Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 2
download
‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6– NĂM HỌC 2022-2023 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Thể loại Thơ lục bát. Gồm: + Hiểu những đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện cụ thể qua văn bản: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết. + Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản. - Thể loại Truyện đồng thoại: + Hiểu những đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện cụ thể qua văn bản: cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, sự việc nổi bật trong văn bản. - Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. 2. Tiếng việt: - Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: + Hiểu và lựa chọn được từ ngữ phù hợp với văn cảnh cụ thể. - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: + Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ 3. Viết: Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ) - Văn bản thơ lục bát; truyện đồng thoại (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Tiếng việt: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản; Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận diện đặc điểm thể loại thơ lục bát: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết. + Nhận diện đặc điểm thể loại truyện đồng thoại: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Ý nghĩa chi tiết, sự việc; hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản. 1
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 + Nhận diện tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ thích hợp trong văn cảnh; nhận diện các loại cụm từ, cấu tạo của thành phần chính trong câu. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Đặt câu theo yêu cầu. - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU I. PHẦN VĂN BẢN 1/ Đặc điểm thể loại Thể loại Khái niệm Đặc điểm Thơ lục bát Là thể thơ có từ lâu đời của - Số tiếng, số dòng: Một dòng 6 tiếng và một dòng 8 dân tộc Việt Nam. Mỗi cặp tiếng. câu lục bát gồm một dòng - Ngắt nhịp: 2/2/2, 4/4, 2/4/2, …=> nhịp chẵn sáu tiếng(dòng lục) và một - Gieo vần: dòng tám tiếng (dòng bát) + Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát kế tiếp. + Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục kế tiếp - Hình ảnh: là yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc “nhìn: thấy, tưởng tượng cái mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác. Truyện đồng -Truyện đồng thoại là thể - Cốt truyện: thoại loại văn học dành cho thiếu + Thường được kể theo trình tự thời gian (có khi được nhi. kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật). + Các sự việc tác động đến thay đổi nhận thức của nhân vật. - Nhân vật: + Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. + Tính cách nhân vật được thể hiện qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm trạng, …. - Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba. 2
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 2/ Hệ thống hóa các văn bản thuộc thể loại lục bát Thể loại TT Tên văn bản Tác giả Nội dung chính Ca dao 01 Những câu hát -Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất dân gian về vẻ nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp quê hương đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng. -Thể hiện niềm tự hào, tình yêu dành cho quê hương, đất nước. - Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ, liệt kệ. Thơ 02 Việt Nam quê Nguyễn -Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của hương ta Đình Thi những con người lao động cần cù, chịu khó; ca ngợi truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam. -Thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt; đồng thời thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước; về vẻ đẹp của con người Việt Nam. -Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, nói quá, đảo ngữ. 3/ Hệ thống hóa các truyện đồng thoại Thể loại TT Văn bản Tác giả Ngôi kể Những đặc điểm của truyện Chủ đề văn (Về đồng thoại được thể hiện qua bản người văn bản kể chuyện) Truyện 01 Bài học Tô Hoài Thứ - Về nhân vật trong truyện đồng -Tính kiêu đồng thoại đường nhất thoại : là loài vật (dế, cào cào, …) căng của đời đầu được nhân hóa. tuổi trẻ có tiên -Về cốt truyện: thể làm hại (Trích - Sự việc được kể không theo thứ người khác, “Dế Mèn tự thời gian: thời điểm Dế Mèn kể khiến ta lại cho chúng ta nghe Bài học 3
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 phiêu đường đời đầu tiên là sau cái chết phải ân hận lưu kí”) của Dế Choắt. suốt đời. - Xây dựng sự việc có ý nghĩa tác - Cần biết động đến sự thay đổi nhận thức nhận lỗi và của Dế Mèn: cái chết thương tâm, sửa lỗi. oan ức của Dế Choắt khiến Dế - Nên sống Mèn thức tỉnh, rút ra bài học đoàn kết, đường đời đầu tiên cho mình. thân ái với mọi người. 02 Giọt Trần Đức Thứ ba Về nhân vật: -Hãy biết sương Tiến - Nhân vật chính (các nhân vật trân trọng đêm khác) là loài vật đã được nhân hóa. những giá (Trích Vừa được miêu tả bằng những chi trị của cuộc “Xóm bờ tiết đặc trưng của loài Bọ (Bọ Dừa, sống mà giậu”) Bọ cánh cứng…) nhưng cũng thể mình đang hiện đặc điểm của con người như: có: quê làm ăn buôn bán xa quê, trăn trở hương, gia nhớ quê, quyết định dừng công đình, người việc về quê, … thân, bạn - Qua hoàn cảnh, lời nói, hành bè... động, … đã thể hiện tính cách của -Không Bọ Dừa: Yêu quê sâu sắc, hiểu giá được lãng trị của gia đình, của quê hương. quên quê - Sự việc được kể theo trình tự thời hương; biết gian: Bọ Dừa ngủ một đêm ở xóm yêu quý, có Bờ Giậu có những trải nghiệm trách nhiệm một đêm không ngủ được trở về với quê quê. hương. - Xây dựng sự việc ý nghĩa tác động đến sự thay đổi ở nhận thức quyết định của nhân vật Bọ Dừa: trải nghiệm một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu khiến Bọ Dừa nhớ quê nhà và quyết định trở về. 4
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 *Yêu cầu HS : - Nắm định nghĩa và đặc điểm của thể loại, thơ lục bát, truyện đồng thoại. - Nhận diện được thơ lục bát, truyện đồng thoại. - Hiểu được đặc điểm của thơ lục bát, truyện đồng thoại (cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; hình thức ghi chép, cách kể sự việc; chủ đề, cách gieo vần, ngắt nhịp, số dòng) ở 4 văn bản đã học. - Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết quan trọng trong văn bản. * Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kể về một chú Dế Mèn - một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn cậy mình to khỏe luôn cà khịa với tất cả người hàng xóm. Dế Mèn có một hàng xóm là Dế Choắt nhưng vì anh ta quá ốm yếu nên chàng ta tỏ ra rất khinh miệt. Một hôm Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Cái chết của Dế Choắt làm Dế Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. *Tóm tắt văn bản “Giọt sương đêm”: Ông khách Bọ Dừa tình cờ đi qua xóm Bờ Giậu. Khi gặp Thằn Lằn liền hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ lại một đêm. Thằn Lằn đã đề nghị ông ngủ trong chiếc bình - căn nhà của Thằn Lằn. Nhưng ông đã từ chối vì bị ám ảnh bởi những không gian tối, chật hẹp. Bọ Dừa nói sẽ ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi chạy đến báo tin cho ông giáo Cóc nghe. Ông giáo lo lắng vì đêm nay trời nhiều mây lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả mãi một điệu buồn nên khó mà Bọ Dừa ngủ ngon cho được. Nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm. Sáng hôm sau, Bọ Dừa từ biệt xóm Bờ Giậu để trở về quê hương. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản a/ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường huy động vốn từ ngữ đã được tích lũy (trong đó có những từ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản. VD: Hôm này lớp chúng em đi tham quan viện bảo tàng của tỉnh. (Không dùng từ: thăm quan). b/ Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: - Xác định nội dung cần diễn đạt. - Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện. 5
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 - Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ đứng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn văn). c/ Tác dụng: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (người viết) muốn thể hiện. 2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: a/ Cụm từ: - Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ ( C) và vị ngữ ( V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ, nhưng cũng có thể là một cụm từ. Ví dụ: Con mèo // ngủ. Một con mèo đen // đang ngủ say. - Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/động từ/tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. b/ Các loại cụm từ: Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như: - Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Vd: những học sinh giỏi - Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Vd: đang ăn nhanh - Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Vd: rất dũng cảm c/ Cách mở rộng thành phần của câu bằng cụm từ - Có thể mở rộng thành phần câu bằng cách biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ. Vd: Hoa nở. Có thể mở rộng thành: Những bông hoa hồng đang nở rực rỡ. - Hoặc biến chủ ngữ, vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn. Vd: Chim họa mi đang hót. Có thể mở rộng thành: Những chú chim họa mi trắng đang hót véo von trên cành ổi. - Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu. Vd: Học sinh lao động. Có thể mở rộng thành: Những học sinh lớp 6 đang lao động trên sân trường. - Tác dụng: Làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng hơn. PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân. *Dàn ý chung: 1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, lý do muốn kể lại câu chuyện. 6
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 2. Thân bài : Trình bày diễn biến sự việc: - Trình bày: Nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Kể lại các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian. - Kết hợp kể tả. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện vừa kể, liên hệ bản thân (bài học được rút ra). ĐỀ THAM KHẢO HK1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 I. ĐỌC-HIỂU (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Em yêu từng sợi nắng cong Em yêu câu hát ơi à Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu chao liệng cánh cò Em yêu cánh võng đong đưa Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Em yêu khói bếp vương vương Đàn trâu thong thả đường đê Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Chon von lá hát vọng về cỏ lau Em yêu mơ ước đủ màu Trăng lên lốm đốm hạt sao Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm) Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra cách ngắt nhịp của hai dòng thơ đầu trong văn bản trên? Câu 3 (1.0 điểm). Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 4 (1.0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả sử dụng trong văn bản trên? 7
- THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 Câu 5 (0.5 điểm). Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản. Câu 6 (0.5 điểm). Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ sau? Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về II. VẬN DỤNG (6,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm): Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Gió reo. Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn (khoảng 400- 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân. -CHÚC CÁC EM KIỂM TRA THẬT TỐT- 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn