intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12 ********* PHẦN 1: ĐỌC- HIỂU Ngữ liệu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay (Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm,Ngữ văn 12 nâng cao, Tập một, NXB Giáo đục, 2018, tr. 72. Bài thơ ra đời năm 1948, khi Hoàng Cầm nghe tin quê hương mình bị thực dân Pháp chiếm đóng). Câu 1 (0.75 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra 3 từ láy miêu tả vẻ đẹp của quê hương “Bên kia sông Đuống”? Câu 3 (0.50 điểm): Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Câu 4.Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ? Ngữ liệu 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015) 1
  2. Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.75 điểm): Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Câu 3 (1.0 điểm):Anh/chị hiểu như thế nào về câu : “Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity) ”? Câu 4 (0.50 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Ngữ liệu 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Sâu dưới lớp đất đá dày, các anh nghe có thấu “Có ai không…” – Đồng đội gọi kiếm tìm Dầm mưa trắng xuyên đêm Thông đường tìm thi thể. *** Những người lính đi về phía núi, từ Rào Trăng cho đến Quảng Trị Bên trời thác lũ nằm lại vì nhân dân Ngừng hơi thở nhưng chẳng ngừng trái tim Hòa núi sông đập tình yêu Tổ quốc. *** Xin mẹ trở vào nhà thôi, tháng mười gió lạnh Đừng ngóng trông trên ngõ nhỏ quê nghèo Con dế nhỏ sau hè thôi đừng nấc Gió qua vườn lay lá rụng trời sao. *** Lũ sẽ qua mau Đêm bình an lại Khi đằng đông bình minh vừa lan tới Có một đàn chim trắng vút bay lên… (Trích Những người lính nằm lại ở Rào Trăng – Lương Đình Khoa- 01h00, 19/10/2020. Nguồn: https://zingnews.vn/) Câu 1(0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích thơ trên. Câu 2(0.75 điểm): Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích nói về sự hy sinh của những người lính ở Rào Trăng. Câu 3(1.0 điểm): Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? Những người lính đi về phía núi, từ Rào Trăng cho đến Quảng Trị Bên trời thác lũ nằm lại vì nhân dân Ngừng hơi thở nhưng chẳng ngừng trái tim Hòa núi sông đập tình yêu Tổ quốc. Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những người lính đã hy sinh ở Rào Trăng trong đoạn trích thơ trên. Ngữ liệu 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt 2
  3. Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. (Dáng đứng Việt Nam, Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981) Câu 1 (0.75 điểm): Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn bản là ai? Câu 2 (0.75 điểm): Tìm những hình ảnh diễn tả sự hi sinh của người lính. Câu 3 (1.0 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân Câu 4 (0.5 điểm): Bài thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? Ngữ liệu 5: Đọc đoạn trích và thựchiện các yêu cầu sau: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02) Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0.75 điểm): Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại? Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…”. Câu 4 (0.50 điểm): Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao? PHẦN 2: LÀM VĂN 3
  4. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Câu 1: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của giới trẻ đối với quê hương, đất nước. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về vấn đề ở phần Đọc-hiểu:“... Sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”. Câu 3:Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãyviết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mìnhvề những việc tuổi trẻ cần làm để phát huy trách nhiệm với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Câu 4:Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 5:Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻcách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” (“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục – 2021, tr 155-156) Từ đó nhận xét vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại về tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh. Câu 2: Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vửa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra. 4
  5. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tụt xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy hút Sông Đà - từ đây cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plonggée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoát tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn. (Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục 2020, tr 186 –187) Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng Sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu 3: Trong đoạn trích “Đất Nước” thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... (TríchĐất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục – 2021, tr 118) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách lý giải về nguồn gốc của Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu 4: Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương trong đoạn văn sau: "Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bám âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc 5
  6. bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!” Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ...”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.". (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.200, 201) Từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. Câu 5: Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam- đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Ða-nuýp của Bu- đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Ðầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố phường với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Ðấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. (TríchAi đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.199 - 200) 6
  7. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong nghệ thuật viết bút kí của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. ________________ 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2