intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 10 tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 ­ HỌC KÌ I                                                   NĂM HỌC 2018 ­ 2019 I/ Đọc ­ hiểu: 1. Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ/ điệp ngữ/ điệp cấu   trúc, chơi chữ, phép đối, nói giảm/ nói tránh , nói quá/phóng đại/khoa trương/cường điệu,  tương phản / đối lập, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê, chêm xen,    2. Các phương thức biểu đạt: tự  sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, thuyết minh, nghị  luận.   3. Các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận, chứng minh   4. Các phong cách  ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, chính luận, hành  chính    5. Các thể  thơ: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường luật, tứ  tuyệt, ngũ  ngôn, thơ tự do   6. Xác định  câu chủ đề, nội dung chính của văn bản   7. Viết  đoạn văn( khoảng 5 đến 7 dòng)  trình bày suy nghĩ (cảm nhận) về một vấn đề II. Làm văn: 1. Tỏ lòng ­ Phạm Ngũ Lão a. Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255­1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong cuộc chống xâm  lược Mông – Nguyên ­ Văn võ toàn tài, để    lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài và Vãn thượng tướng quốc công  Hưng Đạo Đại Vương. b. Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK) ­ Ra đời sau chiến thắng vẻ vang của quâ và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên xâm lược 
  2. ­ Bài thơ sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể  hiệ  ý   thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.  c. Nội dung * Hai câu đầu:  Vóc dáng hùng dũng + Hình  ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư  thế  “cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ  non  sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. =>Không gian rộng lớn, thời gian vô tận càng làm nổi bật tầm vóc kỳ vĩ của con người + Hình  ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của quân đội đang sôi sục khí thế  quyết   chiến thắng + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí  dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A’. *Hai câu cuối: Khát vọng hào hùng Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí ‘tận   trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của người thời đại Đông A. ­ Nợ  công danh: theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ  lớn mà một trang nam nhi khi   sinh ra đã phải mang trong mình. ­ Thẹn: tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm thấy thua kém, xấu hổ → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí lập công cho các trang nam  tử  đời Trần. Bài học cho thanh niên: sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt khó khăn, thử  thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.  d. Nghệ thuật ­ Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và  tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. ­ Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. e. Ý nghĩa văn bản Thể  hiện lí tưởng cao cả  của vị  danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu  ấn đáng tự  hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. 2. Cảnh ngày hè ­ Nguyễn Trãi 
  3. a. Tìm hiểu chung:          Nguyễn Trãi , người anh hùng dân tộc hiên ngang vị quân sư  tài ba và là nhà thơ đại tài  của dân tộc. “ Cảnh ngày hè” được ông trích trong tập “ Quốc Âm thi tập” , khi nhà thơ về quê  sống  ẩn dật, sống một cuộc sống thanh đạm và thanh thản tâm hồn. Qua bài thơ, những sắc  thái về cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho ta thấy tâm trạng phấn chấn trước   vẻ đẹp của cuộc sống đã phá vỡ cái tính tại của cuộc sống nhàn dật thuần túy, qua đó bộc  lộ  niềm lưu luyến , thiết  tha lớn với cuộc đời           ­ Xuất xứ: là bài số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. ­ Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả. b. Nội dung         ­ Mở  đầu bài thơ, tác giả giới thiệu hoàn cảnh, thời gian thưởng ngoạn bức tranh:         + Hoàn cảnh: “ Rồi”: rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì, thư  thái thả  hồn với   thiên nhiên.         + Thời gian: “ Ngày trường”; hết ngày ày sang ngày khác , rất hiếm hoi trong cuộc đời   Nguyễn Trãi bởi ông là người luôn lo lắng cho dân nước.        + Ngắt nhịp 1/2/3: tách từ  “ rồi”một phía: trĩu nặng suy tư, dường như  rảnh rỗi hết ngày   này sang ngày khác không phải là điều ông mong muốn.          → Rảnh rỗi hóng mát nhưng lòng nặng trĩu suy tư. ­ Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên + Mọi hình ảnh đều sống động: hòe lục đùn đùn, rợp mát như  giương ô che rợp; thạch   lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.  + Mọi màu sắc đều đậm đà: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng. Điểm xuyết trên đó là sắc đỏ của  hoa lựu, sắc hồng của hoa sen. + Vạn vật đều căng tràn sức sống : động từ  : đùn, phun: thiên nhiên như  có sức mạnh  trỗi ra từ bên trong, ứa căng tràn đầy.
  4. → Cảnh ngày hè không hề oi bức mà sinh dộng, tươi mát, tràn đầy sức sống.  ­ Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”,   tấp nập; chốn lầu gác thì “dắng dõi” tiếng ve như một bản đàn. Cả  thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một   tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả. ­ Niềm khát khao cao đẹp + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam  phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. + Lấy nghiêu, Thuấn làm “gương báu văn minh”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao  cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. c. Nghệ thuật ­ Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. ­ Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,… d. Ý nghĩa văn bản Tư  tưởng lớn xuyên suốt sự  nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư  tưởng nhân nghĩa   yêu nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên   nhiên ngày hè. 3. Nhàn ­ Nguyễn Bỉnh Khiêm a. Tác giả:  Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491­1585) là người thông minh uyên bác, chính trực, coi  thường danh lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì   cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn; sống cuộc sống an nhàn, thảnh  thơi.           Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi   tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân  quốc ngữ thi
  5. b. Tác phẩm:  ”. Bài thơ  “Nhàn “được rút trong tập thơ  “ Bạch Vân quốc ngữ  thi”. Bài thơ  đựợc viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một  cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.          Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ   nhàn trong  bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. c. Nội dung   Hai câu thơ đề:                                                “Một mai/một cuốc/một cần câu                                                  Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào” + Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung + Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo  khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao + Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng  bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.         Hai  câu thơ  thực: + Cách sử dụng phép đối: dại > Hai vế tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm, quan niệm sống của tác  giả khác với thông thường. Đồng  thời muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện  cái cao ngạo của kẻ sĩ.           Hai câu thơ luận: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” + Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên  “măng trúc” “giá” ­> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với  thiên nhiên của tác giả.
  6. + Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn  lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với  cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.            Hai câu thơ kết: Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao + Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao. + Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường Kết luận – Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên,  giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi. d. Nghệ thuật ­ Sử dụng phép đối, điển cố. ­ Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. e. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ  coi thường danh lợi, luôn giữ  cốt cách thanh cao   trong mọi cảnh ngộ đời sống. 4. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa ( bài 1­4­6 ) * Nội dung a. Bài 1: ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ           Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn, tư  tưởng, tình cảm của nhân   dân lao động. Ca dao đề  cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, một trong   những khía cạnh đó chính là lời than thân ai oán, xót xa của những người phụ nữ trong xã hội  cũ. Một trong những bài ca dao tiêu biểu thể hiện lời than thân ấy chính là bài: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. ­ Mở đầu:  Thân em như →phiếm chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ  ­ Hình ảnh so sánh: Tấm lụa đào ( gợi vẻ duyên dáng, mềm mại,  đẹp,  quý phái,  rất đắt tiền   → ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình
  7. ­ Phất phơ giữa chợ: họ như món hàng trao đổi ở chợ  → không quyết định được số  phận của  mình            → Bài ca dao không chỉ là lời than thân mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị phẩm chất   của người phụ nữ b. Bài 4: Diễn động tả cụ thể sinh nỗi niềm thương nhớ của trai gái trong tình yêu   Nỗi thương nhớ được thể hiện qua hình ảnh    + Khăn (nhân hóa ):  được láy lại 6 lần kết hợp với các vận động trái chiều ( rơi xuống  đất, vắt lên vai, chùi nước mắt, ) nỗi nhớ da diết làm cho cô gái ra ngẩn vào ngơ   + Đèn không tắt ( nhân hóa ) con người đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ  đằng  đẵng  + Mắt ngủ không yên : (hoán dụ ) hỏi chính mình và nỗi thương nhớ trào dâng     →  Nỗi nhớ triền miên da diết trong tình yêu. Chiếc khăn, ngọn đèn, đôi mắt trở  thành   biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.  c. Bài 6: Ca ngợi lối sống tình nghĩa thủy chung của người bình dân xưa ­ Ý nghĩa của hình  ảnh muối – gừng : Gia vị bữa ăn, Vị  thuốc,  Muối mặn ( tình nghĩa   mặn mà, ) gừng cay ( cuộc đời cay đắng )   → Tình người có trải qua cay đắng, ngọt bùi mwois sâu nặng bền vững  ­ Độ mặn của muối, cay của gừng còn có hạn   ( 3 năm, 9 tháng) nhưng tình nghĩa đôi ta   dẫu có xa nhau cũng tới trăm năm ( không bao giờ xa nhau cả )    →  Sự  gắn bó tự  nhiên giữa muối và gừng và những đặc tính riêng của nó biểu tượng   cho sự gắn bó thủy chung của tình người. * Nghệ thuật   ­ Công thức mở đầu : Thân em như.   ­ Hình ảnh biểu tượng: chiếc khăn, ngọn đèn, muối. gừng.   ­ Cách so sánh ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát 
  8.  * Ý nghĩa văn bản    Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn tư tưởng ,tình cảm của người bình dân  Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2