Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên
lượt xem 1
download
“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TỔ SỬ - ĐỊA – GDKTPL NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: LỊCH SỬ 12 A. GIỚI HẠN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HK1 Bài 1. Liên hợp quốc. * Nhận biết - Trình bày được bối cảnh lịch sử, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc. Bài 3 . Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. * Nhận biết - Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực. * Nhận biết - Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng Asean. * Thông hiểu: - Giải thích được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. *Vận dụng: - Liên hệ được thách thức và triển vọng của Cộng đồng Asean- VN. Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945 * Nhận biết - Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. * Thông hiểu: - Phân tích được ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. *Vận dụng: - Từ nghệ thuật “chớp thời cơ” Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, rút ra được bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) * Nhận biết - Nêu được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. * Thông hiểu: - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống Pháp. *Vận dụng: - Rút ra được ý nghĩa của các chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954). - Liên hệ được tác dụng cổ vũ của cuộc kháng chiến chống Pháp ở VN với phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) 1
- * Nhận biết - Nêu được khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. * Thông hiểu: - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. *Vận dụng: - Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. -Liên hệ được ý ngĩa tác dụng cổ vũ của cuộc kháng chiến chống Mĩ ở VN với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Bài 9. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. * Nhận biết - Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. * Thông hiểu: - Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. *Vận dụng: - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong lịch sử đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay * Nhận biết - Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. * Thông hiểu: - Điểm chung trong nội dung đổi mới qua các giai đoạn. B. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Phần 1. Câu trắc nghiệm nhều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đâu là một trong những mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. Cân bằng quyền lực các nước. B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. D. Thực hiện quyền tự do hàng hải. Câu 2. Một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh là A. sự hình thành trật tự thế giới đa cực. B. xu thế đơn cực vươn lên mạnh mẽ. C. các trung tâm quyền lực đối đầu gay gắt. D. Nga, Mỹ chi phối mọi quan hệ quốc tế. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 2
- B. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Câu 4. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam? A. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. B. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. C. Góp phần chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do. Câu 5. Một trong những bài học được rút ra từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là A. tận dụng, phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. B. kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang với sức mạnh của lực lượng quốc tế. C. cần dự đoán chính xác và nhanh chóng nắm bắt thời cơ để giành thắng lợi. D. linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh ngoại giao. Câu 6. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945- 1954) diễn ra trong điều kiện A. quan hệ quốc tế bị chi phối bởi trật tự hai cực I-an-ta. B. nguy cơ chiến tranh thế giới hai đe dọa toàn nhân loại. C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô khủng hoảng sâu sắc. D. trât tự thế giới đa cực đang trong giai đoạn hình thành. Câu 7. Trong những năm 1965 - 1968, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Đông Dương hóa chiến tranh”. Câu 8. Nội dung nào sau đây là nhân tố hàng đầu đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975)? A. Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng. B. Truyền thống yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân. C. Vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc đáp ứng yêu cầu cách mạng. D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 9. Bài học kinh nghiệm nào sau đây từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có thể tiếp tục vận dụng hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với bình vận, địch vận. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. C. Kết hợp vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh. D. Kết hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch. Câu 10. Ý nào sau đây là bối cảnh trong nước của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 ở Việt Nam? A. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra. B. Đất nước mới chỉ giải phóng được miền Bắc. 3
- C. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều phức tạp. Câu 11. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc A. thành lập huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa B. thành lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải và Trường Đà. C. cho hoàn thiện tập Đại Nam nhất thống toàn đồ. D. cử lực lượng hải quân ra tuần tra đảo định kì hàng năm. Câu 12. Một trong những ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là A. củng cố sức mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. C. tạo điều kiện cho Việt Nam có đủ điều kiện được gia nhập tổ chức ASEAN. D. thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương. Câu 13.Trong đường lối Đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế A. thị trường tư bản chủ nghĩa. B. hàng hóa có sự quản lí của nhà nước. C. thị trường có sự quản lí của nhà nước. D. tập trung, quan liêu, bao cấp. Câu 14. Nhiệm vụ trung tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2006 là A. tiến hành một cách toàn diện và đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị. B. gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. C. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. D. Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phần 2. Câu trắc nghiệm Đúng Sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cộng đồng ASEAN không phải là tổ chức siêu quốc gia, cũng không phải là tổ chức khép kín của các nước trong khu vực mà được nhìn nhận như là tổ chức mở rộng hợp tác ra bên ngoài. Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC)”. (Nguyễn Thu Mỹ (CB) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, tập VI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 660; Nguyễn Huy Hoàng (2013), Đánh giá thực hiện các cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 33). a). Cộng đồng an ninh ASEAN là khung hợp tác về an ninh - chính trị toàn diện nhằm nâng cao vấn đề chính trị - an ninh lên một tầm cao mới. Đ b). Cộng đồng kinh tế, không thống nhất cao của các nước thành viên trong khu vực đã đề ra mục tiêu làm thay đổi ASEAN. 4
- c). Cộng đồng Văn hóa - xã hội có mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ. Đ d). Ba trụ cột sau khi thành lập đã không tạo thành thế ba chân vững chắc cho Cộng đồng ASEAN phát triển. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai. Bước đầu của chiến dịch Thu – Đông năm nay [1950] đã chứng tỏ rằng: 1. Quân ta đã tiến bộ về mọi mặt: trang bị, kĩ thuật, chiến lược, chiến thuật; thật thế, lần đầu tiên bộ đội ta tập trung nhiều, đánh vận động chiến thực sự theo một quy mô rộng. Trái lại, kế hoạch củng cố biên giới của địch đã bị thất bại. 2. Địch sẽ phải rút nhiều vị trí tiền phong xa căn cứ và tiếp tế khó khăn… Những thất bại lớn của địch sẽ vang dội sang bên Pháp… Đế quốc Mỹ sẽ tích cực can thiệp vào Đông Dương, giúp Pháp nhiều hơn. (Thông cáo của Thường vụ Trung ương về những nhiệm vụ trước mắt sau chiến thắng Đông Khê, ngày 10/10/1950) a). “…chiến dịch Thu – Đông năm nay” được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là chiến dịch Biên giới 1950. Đ b). Chiến dịch Thu – Đông năm 1950 là chiến dịch chủ động tấn công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam, có sử dụng lối đánh vận động. Đ c). Theo dự đoán của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, một trong những tác động của chiến dịch Thu – Đông năm 1950 là khiến đế quốc Mỹ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh xâm lược Đông Dương. d). Chiến dịch Thu – Đông năm 1950 và chiến dịch Thu – Đông năm 1947 của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp có sự tương đồng về kết quả, đối tượng tác chiến và loại hình chiến dịch. Câu 3. Đọc các đoạn tư liệu sau: “Ngày 2-1-1963, địch sử dụng khoảng 7 tiểu đoàn bộ binh, kể cả lính dù, cùng hàng chục xe tăng lội nước M.113, tàu chiến và hơn 20 máy bay tiến công vào Ấp Bắc (xã Tân Phú Trung, Cai Lậy, Mỹ Tho). Đây là địa bàn chiến lược nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Quán triệt phương châm bám sát trận địa, chờ khi địch tiến sát bộ đội ta mới nổ súng. Suốt một ngày tiến công, các mũi tiến công của địch từ nhiều hướng vào Ấp Bắc đều bị bẻ gãy.” (Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2003, tr.340.) a). Thủ đoạn của Mỹ khi đánh vào Ấp Bắc đã dùng chiến thuật quân sự trực thăng vận”, “ thiết xa vận”. Đ b). Chiến thắng Ấp Bắc của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. c). Chiến thắng Ấp Bắc của quân dân ta đã mở ra khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Đ d). Cuộc tấn công vào Ấp Bắc ở miền Nam Việt Nam nằm trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. 5
- Câu 4. Cho bảng dữ kiện sau: Thời gian Nội dung 30-4-1977 đến 7-1-1979 Nhân dân Việt Nam chiến đấu chống cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam do tập đoàn Pôn pốt phát động. 17-2-1979 đến 5-3-1979 Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc. 3/1988 Lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo khi quân Trung Quốc tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. a). Sau tháng 4/1975, chính quyền Trung Quốc phát động cuộc tấn công đồng loạt trên phạm vi biên giới phía Bắc và Tây Nam của Việt Nam. b). Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sau tháng 4/1975 của nhân dân Việt Nam đã bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đ c). Trong năm 1979, nhân dân Việt Nam tiến hành đồng thời hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc. d). Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam sau năm 1975, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đ 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn