Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
lượt xem 3
download
Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền tổng hợp kiến thức môn học trong học kì này, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
- TRƯỜNG TRUNG HOC PHÔ THÔNG NGÔ QUYÊN ̣ ̉ ̀ T Ổ: NGỮ VĂ N NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học kì I Năm học 2019 2020 I. Tiếng Việt 1. Thực hành về thành ngữ, điển cố Thành ngữ: là ngữ cố định được dùng quen thuộc, lặp đi lặp lại trong giao tiếp. Thành ngữ mang tính khái quát, tính trừu tượng và tính hình tượng cao. Ví dụ: Một duyên hai nợ, Năm nắng mười mưa, Cá chậu chim lồng, Đầu trâu mặt ngựa Điển cố: là những sự việc, sự kiện trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra để nói về những việc tương tự. Nó có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc và thâm thúy. Ví dụ: Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Ghét đời U, Lệ đa đoan, Ghét đời Ngũ bá phân vân 2. Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố của ngữ cảnh? Vai trò của ngữ cảnh? Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. Các nhân tố của ngữ cảnh: + Nhân vật giao tiếp. + Bối cảnh ngoài ngôn ngữ. + Văn cảnh. Vai trò của ngữ cảnh: tạo lập câu nói và lĩnh hội câu nói. 3. Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Các thể loại báo chí ? Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí ? Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Các thể loại báo chí: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo…. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: + Tính thông tin thời sự. + Tính ngắn gọn. + Tính sinh động hấp dẫn. 4. Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. Trật tự trong câu đơn: TN, CN – VN, BN. Vị trí của các thành phần trạng ngữ, bổ ngữ trong câu đơn nhằm biểu đạt nội dung, ý nghĩa của câu nói. Trật tự trong câu ghép: Câu ghép chính phụ, câu ghép nguyên nhân – kết quả. Vị trí của các vế trong câu ghép nhằm đạt nội dung, ý nghĩa của câu nói. 5. Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. Dùng kiểu câu bị động Dùng kiểu câu có khởi ngữ Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống II. Làm văn 1.Thao tác lập luận phân tích. Lập luận phân tích là thao tác chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng. 2.Thao tác lập luận so sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. 1 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- III. Văn học HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) 1. Tác giả Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn Thành công ở thể loại truyện ngắn: thường viết những truyện không có truyện, tìm kiếm vẻ đẹp tâm hồn với xúc cảm mong manh, mơ hồ tinh tế. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình... 2. Tác phẩm Xuất xứ: Trích từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Truyện ngắn Hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn. 3. Nội dung a. Phố huyện lúc chiều tàn Cảnh chiều tàn: + Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng hơi tối… >Âm thanh chậm rãi, nhỏ, thể hiện sự tĩnh lặng vốn có của buổi chiều quê. + Hình ảnh: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời > Gợi bước chuyển về thời gian => Bức tranh của một chiều quê quen thuộc, gần gũi và gợi cảm, bình dị mà không kém phần thơ mộng. Cảnh chợ tàn: + Cảnh vật: Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía...> Cảnh chợ tiêu điều, xơ xác của chốn quê nghèo gợi sự tàn tạ, buồn vắng. + Con người: Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thứ còn sót lại... > Những kiếp người nghèo khổ. => Gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. b. Phố huyện lúc về đêm Khung cảnh thiên nhiên: + Ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối... + Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt vệt sáng...hột sáng...quầng sáng... Con người: Nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc. Họ mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày. + Chị em Liên với cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu. + Mẹ con chị Tí với hàng nước đơn sơ, ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng “nhưng chẳng kiếm được là bao”. + Hình ảnh bà cụ Thi điên nghiện rượu: tiếng cười khanh khách, đi lần vào bóng tối,... + Bác phở Siêu: bán thứ quà xa xỉ, nhiều tiền. + Vợ chồng bác Xẩm: chưa hát vì chưa có khách, tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng, gục xuống chiếu ngủ từ bao giờ. + Những người về muộn: từ từ đi trong đêm Tâm trạng của Liên. 2 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- + Nhớ lại những ngày tươi đẹp ở Hà Nội, được đi chơi bờ hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ... đó là một vùng sáng rực và lấp lánh (khác hẳn với phố huyện chìm trong bóng tối) + Nỗi buồn đầy cảm thương về những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện. + Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ => Thái độ tác giả: thương cảnh sống, những kiếp người, những thân phận như bị bỏ quên nơi ga xép phố huyện. Đó là cái nhìn đầy thương cảm của nhà văn qua nhân vật Liên. c. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: + Khi tàu đến: ánh sáng...âm thanh...con người.... + Khi tàu qua: phố huyện lại chìm trong bóng tối, tĩnh lặng... + Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với sự mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. + Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này => Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm thương cảm chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. 4. Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng của nhân vật. Bút pháp đối lập tương phản Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người... CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân I. Tác giả: Nguyễn Tuân (19101987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. II. Tác phẩm: 1. Xuất xứ: Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan) 2. Nội dung: a. Nhân vật Huấn Cao a.1) Huấn Cao là một người tài hoa : Phương diện Nho si: Vi ̃ ết chữ đẹp nổi tiếng một vùng. Phương diện người tù: kẻ phản nghịch có tài bẻ khóa vượt ngục > Quản ngục phải lấy thêm lính canh, giam vào buồng trong cùng. Thái độ của viên quản ngục: + Nể phục: khao khát có được chữ của Huấn Cao. " Chữ ông Huấn Cao.... vật báu trên đời". + Khép nép, ngưỡng mộ: "Ngài là người có nghĩa khí". > Biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao khinh bạc – quản ngục không nổi giận mà còn lễ phép cáo lui " xin lĩnh ý" > Biệt đãi hơn trước Biệt nhỡn liên tài. => Trước cái đẹp con người không thể dùng uy vũ để khuất phục "uy vũ bất năng khuất" mà phải thành kính cúi mình. => Thể hiện thái độ đề cao và trân trọng cái đẹp trong cuộc sống của tác giả. a2) Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất: 3 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình thất bại nhưng vẫn hiên ngang. Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: + Trong sáu tên tù án chém giải đến nhà lao Huấn Cao ở vị trí đầu. + Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen” Đó là khí phách của con ngươi cò ́ bản lĩnh ngang tàng. Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây” và sẵn sàng chờ đợi những đòn báo thù. . =>Không quy luỵ trước cường quyền. Đó là khí phách của một người anh hùng. Ý nghĩ: “Đến cái chết chém ta còn không sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này" => Bản lĩnh của người anh hùng chốn lao tù. Huấn Cao coi thường cái chết, chết chỉ tiếc chưa thực hiện được nghĩa lớn. a.3) Một nhân cách, một thiên lương cao cả Xây dựng tình huống kịch tính: + Nơi gặp gỡ: Nhà tù. + Cuộc gặp gỡ hai người: * Huấn Cao Người tử tù và quản ngục đại diện cho chính quyền. * Người nghệ sĩ (viết chữ đẹp) với người khao khát có được chữ đẹp. > Hai bình diện: + Nghệ thuật: Họ là tri kỷ. + Xã hội: Họ ở vị thế đối lập. > Việc xin chữ khó xảy ra. Vì: + Tính Huấn Cao vốn "khoảnh" Ít khi cho chữ nhất là những kẻ tiểu nhân thị oai. + Quản ngục là người trấn áp tội phạm Đối xử tan ̀ nhẫn với kẻ tử tù. Tấm lòng "Biệt nhỡn liên tài" của quản ngục khiến Huấn Cao xúc động Quyết định cho chữ: + "Ta nhất sinh ko vì ...ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ngươi". + " Thiếu chút nữa ...thiên hạ". => Huấn Cao lấy tấm lòng đáp lại tấm lòng. Thiên lương cao cả trong Huấn Cao và sự trân trọng thiên lương lành vững của quản ngục. a.4) Nghệ thuật xây dựng nhân vật Xây dựng tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục – cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ” Nghệ thuật tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn (cảnh cho chữ) Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt ̣ ́ ̉ ưa. tao không khi cô x b. Cảnh cho chữ b.1) Nghệ thuật thư pháp – thú chơi tao nhã của người xưa. Nghệ thuật viết chữ đẹp: chữ Hán, thứ chữ khối vuông, viết bằng bút lông nên có nét đậm nhạt vừa mềm mại vừa sắc sảo, rắn rỏi, tạo hình và mang dấu ấn cá nhân, tính cách con người. Bốn kiểu chữ là: Chân, thảo, triện, lệ đều có yêu cầu thẩm mĩ riêng. Người viết chữ đẹp trở thành người nghệ sĩ và viết chữ đẹp là một nghệ thuật. Chép thơ, viết câu đối, viết đại tự trên hoành phi. trung đường, tứ bình .. được dùng trên các chất liệu như bức lụa, phiến gỗ, ... là những sảm phẩm mĩ thuật của nghệ thuật thư pháp. Người nghệ sĩ có bút pháp tinh sẽ được lưu danh, người thưởng thức là những tao nhân, mặc khách, có văn hoá, có khiếu thẩm mĩ: biết cái đẹp và nghĩa của chữ. 4 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- Nơi cho chữ phải ở những nơi trăng thanh gió mát,… Có như thế thì viết chữ mới hay, cho chữ mới đáng được thưởng thức và mới đạt đến trình độ thẩm mỹ cao. b. 2) Cảnh Huấn Cao cho chữ trong “Chữ người tử tù là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. * Không gian cho chữ: nhà tù, buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất đầy phân chuột, phân gián. * Thời gian: + Vào lúc đêm hôm khuya khoắt màn đêm buông xuống chỉ còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh. + Đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao thi hành án tử. * Cảnh cho chữ có 3 người: Người tù: cổ đeo gông chân vướng xiềng đang tô dậm nét chữ với dáng vẻ uy nghi lẫm liệt. Viên quản ngục: khúm núm. Thầy thơ lại: run run bưng chậu mực. > Trật tự kỷ cương thông thường bị đảo lộn bởi: + Huấn Cao người tù hiện lên với tư thế hiên ngang lẫm liệt của người nghệ si ̃tài hoa đang ban phát cái đẹp. + Quản ngục, thơ lại những kẻ coi tù hiện lên với tư thế là những người chịu ơn. > Huấn Cao hiện lên với phong thái uy nghi, lẫm liệt dù đã “sa cơ” mà chẳng yếu hèn, bản lĩnh đấng anh hùng “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”, cái chết cận kề mà vẫn hướng về cái đẹp. => Không còn nhà tù tăm tối, không còn kẻ tử tù, không còn quản ngục mà chỉ có người nghệ s ĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước sự ngưỡng mộ, sùng kính của những kẻ liên tài. Tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái cao cả của thiên lương và khí phách. * Lời khuyên của Huấn Cao đối với Quản ngục: Nên thay đổi chỗ ở vì “ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. > Ý nghĩa: Cái đẹp không thể chung sống với cái xấu, cái ác. Cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái chân, cái thiện. Viên quản ngục vái người tù 1 cái, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” > Tâm trạng xúc động trước lời khuyên chân thành của Huấn Cao, một nhân cách lớn. Hành động vái lạy 1 lần nữa cho thấy cái đẹp , cái thiện có sức chinh phục con nguời, cảm hoá và cải tạo con người. > Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn cho quản ngục một bài học về lẽ sống ở đời " Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Một đời chỉ biết cúi lạy trước vẻ đẹp của hoa mai). => Cảnh Huấn Cao cho chữ được Nguyễn Tuân khắc họa đậm nét trở thành “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. *Nghệ thuật tượng phản: ** Giữa bóng tối và ánh sáng: Không gian bóng tối bao trùm: + Ngoài nhà tù đã tối thì bước chân vào nhà tù kín mít hẳn phải “sẫm đen hơn nữa”. + Trong phòng giam có một bó đuốc sáng rực lan tỏa khắp bốn bề. Và không khí lúc đó mới “tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực” , rồi “lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo” – Hình ảnh bó đuốc “sáng rực” được Nguyễn Tuân nhắc đến hai lần. > Ánh sáng và bóng tối cứ giằng co nhau quyết liệt. Bóng tối đặc quánh như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng ánh sáng ở đây vẫn chói ngời sáng tỏ. 5 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- => Ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực. So sánh với ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam + Bóng tối dày đặc “…tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa…” + Ánh sáng nhỏ bé yếu ớt “…vệ đom đóm…những hột sáng…những vì sao lấp lánh…quầng sáng của ngọn đèn nơi hàng nước của chị Tý… ” , ánh sáng rực tỏa, chói lọi như đoàn tàu rồi lại chìm vào hư không của bóng đêm… > Bóng tối nuốt ánh sáng > Nổi bật những cảnh đời trước Cách mạng. ** Cái đẹp với sự nhơ bẩn, phàm tục: Buồng giam “chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” bên cạnh đó là sự xuất hiện của phiếm lụa trắng, của lọ mực thơm. ”Thoi mực thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm của lọ mực bốc lên không?”… > Nhà tù đã trở thành nơi tỏa sáng của thiên lương con người. => “Chữ người tử tù” khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương cao cả đó là chiến thắng tất yếu. * Đánh giá chung: Qua "Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. CHÍ PHÈO (Nam Cao) I. Tác giả: Nam Cao (1915 – 1951) Nam Cao có tài kể chuyện, ngôn ngữ uyển chuyển, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Giỏi phân tích tâm lí nhân vật. Nhiều tác phẩm thơ văn của ông thấm đượm ý vị triết lí trữ tình. Đề tài nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản được Nam Cao viết rất hay và cảm động. II. Tác phẩm 1. Xuất xứ và nhan đề: Xuất xứ: Sáng tác tháng 11 – 1941 Nhan đề: thay đổi Tên ban đầu: Cái lò gạch cũ → Biểu hiện sự luẩn quẩn, bế tắc, gắn với hình ảnh CP ở đầu truyện và hiện ra ở cuối truyện, biểu hiên sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo. 1941: Đôi lứa xứng đôi → Giật gân gây sự tò mò về mối tình của đôi trai gái. 1946: Chí Phèo → Tập trung vào giá trị nhân đạo và hiện thực thông qua số phận nhân vật chính. 2. Nội dung: Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( Đề: Phân tich hình t ́ ượng nhân vật Chí Phèo) a. Trước khi vào tù: Đứa con hoang bị bỏ rơi Công việc: Canh điền ,làm thuê cho Bá Kiến Mơ ước: Gia đình nho nhỏ Tính cách: chăm chỉ, hiền lành, có ý thức về nhân phẩm > Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, có lòng tự trọng. Nhưng ngươi nông dân ây không thê co cuôc sông binh yên đê viêt nên m ̀ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ̉ ́ ơ ước binh di cua minh. ̀ ̣ ̉ ̀ ̉ ̀ ́ ́ ̃ ̉ Chi vi ghen tuông, li Kiên đa đây Chi Pheo vao tu va nha tu th́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ực dân phong kiên sau 78 năm đá ̃ biên anh Chi thanh thăng Chi, môt con quy d ́ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̉ ữ cua lang Vu Đai. ̉ ̀ ̃ ̣ b. Sau khi đi tù về: * Trước khi gặp Thị Nở: 6 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- Tiếng chửi (đoan đâu truyên): xuât hiên ân t ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ượng đâu truyên băng tiêng ch ̀ ̣ ̀ ́ ửi + Vừa đi vừa chửi: Không ai lên tiếng → không được thừa nhận. chửi cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chi Pheo ́ ̀ +Thể hiện tâm trạng bi phẫn tôt đô, cô đ ̣ ̣ ơn cô độc, khát khao giao cảm. CP đa chon hinh th ̃ ̣ ̀ ưć ́ ̣ ̣ ́ ̀ ửi nhưng lang Vu Đai chăng co ai tra l giao tiêp tê hai nhât la ch ̀ ̃ ̣ ̉ ́ ̉ ơi ma chi co tiêng cho sua ma đap ̀ ̀ ̉ ́ ́ ́ ̉ ́ lai.̣ Hình dạng: dữ tợn, gớm ghiếc + Trông đặc như thằng sắng đá + Đầu trọc lóc + Răng cạo trắng hớn + Mặt đen, cơng cơng + Hai mắt gờm gờm + Ngực, tay đầy nét chạm, > Không còn hình hài của một con người (biên dang vê nhân hinh) ́ ̣ ̀ ̀ Tính tình: ngỗ ngược, lưu manh, côn đồ Công việc: Say triền miên, rạch mặt ăn vạ, dọa nạt, cướp giật, đập phá, đâm chém: tay sai đăc l ́ ực cua Ba ̉ ́ Kiên. ́ → Con quỷ của làng Vũ Đại. Bi kịch bị tha hóa nhân hình lẫn nhân tính. * Sau khi gặp Thị Nở: Buổi sáng đầu tiên: + Bâng khuâng, thấy lòng mơ hồ buồn + Nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng gõ mái chèo đuổi cá. → Âm thanh quen thuộc ấy là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống. + Suy nghĩ: Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được. Hiện tại: đã già, bên kia dốc của cuộc đời nhưng vẫn cô độc. Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, đáng sợ nhất là cô độc. → Chí nhận thức sâu sắc tình trạng bi đát, tuyệt vọng của thân phận mình Khi nhận bát cháo hành: + Ngạc nhiên → xúc động → mắt ươn ướt. + Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng. + Khát khao lương thiện, tỏ tình với Thị Nở, muốn làm hòa với mọi người → Thị Nở là cầu nối giúp Chí về với cuộc đời lương thiện. Sự quan tâm, lòng yêu thương, tinh ng ̀ ươi cua thi N ̀ ̉ ̣ ở đã đem đến cảm xúc con người, thắp lên hạnh phúc lứa đôi và mái ấm gia đình, thức tỉnh quyền làm người trong Chí. Đoạn văn đầy chất thơ, thể hiện tư tưởng nhân đạo lớn lao của Nam Cao. c. Khi bị Thị Nở từ chối: Bà cô Thị Nở ngăn cấm: đại diện cho định kiến khắt khe của dân làng. → Chí rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người. Phản ứng: + Nghĩ ngợi → ngẩn người → ngửi thấy mùi cháo hành. + Đưổi theo nắm lấy tay Thị Nở → không được → tuyệt vọng, đau đớn. + Uống rượu, càng uống càng tỉnh, càng phẩn uất→ ý thức nỗi đau thân phận + Xách dao đến nhà Bá Kiến → đòi lương thiện → không được, giết Bá Kiến và tự sát → Xung đột gay gắt, lên đến đỉnh điểm. Cái chết của Chí Phèo: Đánh đổi sự sống để khẳng định nhân cách con người, quyền làm người. Bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội tàn bạo bất công. Thê hiên t ̉ ̣ ư tưởng nhân đạo mới mẻ: phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị vùi dập, bị cướp cả nhân hình lẫn nhân tính. 7 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- 3. Đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hòan cảnh điển hình vừa khái quát vừa cá biệt. Sở trường miêu tả, phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Kết cấu mới mẻ, linh hoạt không theo trình tự thời gian. Cốt truyện hấp dẫn, kịch tính, quyết liệt, bất ngờ. Ngôn ngữ: sống động, điêu luyện nhưng tự nhiên, mang hơi thở của đời sống. Giọng điệu biến hóa, trần thuật linh hoạt, lời nửa trực tiếp. 4. Đánh giá chung: Thành công mới trong khám phá, sáng tạo hinh t̀ ượng ngươi nông dân c ̀ ủa Nam Cao. Chí Phèo là kiệt tác của văn xuôi VN hiện đại. Đúng như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì đây được xem như là điển hình nhất của bi kịch số phận của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến. Chị Dâu bán con, bán chó, bán sữa nhưng còn được gọi là người. Chí Phèo bán linh hồn để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA Trích Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) 1. Tác giả: Vũ Trọng Phụng((19121939) Là nhà văn xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực 1930 1945.Ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự của Bắc Kì”. Quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong lời nhận định: “Các ông cho tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chí hướng với tôi cho tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Ông căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đây là cơ sở để tạo nên nhiều tác phẩm hấp dẫn của nhà văn (Nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự) 2. Tác phẩm: a. Tiểu thuyêt Số đỏ (1936) gồm 20 chương kể về cuộc đời gặp toàn may nắm của Xuân Tóc Đỏ một kẻ vô học, ma ca bông bỗng chốc nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Số đỏ được coi như là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của VHVN, “có thể làm vinh dự cho mọi nền VH” (Nguyễn Khải). b. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc Chương XV của tiểu thuyết này. * Nội dung: Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia: chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn. Những chân dung biếm họa: + Những người trong gia đình: Cụ cố Hồng mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, được khen “già”; Văn Minh tranh thủ quảng cáo kiếm tiền; cô Tuyết tranh thủ chưng diện; cụ tú Tân muốn chứng tỏ tài chụp ảnh; Phán mọc sừng kiếm món lợi lớn;...riêng Xuân Tóc đỏ, danh giá và uy tín càng cao thêm. + Những người ngoài gia đình: Hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa có việc làm; bạn cụ cố Hồng được dịp khoe huân chương và râu ria các loại; những “giai thanh gái lịch”được dịp hẹn hò, tán tỉnh... đều vui vẻ, hạnh phúc. Quang cảnh đám tang: + Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chât ch ́ ẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch có đủ “kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây kèn ta, vòng hoa câu đối...”; giai thanh gái lịch thản nhiên nói chuyện, bình phẩm, cười tình... 8 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- + Đỉnh điểm của sự giả dối diễn ra lúc hạ huyệt, khi cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài và nhất là màn kịch siêu hạng của ông Phán mọc sừng. * Nghệ thuật: Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác; Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tốn tại trong một con người, sự vật, sự việc...; Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa...được sử dụng một cách linh hoạt; Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật. 3. Danh gia chung Qua chương Hạnh phúc một tang gia Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp tài năng của nhà văn được thể hiện ở chỗ: phóng đại mà như không phóng đại làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật. Ông tập trung vào sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, sau đó khai thác triệt để nhằm tạo nên những tràng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của XH thượng lưu thành thị trước CM tháng Tám MA TRẬN ĐÊ KI ̀ ỂM TRA HỌC KÌ I KHÔI 11 MÔN NG ́ Ư VĂN ̃ NĂM HOC 20192020 ̣ Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao I. Đọc Ngữ liệu: tùy chọn hiểu Xác định Nội Viết đoạn thao tác lập dung của 5,7 dòng luận được câu hoặc trình bày về sử dung̣ nghĩa một vấn đề trong văn của từ rút ra từ văn ban̉ bản Tổng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. Làm Nghị luận văn học Viết 01 bài văn văn Tổng Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng Số câu 1 1 1 1 4 cộng Số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 70% 100% 9 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- Đê minh hoa ̀ ̣ I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013) 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm) 3. Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1.0 điểm) 4. Hãy viết đoạn 5 – 7 dòng đưa ra một vài giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Thao tác lập luận chủ yếu là so sánh 1.0 Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. 0.5 10 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể 2 0.5 dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày… Học sinh viết đoạn Dự kiến một số tình huống trả lời: Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn). 4 Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng…). ĐỌC Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên… 1.0 Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo HIỂU chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời. 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học gồm 3 phần 0.5 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghệ thuật trào phúng qua đoạn 0.5 trích “ Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng. 3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 1.0 * Phân tích: Nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “ Hạnh phúc của một 3.0 tang gia” của Vũ Trọng Phụng: Thể hiện ngay trong nhan đề: “Tang gia”: buồn tiếc, đau thương. “Hạnh phúc”: niềm vui sướng > Nhan đê ch ̀ ưa đ́ ựng mâu thuân trao ̃ ̀ phung ham ch ́ ̀ ứa tiêng c ́ ười chua chat, kich thich tri to mo cua ng ́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ười đoc̣ Nhân vật trào phúng: Cụ cố Hồng; ông Văn Minh; ba Văn Minh; cô ̀ LÀM Tuyết; cậu Tú Tân; ông Phán; Xuân tóc đỏ; cảnh sát Min Đơ và Min Toa; bạn bè cụ cố Hồng; hàng phố > Bức tranh trào phúng chân thực VĂN mang đậm tính hài hước, nhân vật trào phúng thể hiện rõ nét, ai cũng tìm thấy niềm vui trong đám tang đáng lẽ ra nên buồn thương Cảnh tượng trào phúng và chi tiết trào phúng: Cảnh đưa đám ( Điệp khúc “Đám cứ đi”), cảnh hạ huyệt: Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh; cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối; Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại giúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi > Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích Mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương mẫu. Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước. 1.0 * Đánh giá chung: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thuộng lưu thành thi trước Cách mạng tháng tám 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo. Có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ. 0.5 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 Tổng điểm 10 11 Đề cương ôn tập môn Ngữ văn, học kì 1 Khối:11 Trương THPT Ngô Quyên ̀ ̀
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 50 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn