intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2019 – 2020 A.   Đọc – hiểu ­ Biện pháp tu từ:   + So sánh,  ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ  ­ ngữ, nói giảm – nói  tránh, nói quá, đối.   + Đảo ngữ, lặp cú pháp, liệt kê, câu hỏi tu từ. ­ Phương thức biểu đạt:   + Miêu tả, tự sự, biểu cảm.   + Hành chính, thuyết minh, nghị luận.       ­ Thao tác lập luận         + Giải thích, chứng minh, bình luận.         + Phân tích, so sánh, bác bỏ. B.   Làm văn I/ HAI ĐỨA TRẺ 1. Tác giả ­ Thạch Lam (1910 – 1942) là người đôn hậu và tinh tế, rất thành công  ở  truyện ngắn. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những  cảm xúc mong manh, mơ  hồ. Mỗi truyện của ông như  một bài thơ  trữ  tình. 2. Tác phẩm ­ Rút từ tập truyện “Nắng trong vườn” (1938). ­ Là một trong những truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho văn phong Thạch  Lam. 3. Đọc – hiểu văn bản a. Nội dung ­ Phố huyện lúc chiều tàn: Cảnh chiều tàn, chợ  tàn và những kiếp người  tàn tạ. Nó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương   cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. ­ Phố huyện lúc đêm khuya:    + Cảnh và người: ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố  và  các   ngõ   con   chứa   đầy   bóng   tối   (ánh   sáng   chỉ   hé   ở khe cửa, quầng  
  2. sáng quanh   ngọn   đèn   chị   Tý, chấm lửa   nhỏ   ở   bếp   lửa   bác   phở   Siêu,  từng hột sáng lọt qua phên nứa).   + Nhịp sống của người dân được lặp lại đơn điệu, buồn tẻ với nếp sinh   hoạt và những suy nghĩ quen thuộc. Họ  mong đợi “một cái gì tươi sáng  cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.   + Tâm trạng của Liên: Nhớ những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội; buồn  bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn  tạ; cảm nhận sâu sắc cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ. ­ Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và huyên náo trong   chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối. chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu   đến; nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo mơ ước về  thế  giới khác tươi sáng hơn và đánh thức trong Liên hồi  ức lung linh về  Hà Nội xa xăm. ­ Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:   + Là biểu tượng của một thế giới đáng sống với sự  giàu sang và rực rỡ  ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn   quanh của người dân phố huyện.    + Tác giả  muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn  quanh lam lũ và hướng họ  đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị  nhân bản của truyện. b. Nghệ thuật ­ Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những  cảm xúc mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. ­ Bút pháp tương phản, đối lập. ­ Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con  người. ­ Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. ­ Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. II/ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ 1.Tác giả: ­ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán  học đã tàn, "luôn nuối tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. ­ Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. ­ Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, song đặc biệt thành công ở thể  loại tùy bút. 2. Tác phẩm: ­ Rút ra từ tập truyện “Vang bóng một thời” (1940)
  3. ­ Là “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ ”. 3.   Đọc – hiểu văn bản:  a. Nội dung: * Nhân vật Huấn Cao: ­ Mang cốt cách của một nghệ  sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh  hùng, sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương. ­ Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao  kết tinh trong cảnh cho chữ ­ một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở  đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả  của con người đã chiến thắng,  tỏa sáng trong ngục tù tối tăm. →  Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là  bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể  tách rời; thể  hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. * Nhân vật viên quản ngục: ­ Vị thế xã hội: cai quản nhà giam, đại diện cho tầng lớp thống trị đương  thời. ­ Sở thích : Chơi chữ, đam mê cái đẹp. ­ Sở nguyện: Xin được chữ Huấn Cao ­ Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và trân trọng cái đẹp ­ Biết cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”. → Qua nhân vật này nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa   tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính trong bất cứ  hoàn cảnh  nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”. b. Nghệ thuật : ­ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc. ­ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. ­ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ  nhiều   vẻ đẹp (Tâm – tài – khí phách). ­ Ngôn ngữ góc cạnh giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ  kính vừa  hiện đại. III/ CHÍ PHÈO: 1.Tác giả: ­ Quan điểm nghệ thuật. ­ Phong cách nghệ thuật. 2.Tác phẩm: ­ Tên gọi : Cái lò gạch cũ ­ "Đôi lứa xứng đôi" ­ Chí Phèo.
  4. ­ Viết năm 194, thuộc đề  tài người nông dân nghèo trước cách mạng  tháng Tám. ­ Là tác phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao, kiệt tác của nền văn   học VN hiện đại. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. 3.   Đọc – hiểu văn bản   a. Nội dung: * Hình tượng nhân vật Chí Phèo: ­ Chí Phèo – người nông dân lương thiện: + Lai lịch, nguồn gốc không rõ ràng, số phận bất hạnh. + Tính cách: hiền lành, chăm chỉ, chất phác; có  ước mơ  về  một gia đình  hạnh phúc; có ý thức nhân phẩm và giàu lòng tự trọng. ­ Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”.       + Nguyên nhân bị  đẩy vào tù: Lí Kiến ghen,  nhà tù thực dân tiếp tay  cho  địa chủ  phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành một  thằng lưu manh, một con quỹ dữ ở làng Vũ Đại "  * Chí Phèo đã bị tha hóa: + Nhân hình: trông gớm chết (dẫn chứng) + Nhân tính: . Đi tù về đến nhà Bá Kiến ăn vạ. . Rượu say vào là hắn chửi, chửi tất cả . Trở thành tay sai cho Bá Kiến: hung hãn, ngang ngược, triền miên say. ­ Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm  người. + Cuộc gặp gỡ với Thị Nở,  sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã  đánh thức dậy tính người trong Chí. +   Trong   cơn   phẫn   uất,   tuyệt   vọng,   Chí   Phèo   đã   giết   Bá   Kiến   rồi   tự  sát "cái chết  ấy cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương  thiện của Chí Phèo và có sức tố  cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong  kiến.      * Giá trị tác phẩm:      ­ Giá trị hiện thực (Tố cáo xã hội thuộc địa phong kiến đã cướp đi nhân   hình, nhân tính của người nông dân lương thiện). ­ Giá trị nhân đạo:   + Nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân   ngay cả khi họ biến thành quỷ dữ.   + Ý nghĩa “bát cháo hành”. b.Nghệ thuật:
  5. ­ Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu,vừa sống  động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo. ­ Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại chặt chẽ, logic. ­ Có cốt truyện và tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính. ­ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu  đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.                                      ­ HẾT ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2