intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1- NH 2024-2025 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 8 PHẦN LỊCH SỬ Câu 1: Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào trên lĩnh vực nông nghiệp? A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải. C. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”. B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản. D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy. Câu 2: Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn A. hình thành. C. phát triển đến đỉnh cao. B. phát triển. D. khủng hoảng, suy thoái. Câu 3: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan? A. Myanmar. B. Philippines. C. Indonesia. D. Cambodia. Câu 4: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 5: Trong những năm 1858 - 1884, thực dân Pháp vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân nước nào? A. Mi-an-ma. B. Phi-líp-pin. C. Việt Nam. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 6: Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở các nước Đông Nam Á do tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây? A. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân. B. Nho sĩ phong kiến, tư sản dân tộc, trí thức mới. C. Tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân. D. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, trí thức nho học. Câu 7: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn nào phát triển gay gắt? A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với quan lại C. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nô lệ D. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với địa chủ Câu 8: Nhân dân các nước Đông Nam Á phản ứng ra sao khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược? A. Vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước C.Giữ thái độ hòa hoãn B. Tỏ ra đầu hàng D. Nhượng bộ thực dân phương tây Câu 9: Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao lại binh quyền cho ai? A. Nguyễn Huệ B. Nguyễn Trãi C. Trịnh Kiểm D. Nguyễn Hoàng Câu 10: Nguyễn Hoàng trấn thủ ở đâu đã đặt nền tảng cho cơ nghiệp của chín vị chúa Nguyễn ở phương nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này. A. Đất Thuận Hóa C. Đất Bình Thuận B. Đất Ninh Bình D. Đất Thanh Hóa Câu 11: Chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là? A. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong C.Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài B. Chúa Trịnh ở Đàng Trong D. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 1
  2. Câu 12: Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng gì? A. Tuần tra biển, đảo C. Kiểm soát, quản lí biển, đảo B. Cai trị biển đảo D. Kiểm tra hàng hóa Câu 13: Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn. B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh. C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh. D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn. Câu 14: Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã A. hình thành và bước đầu phát triển. C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng. B. phát triển đến đỉnh cao. D. sụp đổ hoàn toàn. Câu 15: Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở A. Việt Trì (Phú Thọ). C. Tiên Du (Bắc Ninh). B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc). D. Tân Trào (Tuyên Quang). Câu 16: Bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài là? A. Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ. B. Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi. C. Kinh tế đàng Ngoài phát triển. D. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ. TỰ LUẬN Câu 1: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? - Nhận xét về sự chuyển biến văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII: + Nhân dân Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo. Những thành tựu này là minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân. Nhiều thành tựu văn hóa ở thời kì này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và sử dụng cho đến ngày nay. + Đã diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây, đưa đến nhiều chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Đại Việt. - Ấn tượng nhất với thành tựu về chữ Quốc ngữ. + So với các loại chữ viết trước đó (là chữ Hán và chữ Nôm), chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm nổi bật, như: số lượng chữ cái ít nhưng khả năng ghép chữ linh hoạt; tiện lợi, dễ dàng ghi nhớ và có thể phổ biến rộng. + Chữ Quốc ngữ được sử dụng cho đến ngày nay Câu 2: Sự phát triển của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII có những điểm tích cực và hạn chế nào? - Tích cực: + Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong. + Thủy lợi được củng cố, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. + Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển. + Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất. - Tiêu cực: + Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến. + Nông dân bị bần cùng hóa. 2
  3. Câu 3: Một số giải pháp phát triển các làng nghề thủ công truyền thống? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Câu 4: Hãy đánh giá vai trò của Quang Trung + Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước. + Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. + Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Câu 5: Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề của thực tiễn hiện nay …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… PHẦN ĐỊA LÝ Câu 1: Nước ta có đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước A. Trung Quốc, Mianma, Lào C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan B. Trung Quốc, Lào, Campuchia D. Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan Câu 2: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với A. Lào B. Trung Quốc C. Campuchia D. Thái Lan Câu 3: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ A. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau C. Tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang B. Tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang Câu 4: Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102° 09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh: A. Lai Châu B. Điện Biên C. Sơn La D. Hòa Bình Câu 5 Ở nước ta, đồng bằng chiếm A. 2/3 diện tích đất liền. C. 3/4 diện tích đất liền. B. 1/2 diện tích đất liền. D. 1/4 diện tích đất liền. Câu 6. Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây? A. Karst (cax-tơ) B. Hầm mỏ. C. Thềm biển. D. Đê, đập. Câu 7 Đỉnh núi nào được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" A. Fansipan. B. Trường Sơn. C. Everest. D. Pusilung. Câu 8 Sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm: A. Độ cao và hướng núi B. Hướng nghiêng C. Giá trị về kinh tế D. Sự tác động của con người Câu 9 Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của: A. Khu vực Trường Sơn Nam C. Khu vực Tây Bắc, Trường Sơn Bắc 3
  4. B. Khu vực Đông Bắc D. Khu vực Đông Nam Bộ Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở: A. Diện tích nhỏ hơn. C. Thấp và khá bằng phẳng B. Phù sa không bồi đắp hàng năm D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa Câu 11: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta? A. Vĩ độ B. Kinh độ C. Gió mùa D. Địa hình Câu 12: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 13: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện qua các yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ và số giờ nắng. C. Độ ẩm và cán cân bức xạ. B. Lượng mưa và độ ẩm. D. Ánh sáng và lượng mưa. Câu 14: Chế độ nước của sông ngòi nước ta: A. Sông ngòi đầy nước quanh năm C. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. B. Lũ vào thời kì mùa xuân. D. Sông ngòi nhiều nước do băng tan . Câu 15: Nguồn cung cấp nước sông chủ yếu của sông ngòi ở nước ta là A. băng tuyết. B. nước mưa. C. nước ngầm. D. hồ và đầm. Câu 16: Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân chọn sống chung với mùa nước nổi ? A. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh B. Đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng duyên hải Miền Trung TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. + Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng các công trình thuỷ lợi. + Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển. + Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường. + Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng. + Sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,...) tiết kiệm và hiệu quả. Câu 2: Trình bày giải pháp để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. + Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,... + Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế thải. + Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng. + Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... + Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Câu 3: Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản. - Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị. - Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức. - Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản. Câu 4: Nêu biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta. - Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam. 4
  5. - Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác khoáng sản; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản. - Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời; Năng lượng gió,…) Câu 5: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ở một số trạm khí tượng ở Việt Nam ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… HẾT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2