Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 Họ và tên: ………………………………………. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Lớp ……………………….. MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9 - NĂM HỌC: 2024 – 2025 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Câu 1: Đức tấn công Ba Lan vào thời gian nào? A. Ngày 1 – 9 – 1939. B. Ngày 28 – 8 – 1939. C. Ngày 4 – 9 – 1939. D. Ngày 3 – 9 – 1939. Câu 2: Sự kiện nào đã châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? A. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933). B. Đức tấn công Ba Lan (1 - 9 - 1939). C. Nhật tấn công Mỹ (7 - 12 – 1941). D. Chiến dịch Stalingrad (11 – 1942). Câu 3: Đức tấn công Liên Xô vào thời gian nào? A. Ngày 1 – 9 – 1939. B. Ngày 22 – 6 – 1940. C. Ngày 22 – 6 – 1941. D.Ngày 3 – 9 – 1939. Câu 4: Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản? A. Nagoya, Tokyo. C. Hiroshima, Nagasaki. B. Tokyo, Osaka. D. Hiroshima, Nagoya. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Chiến thắng Stalingrad của Hồng quân Liên Xô. D. Mussolini bị lật đổ ở Italia. Câu 6: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền thuộc địa đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam? A. Chính sách “Kinh tế thời chiến”. C. Chính sách “Thuộc địa thời chiến”. B. Chính sách “Kinh tế mới”. D. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Câu 7: Dưới ách thống trị của Pháp – Nhật, có khoảng bao nhiêu người dân Việt Nam chết vì nạn đói vào cuối năm 1944 đến đầu năm 1945? A. 1 triệu người. B. 2 triệu người. C. 2,5 triệu người. D. 3 triệu người. Câu 8: Em hãy hoàn thành câu sau: Ngày 19-8-1945, Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở……. A. Hà Nội B. Hải Phòng C. Thái Nguyên D. Tuyên Quang Câu 9: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã giành thắng lợi nhanh chóng trong cả nước trong thời gian: A. từ ngày 16 đến ngày 30/8/1945. C. từ ngày 13 đến ngày 27/8/1945. B. từ ngày 14 đến ngày 28/ 8/1945. D. từ ngày 15 đến ngày 29/8/1945. Câu 10: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? 1
- A. Hòa bình, trung lập. C. Ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc. B. Chi phối đồng minh. D. Bảo vệ hòa bình thế giới. Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải chịu thiệt hại như thế nào? A.Thiệt hại vật chất lên đến 2600 Rup. B.Thiệt hại vật chất lên đến 2600 tỉ Rup. C.Thiệt hại vật chất lên đến 2600 triệu Rup. D.Thiệt hại vật chất tương đương 20% tài sản quốc gia. Câu 12: Từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy trên thế giới? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C.Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 13: Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới trong các ngành công nghiệp nào? A. vũ trụ, điện hạt nhân. B. luyện kim, điện hạt nhân. C. công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. D.cơ khí, điện hạt nhân. Câu 14: Trong đời sống chính trị ở Mĩ, có hai đảng thay nhau cầm quyền. Đó là: A. Đảng Dân chủ và Đảng Bảo thủ. C. Đảng Cộng hòa và Đảng Bảo thủ. B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. Câu 15: Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) có bao nhiêu nước thành viên? A. 14 B. 25 C. 27 D. 29 Câu 16: Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là: A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. D. “Chương trình viện trợ phục hưng kinh tế châu Âu”. B. PHẦN ĐỊA LÝ Câu 17: Các dân tộc thiểu số thường phân bố chủ yếu ở đâu? A. Các đô thị C. Hải đảo. B. Vùng đồng bằng. D. Khu vực trung du và miền núi. Câu 18: Vùng đồng bằng và đô thị phía Nam là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc nào? A. Thái, Tày, Khơ-me. C. Khơ-me, Chăm và Hoa. B. Chăm, Nùng, Dao. D. Gia-rai, Xơ-đăng, Mơ-nông. Câu 19: Cây công nghiệp nước ta có nhiều sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm đầu thế giới là gì? A. Cacao, ớt, hồ tiêu. C. Chè, cà phê, ớt. B. Hồ tiêu, ớt, nhãn. D. Cà phê, hồ tiêu, điều. Câu 20: Các tỉnh có sản lượng dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản ở nước ta là: A. An Giang, Cà Mau, Quảng Nam, Hải Phòng. B. Phan Thiết, Cà Mau, Quảng Nam, Hải Phòng. C. An Giang, Cà Mau, Quảng Nam, Ninh Thuận. D. An Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng. Câu 21: Nguồn nguyên liệu phong phú từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuận lợi cho phát triển 2
- A. Lâm nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Ngư nghiệp. D. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Câu 22: Điện gió phân bố chủ yếu ở đâu? A. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 23: Điện mặt trời phân bố chủ yếu ở đâu? A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 24: Công nghệ dệt, sản xuất trang phục ở nước ta thường phân bố ở đâu? A. ven biển. B. các đô thị lớn. C. nông thôn. D. miền núi. Câu 25: Tuyến đường biển nội địa, quan trọng nhất của nước ta là tuyến đường nào? A. Hải Phòng - Quảng Ninh. C. Huế - TP Hồ Chí Minh. B. Phú Yên - Cà Mau. D. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh Câu 26: Quốc lộ nào chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau? A. 18 B. 51 C. 1 D. 5 Câu 27: Đây không phải là loại hình giao thông vận tải phát triển ở nước ta? A. Đường ngầm. B. Đường bộ. C. Đường sắt. D. Đường biển Câu 28: Sân bay quốc tế nào dưới đây là sân bay lớn nhất Việt Nam? A. Sân bay Quốc tế Nội Bài. B. Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. C. Sân bay Quốc tế Đà Nẵng. D. Sân bay Quốc tế Cam Ranh. Câu 29: Ngành viễn thông gồm các hoạt động chủ yếu nào? A. Nhận, vận chuyển thư tín và xử lí số liệu bằng các thiết bị điện tử. B. Nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu. C. Gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử. D. Nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh và vận chuyển thư tín, bưu phẩm. Câu 30: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với các nước nào? A. Trung Quốc, Lào. B. Trung Quốc, Campuchia. C. Lào, Thái Lan. D. Trung Quốc, Campuchia. Câu 31: Cây công nghiệp nào của vùng Trung du và mền núi Bắc Bộ có diện tích lớn nhất nước? A. Cà phê. C. Tiêu. B. Điều. D. Chè. Câu 32: Thủy điện nào sau đây là công trình thủy điện lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Thủy điện Sơn La. B. Thủy điện Hòa Bình. C. Thủy điện Lai Châu. D. Thủy điện Thác Bà. II. PHẦN TỰ LUẬN: A/ LỊCH SỬ: Câu 1: Trình bày quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. 3
- - 5/1941: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. - 19/5/1941: hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). - 22/12/1944: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. - Từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945: Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. - Ngày 4/6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc ra đời. Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 a. Nguyên nhân thắng lợi: + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì toàn dân quyết tâm giành độc lập, tự do. + Nhật Bản đầu hàng đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền. b. Ý nghĩa lịch sử: + Đối với dân tộc: - Là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Lật đổ ách thống trị của Pháp - Nhật, xoá bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. Lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do của nước nhà. + Đối với thế giới: + Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới, nhất là đối với Lào và Cam-pu-chia. Câu 3: Theo em, Đảng Cộng sản Đông Dương có vai trò như thế nào trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? - Đảng Cộng sản Đông Dương đóng vai trò là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Được thể hiện qua một số nội dung sau: + Giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ; + Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đường lối đấu tranh; lực lượng chính trị; lực lượng vũ trang; căn cứ địa…) + Lãnh đạo nhân dân tập dợt đấu tranh (qua các phong trào cách mạng: 1930 - 1931; 1936- 1939 và 1939-1945) + Đánh giá tình hình, xác định đúng thời cơ, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa; + Trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. B/ PHẦN ĐỊA LÝ : Câu 1: Già hóa dân số ở Việt Nam có thể gây ra những vấn đề gì cho xã hội trong tương lai? - Già hóa dân số ở Việt Nam có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai, bao gồm sự gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người cao tuổi. - Số lượng người trong độ tuổi lao động giảm dần, trong khi nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội tăng lên. Điều này có thể làm tăng chi phí công cộng và đòi hỏi sự thay đổi trong các chính sách xã hội và lao động để thích ứng với tình hình dân số già hóa. 4
- Câu 2: Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1999 – 2021 Năm 1999 2009 2019 2021 Tỉ lệ gia tăng dân số 1,51 1,06 1,15 0,94 ( %) a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các năm. b) Nhận xét. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp. - Tài nguyên đất: đa dạng gồn 2 nhóm chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam và theo độ cao làm cho cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông. - Tài nguyên nước phong phú, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp. - Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản phong phú,... Câu 4: Tại sao cần phát triển công nghiệp xanh + Giảm thiểu chất thải công nghiệp, từ đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. + Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao. + Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất. *Lưu ý: trong quá trình ôn tập học sinh sẽ xem và kết hợp tài liệu sách giáo khoa sẽ có từ 10 % - 20% phần kiến thức vận dụng mà các em đã học. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn