intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 6 Phần I: Văn bản Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của: 1. Ca dao: Chùm ca dao về quê hương đất nước. 2. Thơ lục bát: Chuyện cổ nước mình 3. Ký: các tác phẩm kí đã học 4. Sưu tầm được các bài ca dao về quê hương đất nước; một số bài thơ thuộc thể thơ lục bát; các văn bản kí ngoài nhà trường Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. Biện pháp tu từ: Nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ 2. Từ đồng âm và từ đa nghĩa 3. Dấu ngoặc kép Phần 3: Viết 1. Viết đoạn văn 5-7 câu, trình bày cảm nhận về 1 bài ca dao 2. Kể lại trải nghiệm 1 lần làm việc tốt của em. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần I: Văn bản 1. Bài ca dao số 1 trong chùm ca dao về quê hương đất nước Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. Mịt mờ khói toả ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. + Hình ảnh: “gió đưa cành trúc” “mịt mù khói tỏa ngàn sương” + Âm thanh “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”, nhịp chày Yên Thái + Nghệ thuật: chọn lựa hình ảnh, âm thanh + Từ láy “la đà”, “mịt mù”; hình ảnh ẩn dụ “mặt gương Tây Hồ”. Gọi ý cảm nhận: * Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, yên bình Tác giả vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Không gian buổi sáng sớm tinh mơ, cả kinh thành ẩn hiện trong màn sương mơ màng: + Nổi bật là cành trúc nhẹ nhàng, đung đưa, lay động theo làn gió nhẹ. + Âm thanh: Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới . Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. 1
  2. * Cuộc sống lao động của nhân dân bắt đầu “nhịp chày Yên Thái”ngân vang dồn dập, khẩn trương. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô. + Vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của Hồ Tây qua hình ảnh ẩn dụ đặc sắc “mặt gương Tây Hồ” Nhận xét: Bài thơ tả cảnh kinh thành Thăng Long mang vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng, yên bình * Cảm xúc của tác giả: Thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào, tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Thăng Long và cũng là với quê hương đất nước Bài ca cho ta thêm yêu mến, tự hào về thủ đô, thêm yêu cuộc sống và yêu quê hương đất nước! 2. Cây tre Việt Nam a. Nội dung - Người bạn thân thiết lâu đời của dân tộc Việt Nam - Có vẻ đẹp bình dị nhiều phẩm chất quý báu - Biểu tượng của con người, dân tộc Việt Nam b. Nghệ thuật: - Nhiều chi tiết hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng - Sử dụng thành công phép nhân hoá - Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu Phần 2: Tiếng Việt 1. Các biện pháp tu từ: a. Hoán dụ * Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu, Việt Bắc) “Áo chàm” được dùng với nghĩa hoán dụ, chỉ những người dân Việt Bắc với trang phục đặc trưng là áo chàm. * Các kiểu hoán dụ: Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể: VD: Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng. Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng: VD: Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật: VD: Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về
  3. Tình cờ chú cháu Gặp nhau hàng bè. (Tố Hữu) Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng. VD: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) b. Nhân hóa: là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. * Ví dụ: “Những làn gió thơ ngây”. Từ “thơ ngây” - thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em, để nói gió. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên của trẻ nhỏ. c. Ẩn dụ: * Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. * Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ cách thức: Vd: Về thăm nhà Bác Làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. => Thắp: ẩn dụ: hoa râm bụt đang nở hoa. => Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức. Ẩn dụ phẩm chất Vd: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm => Người Cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ => Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất Ẩn dụ hình thức Vd: Về thăm nhà Bác Làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. => lửa hồng: ẩn dụ: màu đỏ của hoa. => lửa hồng và màu đỏ của hoa có điểm chung về hình thức (chỉ màu sắc). Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Vd: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng => Tiếng lá đa rơi thì có thể nghe thấy (thính giác) => tác giả lại sử dụng từ “mỏng” và “nghiêng” để cảm nhận (thị giác) d. So sánh 3
  4. - Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày (Ca dao) Ở đây, vế A là mồ hôi, vế B là mưa ruộng cày, từ so sánh như. Mồ hôi rơi nhiều như mưa ngoài ruộng cho thấy sự vất vả của công việc đồng áng. e. Điệp ngữ: - Khái niệm: là phép tu từ lặp đi, lặp lại một từ (đôi khi là một cụm từ, hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh. - Ví dụ: Biển có từ thuở đó Biển thì sinh ý nghĩ Biển sinh cá sinh tôm Biển sinh những cánh buồm (Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh) Điệp ngữ “biển” nhấn mạnh sự hào phóng của thiên nhiên trong việc tạo sinh vạn vật để nuôi dưỡng, khơi gợi những ước mơ, khát vọng của trẻ con. 2. Từ đồng âm và từ đa nghĩa: a. Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,  không liên quan gì với nhau. Vd: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề + Từ chín thứ nhất: chỉ tính chất + Từ chín thứ hai: chỉ số lượng  Nghĩa của 2 từ này khác nhau, không có mối liên hệ nào vói nhau. Nghĩa của 2  từ đồng âm này được xác định nhờ sự kết hợp của chúng với các từ khác trong  câu b. Từ đa nghĩa: - Là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau. + Ví dụ: từ “ngọt” . Trái cây rất ngọt (chỉ đồ ăn thức uống có vị như đường, mật) . Cô ấy nói rất ngọt (chỉ lời nói, âm thanh êm tai, dễ nghe) 3. Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san...được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  5. Phần 3: Viết 1. Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về 1 bài ca dao Gợi ý làm bài - Hình thức: Đoạn văn với dung lượng từ 7-8 câu - Nội dung: Trình bày cảm nhận về 1 bài ca dao + Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài ca dao + Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài ca dao Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài ca dao Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao + Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài ca dao. 2. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt a. Mở bài: Giới thiệu về cảnh sinh hoạt sẽ được tả. b. Thân bài - Tả bao quát khung cảnh sinh hoạt và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt. - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự không gian, thời gian, hoặc theo hoạt động cụ thể của những người tham gia. - Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết về cảnh sinh hoạt. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2