intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập Hóa trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI 2021 - 2022 MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 40 % ( HS Xem để nắm nội dung để làm trắc nghiệm 4 điểm) ĐỊA LÍ BÀI 7. Chuyển động quanh MT của Trái Đất và hệ quả Câu 1. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau? A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực. B. Ở 2 cực và vùng ôn đới. C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến. D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo. Trả lời: Đáp án D. Câu 2. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? A. Ngày 22/6 và ngày 22/12. B. Ngày 21/3 và ngày 23/9. C. Ngày 21/6 và ngày 23/12. D. Ngày 22/3 và ngày 22/9. Trả lời: Đáp án B. Câu 3. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào? A. Khó xác định. B. Dài nhất. C. Bằng ban đêm. D. Ngắn nhất. Trả lời: Đáp án B.
  2. Câu 4. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vòng cực. Trả lời: Đáp án A. Câu 5. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây? A. Ngày 23/9 thu phân. B. Ngày 22/12 đông chí. C. Ngày 22/6 hạ chí. D. Ngày 12/3 xuân phân. Trả lời: Đáp án A. Câu 6. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau? A. Ngày 22/6 và ngày 23/9. B. Ngày 22/6 và ngày 22/12. C. Ngày 21/3 và ngày 23/9. D. Ngày 21/3 và ngày 22/6. Trả lời: Đáp án C. Câu 7. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm? A. Vòng cực. B. Cực. C. Chí tuyến.
  3. D. Xích đạo. Trả lời: Đáp án B. Câu 8. Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian A. từ 21/3 đến 22/6. B. từ 23/9 đến 21/3. C. từ 21/3 đến 23/9. D. từ 23/9 đến 22/12. Trả lời: Đáp án B. Câu 9. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N? A. Ngày 22/6. B. Ngày 21/3. C. Ngày 23/9. D. Ngày 22/12. Trả lời: Đáp án D. Câu 10. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào? A. Dài nhất. B. Bằng ban ngày. C. Ngắn nhất. D. Khó xác định. Trả lời: Đáp án C. Câu 11. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là
  4. A. chí tuyến Bắc. B. khu vực 200B. C. vòng cực Bắc. D. khu vực 330B. Trả lời: Đáp án A. Câu 12. Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày A. thu phân. B. đông chí. C. hạ chí. D. xuân phân. Trả lời: Đáp án C. Câu 13. Vào các ngày xuân phân và thu phân, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào A. chí tuyến Bắc. B. vòng cực. C. chí tuyến Nam. D. Xích đạo. Trả lời: Đáp án D. Câu 14. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào? A. Ngày ngắn hơn đêm. B. Ngày và đêm khác nhau. C. Ngày dài hơn đêm. D. Ngày và đêm bằng nhau.
  5. Trả lời: Đáp án A. Câu 15. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây? A. Càng tăng. B. Khác nhau theo mùa. C. Càng giảm. D. Tùy theo mỗi nửa cầu. Trả lời: Đáp án C. Theo vĩ độ: Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm; Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch; Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ và ở cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Như vậy, từ hai cực về Xích đạo, chênh lệch ngày và đêm càng nhỏ và ngược lại LỊCH SỬ BÀI 10, 11 HI LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI Câu 1: Chế độ dân chủ ở A-ten có Đại hội đồng, công dân tự do bao nhiêu tuổi trở lên được tham dự đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp xã hội? • A. Nam từ 50 tuổi trở lên. • B. Nam 18 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên • C. Nam từ 18 tuôi trở lên. • D. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên Câu 2: Thành bang nào của Hi Lạp cổ đại là hình thức nhà nước dân chủ tiêu biểu? • A. A-ten. • B. Newyork • C. Moscow • D. Câu A và B đúng Câu 3: Điều kiện tự nhiên Hi lạp thời cổ đại có lợi thế lớn là: • A. Đồng bằng màu mỡ thuận lợi trồng trọt. • B. Nhiều đồng cỏ thuận lợi chăn nuôi. • C. Nhiều núi non hiểm trở có lợi thế quân sự. • D. Đường bờ biển dài, hàng ngàn đảo nhỏ thuận lợi giao thương buôn bán.
  6. Câu 4:Người Hi Lạp Và La Mã cổ đại phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C có bao nhiêu chữ cái để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay: • A. 20 chữ cái • B. 24 và 26 chữ cái • C. 30 chữ cái • D. 42 chữ cái Câu 5: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất ở Hi Lạp và La Mã? • A. Nông nghiệp. • B. Thủ công nghiệp. • C. Chăn nuôi. • D. Câu A và B đúng. Câu 6: Những thành tựu văn hóa nào của Hi Lạp và La Mã cổ đại đã đặt nên móng cho văn minh nhân loại? • A. Lịch và chữ viết. • B. Thiên văn học. • C. Chữ viết, lịch, thiên văn học, toán học, văn học, sử học, công trình kiến trúc. • D. Lịch, chữ viết, toán học. Câu 7: So với các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà..., các quốc gia cổ đại Hi Lạp và La Mã có thế mạnh kinh tế gì? • A. Có thế mạnh chăn nuôi gia súc. • B. Có điều kiện để phát triển công nghiệp và nông nghiệp. • C. Có thế mạnh về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. • D. Có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi. Câu 8: Thể chế chính trị của Hi Lạp và La Mã thời cổ đại là: • A. quân chủ chuyên chế • B. Phong kiến chuyên chế. • C. quân chủ lập hiến • D. Dân chủ, cộng hòa Câu 9: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nỗi tiếng của nước nào thời cô đại? • A. Hi Lạp. • B. Ai Cập. • C. Rô-ma.
  7. • D. Trung Quốc. Câu 10: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đô sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào( Khải Hoàn Môn, Đấu trường La Mã)? • A. Lưỡng Hà. • B. Ấn Độ. • C. Trung Quốc. • D. La Mã. Câu 11: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới “Người lực sĩ ném đĩa”, “Thần Vệ nữ Mi lô” của nước nào? • A. Hi Lạp. • B. Ấn Độ. • C. Trung Quốc. • D. Rô-ma. Câu 12. Điều kiện tự nhiên ở Hi Lạp và La Mã thời cổ đại khác với Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ là: • A. Không có các dòng sông lớn, đất đai ít, không màu mỡ, đất ven đồi, khô cằn. • B. Có các dòng sông lớn. • C. Có điều kiện đề phát triển nông nghiệp. • D. Giao lưu, đi lại khó khăn. Câu 13: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về? • A. Từ Địa Trung Hải. • B. Lưỡng Hà, Ai Cập. • C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc. • D. Từ các nước trên thế giới Câu 14. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào? A. La Mã. B. Hy Lạp. C. Ai Cập.
  8. D. Lưỡng Hà. Câu 15. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại? A. Đường biến giới lãnh thổ riêng. B. Chính quyền, quân đội riêng. C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng. D. Một vị thần bảo hộ chung cho các thành bang. Câu 16. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten? A. Đại hội nhân dân. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Nghị viện. Câu 17. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì? A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp. Câu 18. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II A. được mở rộng nhất. B. thu hẹp dần. C. không thay đổi so với lúc mới thành lập. D. Bị xâm lược Câu 19. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?
  9. A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế. B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp. Câu 20. Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại thời đế chế có vai trò gì? A. Quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp. B. PHẦN TỰ LUẬN 60% ( HS HỌC THUỘC ĐỂ LÀM BÀI THI TỰ LUẬN 6 ĐIỂM) ĐỊA LÍ BÀI 7. CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ I. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình e-lip gần tròn. - Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời: 365 ngày 6 giờ. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục. II. Hệ quả chuyển động quanh Măt Trời của Trái Đất 1. Hiện tượng mùa - Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên có lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa. - Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng. - Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh. - Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
  10. - Các mùa ở 2 nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau. 2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. - Tại đường xích đạo luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. - Càng xa xích đạo, sự chênh lệch độ dài ngày, đêm ngày càng biểu hiện rõ rệt. Độ dài ngày, đêm ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau. LỊCH SỬ BÀI 10: HY LẠP CỔ ĐẠI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - Hy Lạp cổ đại nằm ở phia nam bán đảo Ban Căng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi: trồng nho, oliu... - Có nhiều khoáng sản tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển ( luyện kim, làm gốm,) - Bờ biển dài, nhiều đảo tạo điều kiện cho sự phát triển giao thương, buôn bán. II. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THÀNH BANG. - Các thành bang Hy Lạp cổ đại có lãnh thổ, quân đội, luật pháp và đồng tiền riêng. - Cơ cấu tổ chức của nhà nước A-ten: gồm 4 cơ quan chính: + Đại hội đồng nhân dân + Hội đồng 10 tướng lĩnh + Hội đồng 500 và tòa án 6000 người  Nhà nước thành bang Hy Lạp cổ đại là nhà nước dân chủ ( chủ nô) III.. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU + Chữ viết: sáng tạo ra hệ thống chữ viết : chữ cái a,b,c + Văn học: 2 bộ sử thi nổi tiếng là .Iliat và Odixe được lưu lại cho đời sau.
  11. + Khoa học: Về toán học có ta lét, pitago...về sử học có Hê ro đốt, tuy xi đít.; về triết học có pla ton, A rít tốt... + Kiến trúc điêu khắc: đền Pác tê nông, đền Atena,... hay những tác phẩm về điêu khắc như tượng thần Atena, thần vệ nữ Milo LỊCH SỬ BÀI 11: LA MÃ CỔ ĐẠI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN + Vị trí: nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo Italia. Có vùng đồng bằng sông Po và Tibo thuận lợi trồng trọt. + Bán đảo I-ta-li-a có hàng nghìn km đường bờ biển, nằm ở vị trí trung tâm địa trung hải + Trong lòng đất chứa chứa nhiều khoáng sản Thuận lợi cho việc giao thương và hàng hải, phát triển các nghề thủ công, dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới rộng lớn... II. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC LA MÃ CỔ ĐẠI. - Vào đầu thế kỉ II, lãnh thổ của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ vùng địa trung hải, ven bờ Đại tây dương và toàn bộ đảo Anh. - La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra. - Tuy nhiên, thực chất quyền lực năm trong tay viện nguyên lão, thuộc các gia đình giàu có nhất của giới chủ nô La Mã. - Nhà nước La Mã thời kì đế chế: vẫn duy trì nền cộng hòa nhưng quyền lực trong tay hoàng đế. Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức không còn quyền hành. III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU. - Chữ viết của người La Mã, được xem là hệ chữ cái a,b,c. Nền tảng chữ viết ngày nay - Chữ số: dùng chữ số La Mã - Kiến trúc nghệ thuật: nguy nga, đồ sộ cho thấy sự hoành tráng với các đền đài, dinh thự và sở dĩ nó bất tử với thời gian bởi kĩ thuật làm bê tông độc đáo của họ kết hợp tiếp thu phát minh về các dạng thức cột của người Hy Lạp.( quảng trường La Mã, Đấu trường La Mã, Khải Hoàn môn...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2