử kí” là A. Lê Thánh Tông.                                    B. Lê Hữu Trác. C. Lê Văn Hưu.                                      D. Lê Văn Tám. Câu 16.“Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của A. Trần Thủ Độ.         B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Quang Khải.         D. Trần Khánh Dư. Câu 17. Trong các nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông  Nguyên, nguyên nhân nào không chính xác? A. Toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc.
  3. B. Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần. C. Đường lối chiến lược chiến thuật sáng tạo của nhà Trần. D. Quân Đại Việt mạnh hơn quân Mông Nguyên. Câu 18. Điểm giống nhau trong chính sách xây dựng quân đội thời Lý và thời Trần là  A. cùng thực hiện chính sách “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. B. cùng thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”. C. quân đội được chia làm cấm quân và quân địa phương. D. có các quân đội vương hầu. Câu 19. Kế hoạch “vườn không nhà trống” là A. chủ động phản công.                       B. mang của cải, hoa màu…sang nơi khác.  C. phòng thủ, bị động.                        D. sợ thế mạnh của giặc tự rút lui.  Câu 20. Những cải cách của Hồ Quý Ly, đã góp phần suy yếu thế lực nào của nhà Trần? A. Kinh tế.                                          B. Quân sự.              C. Quý tộc tông thất nhà Trần.           D. Địa chủ. * TỰ LUẬN Câu 1. Em hãy cho biết công lao của Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn đối với dân tộc ta?   Để nhớ ơn các vị anh hùng dân tộc bản thân em phải làm gì? Câu 2. Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả trận chiến trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 chống   quân Nguyên của quân và dân ta? Câu 3. Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển ra sao? Câu 4. Trình bày tóm tắt diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân   xâm lược Nguyên (1285)? Câu 5. Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử  của ba lần kháng chiến chống quân xâm  lược Mông – Nguyên? Câu 6. Nhà Trần đã xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào? Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, cách đánh giặc của nhà   Trần lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai? -------------------------------------------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2