Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
lượt xem 4
download
Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
- TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ : NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (CUỐI HỌC KÌ 1) NĂM HỌC 20222023 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH:Từ bài 1 đến hết bài 4 (chương trình 2018) B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm 30%, Tự luận 70% 1. Về văn bản: Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học). 2. Về kiến thức và kĩ năng: HS cần: + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: Cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật. +Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. +Viết được một văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. +Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm đối với cộng đồng. +Nhận biết và phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình ( chủ thể trữ tình). +Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm thơ. +Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. +Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ, biết cách sửa những lỗi đó. +Biết nuôi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước những vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống. +Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản nghị luận. +Xác định được ý nghĩa của văn bản nghị luận; dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết. +Biết nhận ra và khắc phục những lỗi về mạch lạc, liên kết trong văn bản. +Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay một quan niệm. +Nhận biết và phân tích được các yếu tố của sử thi: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- +Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng; nêu được ý nghĩa của tác phẩm với người đọc. 3. Cấu trúc đề : Thời gian: 90 phút Cấu trúc đề gồm: Từ 67 câu trắc nghiệm, 3 4 câu đọc hiểu,01 câu nghị luận văn học hoặc bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, theo các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Phần kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 4. Một số đề luyện tập: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 20222023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: LÚA VÀ CỎ Một hôm Trời ngự giữa lưng trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất.Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm. Trời bèn hoá phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ việc đưa tay ra hứng là có số gạo đủ ăn trong ngày. Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa được Trời hoá phép lại lớn như cũ. Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước hạt ngọc của trời lăn đến cửa. Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng, không nghe lời dặn của Trời. Khi hạt lúa lăn đến cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình bèn quay sang nhà khác. Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. Loài người phải nhịn đói một thời gian bèn đi thưa với Trời, Trời bảo rằng: Các người không kính nể hạt ngọc của ta, từ đây, các người phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi trổ bông sinh hạt. Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng … Từ đó loài người mới bắt đầu trồng lúa. Cũng vào lúc sinh ra lúa, Trời sai một Thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu, thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái, cỏ mọc rất nhanh, lan tràn rất mạnh qua đêm. Đến nỗi hôm sau Thần mới chỉ gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì đã không còn một khoảng đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về trời. Do đó mà ở trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi đã biết rõ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hoá làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và phải kéo cày cho loài người trồng lúa. Trời đặt ra một vị thần để trông nom lúa gạo.Thần Lúa là một ông cụ già râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây. (Thần thoại, Doãn Quốc Sỹ sưu tầm và dịch thuật, NXB Sáng tạo, 1970, tr.2930)
- Lựa chọn đáp án đúng nhất (3,0 điểm): Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Thuyết minh Câu 2. Nội dung chủ yếu của văn bản là: A. Lí giải về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. B. Lí giải về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam. C. Lí giải về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hoá, tổ sư các nghề. D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật. Câu 3.Hạt lúa được Trời hoá phép có những đặc điểm gì? A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ. B. Hạt lúa khổng lồ, tự nhiên mọc lên, loài người chỉ cần ra ruộng mang về đủ số gạo ăn, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn trở lại như cũ. C. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, gặt hái và mang về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa. D. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, hạt lúa tự lăn về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa. Câu 4.Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Khi hạt lúa lăn đến cửa, không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình, bèn quay sang nhà khác. A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 5.Theo văn bản, vì sao hạt lúa sau này lại có kích thước nhỏ đi? A. Vì lúa giận người chủ nhà không tiếp đón mình chu đáo, cẩn thận. B. Vì người chủ nhà thờ ơ, lười biếng đã không chịu nghe lời dặn của Trời. C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. D. Vì Thiên thần làm ăn tắc trách, nhầm lẫn giữa cỏ và lúa. Câu 6.Chi tiết trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất có ý nghĩa gì? A. Muốn lúa tốt phải làm cỏ. B. Sự ra đời của cỏ và lúa. C. Sức sống của cỏ và lúa. D. Cách chăm sóc cỏ và lúa. Trả lời các câu hỏi (3,0 điểm): Câu 7.Theo văn bản, loài người phải làm gì để hạt lúa được sống dậy?
- Câu 8.Chi tiết Trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân ta xưa? Câu 9.Từ câu chuyện Lúa và cỏ, anh /chị rút ra được bài học gì cho mình?(Trả lời bằng 45 câu). II. Phần Viết (4.0 điểm) Chọn một trong hai đề văn sau: Đề 1.Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện Lúa và cỏ. Đề 2. Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về vai trò của lao động trong cuộc sống con người. ……………………………………………………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 20222023 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn Lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 Theo văn bản, để 1,0 hạt lúa được sống dậy, loài người
- phải: đi tìm mảnh gạo vỡ, đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt. Hướng dẫn chấm: HS trả lời được từ 04 ý trở lên đạt 0,5 điểm. HS trả lời được từ 02 03 ý đạt 0,25 điểm. 8 Chi tiết trời phán 1,0 hỏi loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm đã thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, đủ đầy của nhân dân ta xưa. Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 9 Gợi ý: Bài học về 1,0 việc quý trọng lương thực; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; về giá trị của lao động …. Hướng dẫn chấm: HS nêu được 01 bài học, lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật đạt 1,0 điểm. HS nêu được 01 bài học, lí giải
- chưa đủ thuyết phục đạt 0,5 điểm. II VIẾT 4,0 1 a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 yêu cầu của đề Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ” c. Triển khai vấn 2,5 đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả…) và ý kiến khái quát của HS về tác phẩm, điều khiến HS yêu thích tác phẩm… * Tóm tắt nội dung chính của truyện
- * Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện: + Nội dung: kể lại sự ra đời của cây lúa, nhấn mạnh quá trình lao động gian khổ tạo ra lương thực, từ đó thể hiện khát vọng về mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no, đầy đủ; tín ngưỡng thờ thần Nông nghiệp… + Nghệ thuật: hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng: thể hiện những đặc trưng của thể loại thần thoại như sự phong phú của trí tưởng tượng; các chi tiết thần kì; lối kể chuyện hấp dẫn; cách xây dựng nhân vật độc đáo… (Mỗi phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật đều có những chi tiết tiêu biểu dẫn ra từ tác phẩm.) * Khẳng định giá trị của truyện: bài học rút ra từ câu chuyện (có thể bài học về vai trò, giá trị của lao động, vai trò của lương thực đối với
- con người…), thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với thông điệp từ văn bản… d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể 0,5 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 yêu cầu của đề. Nghị luận về vai trò của lao động trong cuộc sống con người. c. Triển khai vấn 2,5 đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề
- cần bàn luận * Giải thích: Lao động là hành động có chủ ý, mục đích của con người để tạo ra của cải vật chất, phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống. * Phân tích vai trò của lao động trong cuộc sống: Lao động thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thể hiện trình độ văn minh, giúp cuộc sống ngày càng giàu đẹp. Lao động giúp con người hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện (nhân cách, vóc dáng, vị trí …) * Chứng minh: Nêu và phân tích các ví dụ trong cuộc sống, trong văn học xưa hoặc nay về những con người đã lao động chăm chỉ, sáng tạo…để khẳng định bản thân, vươn tới thành công, góp phần làm xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. * Bình luận: Đề cao vai trò của lao động trong cuộc sống; phê phán thói lười
- biếng, những quan niệm, hành vi sai lệch về lao động… liên hệ và nêu phương hướng rèn luyện để bản thân để có tinh thần lao động chăm chỉ, nhiệt tình , sáng tạo. * Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể 0,5 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 SỞ GD&ĐT………… ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG…………………. Môn: NGỮ VĂN 10 (Đề thi gồm có … trang) (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
- Kẻ chốn trang đài[1], người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? ( Bà Huyện Thanh Quan Dẫn theo SGK Văn 8 NXBGD) Lựa chọn đáp án đúng. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A.Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A.Vui mừng, phấn khởi B. Xót xa, sầu tủi C. Buồn, ngậm ngùi D. Cả ba phương án trên Câu 4: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào A.Nghị luận kết hợp biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự D. Biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm sầu thương tê tái của người lữ khách xa quê, nhớ nhà, nhớ quê B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long,của đất nước D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A.Trang nhã, đậm chất bác học và mang niềm hoài cổ. B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 7:Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu nhà, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Cả ba ý trên Câu 9: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng).
- Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 57 dòng) Phần II. Viết (4,0 điểm) Theo anh/ chị lòng biết ơn trong cuộc sống có cần thiết không ?Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này. ..................... Hết ..................... (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT ……………. HƯỚNG DẪN CHẤM Trường THPT ………….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0
- ĐỌC 1-8 1 2 3 4 5 6 7 8 2 HIỂU B B C D A A C B Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 9 Giá trị của việc sử dụng từ Hán Việt trong bài thơ: 1,5 - Yếu tố từ Hán Việt trong hai bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc một sự cảm nhận tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà Huyện Thanh Quan. - Điều đáng nói ở đây không phải là sự xuất hiện nhiều từ Hán Việt trong bài thơ một cách điêu luyện đã làm nên giá trị nghệ thuật đích thực cho toàn thi phẩm, gợi cho thi phẩm vẻ đẹp của sự tao nhã, đài các, thanh cao. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hay 2 ý:1,5 điểm. - Học sinh trả lời 01 ý: cho 0,75 điểm.
- 10 - Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi 1,5 nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. - Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. - Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống. ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hay 3 ý:1,5 điểm. - Học sinh trả lời 02 ý: cho 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 01 ý: cho 0,5 điểm. II VIẾT 5,0
- 2 Theo anh/ chị lòng biết ơn trong cuộc sống có cần thiết không ? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này. * Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng. - Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (sự cần thiết phải có lòng biết ơn). - Thân bài: +Giải thích lòng biết ơn + Sự cần thiết phải có lòng biết ơn trong cuộc sống . Lòng biết ơn là đạo lí, là lẽ sống, là truyền thống quý báu của dân tộc. . Lòng biết ơn là một tình cảm thiêng liêng, là cơ sở của những hành động đẹp . Lòng biết ơn chính là nền tảng, là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp. . Mọi thứ không tự nhiên mà có, tất cả những gì chúng ta được hưởng thụ đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu, thậm chí là tính mạng con người. Bởi thế chúng ta cần biết ơn đến những người đã đem đến cho chúng ta cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay. + Dẫn chứng - Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của lòng biết ơn - Bài học Bắc Ninh, ngày 03/12/2022 Nhóm trưởng Nguyễn Thị Lệ Hằng
- TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (CUỐI HỌC KÌ 1) NĂM HỌC 20222023 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Từ bài 1 đến bài « Một số thể loại văn học : Thơ, truyện » trong SGK. B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: Cấu trúc đề: Tham khảo đề thi học kì I năm học 2021 – 2022 (đính kèm) Tham khảo cấu trúc đề thi giữa học kỳ I năm 20222023 1. Phần Đọc – hiểu: a) Lưu ý: * Về văn bản: Những văn bản, đoạn VB được học trong chương trình, (bao gồm tất cả văn bản đọc thêm) Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học) và những văn bản nhật dụng. * Về kiến thức: HS cần nắm vững: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản (đoạn văn bản) GV ôn tập cho học sinh kiến thức về: Các phong cách ngôn ngữ (đã học); Các biện pháp tu từ; Các phương thức biểu đạt; Các thể loại tác phẩm ….. b) Phương pháp làm bài: Phần này chỉ kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 2. Phần làm văn: 2.1. Nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Nghị luận về một hiện tượng đời sống. * Lưu ý: HS trình bày thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hoặc: quy nạp, tổng phân hợp, song hành…) 2.2. Phần Nghị luận văn học: Các văn bản học trong chương trình từ tuần 1 đến bài “Một số thể loại văn học: Thơ, truyện” C) THỜI GIAN, HÌNH THỨC: Thời gian làm bài: 90 phút Hình thức: Tự luận
- ĐỀ THI THAM KHẢO: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 20212022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 (Đề gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi mùi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn. Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên, nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần. Chàng cảm động gần ứa nước mắt. Bà yêu thương cháu quá, giờ chỉ có mình cháu, với mình bà. (Dưới bóng hoàng lan, Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.155156) Câu 1.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Chỉ ra những từngữ, hình ảnh miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích. Câu 3.Hãy nêu những hành động, cử chỉ thể hiện tình cảm của bà dành cho cháu. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về cảm xúc, tâm trạng của Thanh khi trở về quê với bà, với ngôi nhà, mảnh vườn quen thuộc. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tình cảm gia đình đối với cuộc sống của mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích diến biến tâm lí nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau: Thằng này rất ngạc nhiên.Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt.Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho.Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ.Hắn nhìn bát cháo bốc
- khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên.Tình yêu làm cho có duyên.Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?[…] Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa.Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi.Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều.Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại.Hắn thấy lòng thành trẻ con.Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ.Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh.Hắn đâu còn mạnh nữa.Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo.Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt.Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao?Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. (Chí Phèo Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.150151) Hết NỘI DUNG ÔN TẬP CỤ THỂ A. VĂN HỌC I. Văn học trung đại 1. Đoạn trích VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH – LÊ HỮU TRÁC * Tác giả: (1720 1791) Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Quê quán: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Ông là một nhà nho, nhà thơ, nhà văn, thầy thuốc, là một danh y đức độ, tài ba, mẫu mực, một nhà nho thanh cao, tự tại, thoát tục. Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh * Tác phẩm: Thể loại: kí trung đại Giá trị nội dung: Thông qua đoạn trích, tác giả kín đáo phê phán cuộc sống xa hoa, truỵ lạc và lộng quyền nơi phủ Chúa. Đồng thời bộc lộ nhân cách thanh cao, thoát tục, xem nhẹ công danh của chính mình. Giá trị nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả, quan sát tỉ mỉ, tinh tế, sinh động, cách ghi chép trung thực sự việc. Tác giả không trực tiếp bộc lộ thái độ mà dùng hình tượng để miêu tả, kết hợp với lời bình để bộc lộ quan điểmcá nhân.Tác phẩm là đỉnh cao của kí trung đại Việt Nam. 2. TỰ TÌNH (II) – HỒ XUÂN HƯƠNG * Tác giả: (chưa rõ năm sinh, năm mất)
- Là một kỳ nữ tài hoa với cuộc đời tình duyên nhiều éo le và ngang trái.Nội dung thơ ca của bà thường viếtvề phụ nữ; trào phúng mà trữ tình; đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. ĐượcXuân Diệu đánh giá là “Bà chúa thơ Nôm” * Tác phẩm: thể loại: thơ Nôm Đường luật Giá trị nội dung: Qua lời tự tình, bài thơ nói lên bi kịch và khát vọng sống của Hồ Xuân Hương. Trong buồntủi, người phụ nữ vẫn gắng gượng vượt lên trên số phận, cháy bỏng khát vọng về một hạnh phúc chân chính.Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân dẫn đến sự thức tỉnh về quyền con người .Người phụ nữ đẹp ngay trongcả bi kịch và nỗi đau của chính họ. Tác phẩm lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người đồng thời bênh vực, bảo vệ và đòi quyền được hưởng hạnh phúc cho người phụ nữ. Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng từ ngữ nôm na, giản dị, hình ảnh thơ giàu sức gợi, đậm chất dân gian,diễn tả sâu sắc, tinh tế tâm trạng của người phụ nữ .Đó là phong cách riêng độc đáo, đặc sắc của nữ sĩ. 3. CÂU CÁ MÙA THU – NGUYỄN KHUYẾN * Tác giả (1835 – 1909) Là một bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trướcthời cuộc. Nội dung thơ: Thường bày tỏ tấm lòng yêu quê hương; phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân, châmbiếm đả kích bọn thực dân xâm lược. Được đánh giá là Nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam. * Tác phẩm: thơ Nôm Đường luật Điểm nhìn đặc sắc, linh hoạt: đi từ gần tới cao xa, từ cao, xa trở về gần (Ao thu thuyền câu ao trời – ngõtrúc ao thu). Điểm nhìn góp phần tạo ra một không gian thoáng đãng, rộng rãi, mênh mang. Giá trị nội dung: Bài thơ là một bức tranh thu bình dị, không ước lệ, khuôn sáo với một mùa thu điển hìnhcủa làng quê Bắc bộ: thanh, cao, trong, nhẹ, đẹp nhưng man mác buồn. Ẩn trong bức tranh thu ấy là tình yêuthiên nhiên và tâm sự thời thế của tác giả. Giá trị nghệ thuật:Ngôn ngữ giản dị, thoải mái, mộc mạc, trong sáng, biểu đạt sự vật một cách sinh động.Tác giả sử dụng nhiều từ láy vừa tăng tính thuần Nôm vừa tạo nhạc tính cho tác phẩm; vừa gợi lên vẻ sống động của sự vật, vừa diễn tả những biến thái tinh vi trong hồn người. 4. THƯƠNG VỢ TRẦN TẾ XƯƠNG * Tác giả (1870 1907): Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tài cao, học rộng, hiểu nhiều chỉ đỗ tú tài thường gọi Tú Xương, cótấm lòng thơ gắn bó sâu nặng với đất nước, với dân tộc. Có nhiều cống hiến xuất sắc trên phương diện nghệ thuật: Ông nghè, ông thám vô mấy khói / Đứng lại vănchương một tú tài. * Tác phẩm: Đề tài: Viết về người vợ, hay, cảm động, hiếm có trong dòng văn học trung đại. Thể loại: thơNôm Đường luật. Giá trị nội dung: Ca ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng, sự đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hy sinh vìchồng con của bà Tú. Đồng thời bày tỏ tấm lòng thương yêu vợ sâu sắc của Tú Xương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn