intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Võ Trường Toản" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh khối 9 ôn tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử. Tài liệu trang bị cho các em những kiến thức về lý thuyết và các dạng bài tập để có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN I ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO KIỂM TRA CUỐI KI I BỘ MÔN LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 – Năm học 2022-2023 I/ MĨ VÀ TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Sau Thế chiến thứ II, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới , 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. - Trong những thập niên tiếp theo, nền kinh tế Mĩ suy giảm do nhiều nguyên nhân: + Sự cạnh tranh của các đế quốc khác, đặc biệt là Tây Âu và Nhật Bản (từ thập niên 70) + Nền kinh tế vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. + Chi phí khổng lồ cho quân sự để chạy đua vũ trang, lập các khối quân sự (NATO,SEATO) và các cuộc chiến tranh xâm lược, (trong đó có Việt Nam) để thực hiện chiến lược toàn cầu. 2. Nét nổi bật của nước Mĩ sau Thế chiến thứ II - Khởi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật lần II. - Thu hút lượng chất xám ưu việt trên thế giới - Thành tựu khoa học – kĩ thuật giúp nền kinh tế Mĩ tăng trưởng nhanh chóng. - Thúc đẩy nhân quyền - dân quyền để can thiệp vào chính trị của các nước với tham vọng đơn cực *Quan hệ giữa Mĩ với các nước trên thế giới thay đổi sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. 3. Tình hình kinh tế – chính trị Tây Âu sau chiến tranh - Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san)” → Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. - Về đối ngoại: Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa để khôi phục kinh tế nhưng thất bại. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 4. Sự liên kết khu vực Tây Âu: Sau chiến tranh, ở Tây Âu xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển: - Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước trên - Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. - Tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời. * EU là một liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới có tổ chức chặt chẽ với 27 thành viên II/ QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 5. Chiến tranh lạnh: - Nguyên nhân: Từ năm 1947 đến 1989, sự đối lập về mục tiêu chiến lược trong chính trị giữa hai siêu cường đứng đầu hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là Mĩ và Liên xô làm xuất hiện tình trạng chiến tranh lạnh
  2. - Biểu hiện: Chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh khu vực. -Hậu quả: làm cho tình hình thế giới căng thẳng, chi phí khổng lồ tốn kém cho chạy đua vũ trang..... * Tháng12/1989, 2 vị nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. 6. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh: Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như: - Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Trật tự thế giới mới đang hình thành và theo chiều hướng đa cực, nhiều trung tâm. - Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến với hậu quả nghiêm trọng * Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển (Xu thế toàn cầu hóa) III/ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 7. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật. - Nhiều phát minh lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học giúp cho công cụ sản xuất mới, vật liệu mới siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng, máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động ,.. ra đời. - Con người tìm ra những nguồn năng lượng mới phục vụ cho cuộc sống như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,.... -Tiến hành “cách mạng xanh” trong nông nghiệp - Ngoài ra ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc và lĩnh vực du hành vũ trụ có nhiều tiến bộ thần kì. * Cách mạng khoa học-kĩ thuật Công nghệ đã đưa con người sang một giai đoạn mới: thời công nghệ 4.0 bao gồm Công nghệ thông tin, Công nghệ di truyền và trí tuệ nhân tạo đang phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. * Đánh giá vai trò của cách mạng khoa học-kĩ thuật trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta hiện nay. 8. Tác động của xu thế Toàn cầu hóa: - Tích cực: + Thúc đẩy các quốc gia, khu vực, các dân tộc phát triển. + Xã hội hóa lực lượng sản xuất, chuyển biến cơ cấu kinh tế. + Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. - Tiêu cực: + Đào hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong nước và giữa các nước, + Kém an toàn trong hoạt động kinh tế, xã hội, tài chính … + Tạo nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia. *Xu thế Toàn cầu hóa là cơ hội cũng là thách thức cho nhiều nước phát triển trong đó có Việt nam --CHÚC CÁC EM HỌC TỐT—
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2