intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 NỘI DUNG ÔN TẬP I. PHẦN ĐỌC –HIỂU 1. Ôn tập văn bản Thông qua các văn bản đã học học sinh nhận biết và hiểu được: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện - Kĩ năng đọc hiểu thơ bốn chữ và năm chữ. - Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện khoa học viễn tưởng. - Kĩ năng đọc hiểu văn bản thông tin:Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. a. Tiểu thuyết và truyện ngắn - Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. - Tính cách nhân vật, bối cảnh +Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết): thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác, ... +Bối cảnh trong truyện: thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng); ... - Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể: Một câu chuyện có thể thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn. b. Thơ bốn chữ, năm chữ - Thơ bốn chữ: bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. Ví dụ nhịp 1/3: Cau / ngày càng cao Mẹ / ngày một thấp Cau / gần với giời Mẹ / thì gần đất (Đỗ Trung Lai) - Thơ năm chữ: Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng năm chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. Ví dụ nhịp 2/3 và 3/2: Mỗi năm / hoa đào nở Lại thấy / ông đồ già Bày mực tàu / giấy đỏ Bên phố / đông người qua. (Vũ Đình Liên) - Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau. - Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liên (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), 1
  2. vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vần hỗn hợp (vần được gieo không trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo nhiều vần. c. Truyện khoa học viễn tưởng: - Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa vào những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. - Đề tài của truyện khoa học viễ tưởng thường gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương là lòng Trái Đất… - Sự kiện trong truyện khoa học viễn tưởng có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện. - Tình huống trong truyện khoa học viễn tưởng thường đột ngột, bất ngờ, có ó phần li kì, mạo hiểm… - Cốt truyện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện “đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo… - Nhân vật trong truyện khoa học viêc tưởng thường là những con người thông thái trong các lĩnh vực mà tác phẩm đề cập. - Bối cảnh trong truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với đề tài của truyện. d. Văn bản nghị luận - Văn bản nghị luận: Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục, tăng cường nhận thức của người đọc (người nghe) về một vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học….; - Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học + Mục đích của văn nghị luận văn học là thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học. + Nội dung bài văn nghị luận thường tập trung phân tích vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học.Ví dụ:Phân tích cái hay,cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) hoặc tiểu thuyết Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi). + Để thuyết phục người đọc, người viết văn bản nghị luận phải nêu lên ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cụ thể. - Các yếu tố của văn bản nghị luận: +Ý kiến: Là bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vấn đề. Ý kiến cần đúng đắn, mới mẻ, giúp làm rõ các khía cạnh của vấn đề. +Lí lẽ: Là những lời diễn giải có lí mà người viết đưa ra.Lí lẽ cần sắc bén, để khẳng định, làm rõ cho ý kiến. +Bằng chứng: Là những ví dụ (con người, sự kiện, sự việc) được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ sách báo. Bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu, củng cố cho lí lẽ. e. Văn bản thông tin:Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là loại văn bản thông tin nêu lên các quy định về cách tiến hành một hoạt động hay trò chơi mà người tham gia cần tuân thủ và người xem cần biết. - Thông tin trong văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian, mức độ quan trọng của thông tin hoặc các khía cạnh khác nhau. 2. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Học sinh ôn tập những nội dung sau: - Nghĩa của từ ngữ 2
  3. - Ngôn ngữ các vùng miền. - Biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê…) - Số từ, phó từ. - Mở rộng thành phần chính của câu. II. PHẦN VIẾT Học sinh ôn tập các kiểu bài: - Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. - Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. 1. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử * Yêu cầu chung: - Sự việc có thật là sự việc diễn ra trong thực tế cuộc sống không phải hư cấu tưởng tượng. - Nhân vật, sự kiện không chỉ có trong cuộc đấu tranh giữ nước mà còn là những con người, sự kiện trong các lĩnh vực khác ( lao động, văn hoá, khoa học…) * Phương pháp viết bài cụ thể Thực hành viết theo các bước: Bước 1:Chuẩn bị - Lựa chọn sự việc có thật định kể. - Lựa chọn nhân vật có thật. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý: - Sự việc có thật định kể là sự việc gì? Có mối quan hệ với nhân vật sự,kiện lịch sử như thế nào? - Sự việc diễn ra ở đâu ? Khi nào ? - Diễn biến của sự việc diễn ra thế nào ? Trong diễn biến của sự việc định kể có nhân vật và sự kiện lịch sử nào ? - Sự việc định kể có ý nghĩa như thế nào ? - Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể? Lập dàn ý - Mở bài: + Giới thiệu chung được sự việc về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được kể + Ấn tượng chung - Thân bài: + Gợi lại bối cảnh, không gian , thời gian, địa điểm xảy ra sự việc + Kể lại diễn biến của sự việc theo một trình tự hợp lí. - Kết bài: + Nhấn mạnh lại ý nghĩa của sự việc + Cảm xúc suy nghĩ của người viết. Bước 3. Viết bài Dựa vào dàn ý đã lập em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ, đúng trình tự ở dàn ý hay chưa. - Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu được hết những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết);… +Lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu), chính tả… 3
  4. 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. * Yêu cầu chung: - Là trình bày những tình cảm, cảm xúc, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức bài thơ đó. Đặc biệt chú ý đến tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Tìm, chỉ ra và chia sẻ những cái hay, cái đẹp, sự độc đáo trong giọng điệu, chủ đề, tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ nghệ thuật, vần, nhịp, hình ảnh thơ, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, các biện pháp tu từ…mà tác giả đã diễn đạt để gây cho mình nhiều ấn tượng. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. * Phương pháp viết bài cụ thể Thực hành viết theo các bước Bước 1:Chuẩn bị - Lựa chọn bài thơ - Lựa chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em cảm thấy để lại nhiều ấn tượng. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý: - Đọc bài thơ một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu rồi phát hiện ra nét đặc sắc ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật ( thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh thơ, giọng thơ, từ ngữ độc đáo, các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, ….) - Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ hay nhất mà mình yêu thích nhất. Lập dàn ý - Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: + Chia sẻ cảm xúc ấn tượng về nội dung bài thơ ( em thích đề tài, nội dung bài thơ ấy. Vì sao ?) + Chia sẻ cảm xúc ấn tượng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả: thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh thơ, giọng thơ, từ ngữ đặc sắc, các biện pháp tu từ ( em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Câu thơ ấy sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc diễn đạt ý thơ. Cảm xúc của em khi được thưởng thức những vần thơ ấy?) - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của em về bài thơ và rút ra bài học cho bản thân. Bước 3. Viết bài Dựa vào dàn ý đã lập em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ, đúng trình tự ở dàn ý hay chưa. - Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu được hết những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết);… +Lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu), chính tả… 3.Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. * Yêu cầu chung: - Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học. - Để viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc ta cần lưu ý: 4
  5. + Xác định đối tượng biểu cảm: con người, sự việc em định viết trong bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học? +Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người ấy/ sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc tình cảm hay những suy nghĩ/ bài học gì? + Lập dàn ý cho bài viết. + Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực. * Phương pháp viết bài cụ thể Thực hành viết theo các bước: Bước 1. Chuẩn bị Xác định nhân vật hoặc sự việc em yêu thích. Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý a) Tìm ý Tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi: - Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất là ai, sự việc nào? (Giới thiệu nhân vật/tóm tắt sự việc) - Nhân vật hay sự việc ấy để lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì? (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã…) - Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (Về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống…)? b) Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu nhân vật hoặc sự việc mà em muốn viết bài văn biểu cảm. * Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc, suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể. Ví dụ: - Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc. - Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc cụ thể. - Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu. *Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn. Bước 3. Viết bài Dựa vào dàn ý đã lập em hãy viết một bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong văn bản đã học. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ, đúng trình tự ở dàn ý hay chưa. - Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu được hết những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết);… +Lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu), chính tả… 4.Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. * Yêu cầu chung: - Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, miêu tả và nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật trong tác phẩm như: lai lịch, hình dáng, những suy nghĩ, lời nói, hành động… - Những chú ý khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật: + Lựa chọn nhân vật sẽ phân tích trong tác phẩm văn học + Đọc kĩ tác phẩm viết về nhân vật đó + Ghi chép các chi tiết về nhân vật 5
  6. + Nhận xét, đánh giá về nhân vật + Lập dàn ý và viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý đã lập. * Phương pháp viết bài cụ thể Thực hành viết theo các bước: Bước 1:Chuẩn bị - Xem lại yêu cầu của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. - Lựa chọn nhân vật phân tích: - Ghi chép về nhân vật theo yêu cầu của bài phân tích nhân vật: + Lai lịch. + Ngoại hình. + Lời người kể chuyện và lời của các nhân vật khác. + Hành động việc làm. - Nhận xét đánh giá về nhân vật. - Liên hệ, kết nối... Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý : Đặt và trả lời các câu hỏi - Đặc điểm nhân vật được khắc họa từ những phương diện nào? Tìm chi tiết thể hiện. - Nhân vật được khắc họa từ các phương diện: + Lai lịch. + Trang phục, ngoại hình. + Lời người kể chuyện và lời của các nhân vật khác. + Hành động, việc làm. + Lời nói, suy nghĩ… - Qua các phương diện khắc họa cho thấy nhân vật là người như thế nào? - Nhân vật để lại trong em những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ gì. Lập dàn ý. - Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật. - Thân bài: Phân tích và làm sáng tỏ nhân vật qua các phương diện: + Lai lịch. + Trang phục, ngoại hình. + Lời người kể chuyện và lời của các nhân vật khác. + Hành động, việc làm. + Lời nói, suy nghĩ… - Kết bài: + Nêu đánh giá khái quát về nhân vật. + Liên hệ từ đó rút ra bài học cho bản thân. Bước 3. Viết bài Dựa vào dàn ý đã lập em hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ, đúng trình tự ở dàn ý hay chưa. - Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu được hết những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết);… +Lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu), chính tả… III. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO. ĐỀ 1 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 6
  7. Đàn chim se sẻ Dòng sông trong vắt Hót trên cánh đồng Trườn lên bãi xa Bạn ơi biết không Một chuyến đò qua Hè về rồi đó. Mang theo lũ bướm. Chiều nay bạn gió Cánh diều bay lượn Mang nồm về đây Thênh thang lúa đồng Ôi mới đẹp thay! Bạn ơi thích không? Phượng hồng mở mắt. Hè về rồi đó. (Hè về - Nguyễn Lãm Thắng) Câu 1. Bài thơ “Hè về” được viết theo thể thơ gì? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? A. Nhịp 1/1/2 B. Nhịp 2/1/1 C. Nhịp 2/2 D. Nhịp 1/2/1 Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? A. Mùa hè B. Chuyến đò C. Cánh diều D. Dòng sông Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ hai? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ? A. Một mùa hè ý nghĩa C. Một mùa xuân yêu thương B. Một mùa thu se lạnh D. Một mùa đông lạnh giá Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mùa hè? A. Yêu thích, mê say C. Nhớ mong, chờ đợi B. Hờ hững, lạnh lùng D. Bình thản, yêu mến Câu 7. Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Hình ảnh dòng sông hiện ra như thế nào qua 2 câu thơ sau: "Dòng sông trong vắt Trườn lên bãi xa" A. Dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng, có thể nhìn xuyên qua dòng nước ấy. B. Dòng sông uốn lượn quanh co, mềm mại giống như đang "trườn" trên bãi xa. C. Dòng sông trong nhưng ngoằn nghèo, xa xôi. D. Đáp án A và B Câu 9: Từ những hình ảnh thiên nhiên vào mùa hè, em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch. 7
  8. Câu 10: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ sau: … “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ” (Mẹ - Đỗ Trung Lai) II – VIẾT (4 ĐIỂM) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Hè về của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng. ĐỀ 2: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua… Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Tác giả: Đặng Hiển (Trích “Hồ trong mây”) Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ? A. Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu. B. Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu. C. Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu. D. Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu. Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 8
  9. Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? A. Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ. B. Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ. C. Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh. D. Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà. Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? A. Mấy ngày mẹ về quê B. Thế rồi cơn bão qua C. Bầu trời xanh trở lại D. Mẹ về như nắng mới Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì? A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình. B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ. C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam. D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ? A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ. C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ. D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình. Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Cơn mưa dài chặn lối. B. Bố đội nón đi chợ. C. Mẹ về như nắng mới. D. Mẹ cũng không ngủ được Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối. Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ. II. VIẾT (4.0 điểm) Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Mây và sóng” là bài thơ kể về tình yêu mẹ con sâu nặng và kì diệu biết chừng nào. Tình yêu ấy vừa giản dị như những gì tồn tại trên mặt đất và cũng thánh thiện như những mơ mộng, con người cất giữ ở thiên đường bí mật. […] Em bé, hay nói đúng hơn thế giới trẻ em trong “Mây và sóng” không chỉ ngây thơ, chân thật, hồn nhiên mà còn rất thông minh, sáng dạ. “Nhân vật trữ tình” còn khoe với mẹ “Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn” và thực sự trong thế giới vui chơi, em là người sáng tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc bất tận, được âu yếm mẹ và được mẹ che chở, cùng chơi, không có ai thua, ai thắng. Cuộc chơi ấy chỉ có hai người, dưới mái nhà yên ấm nhưng đã gọi cả mây trời, mặt trăng, gọi cả sóng gió và mặt biển xanh vào cuộc. Điều đáng yêu là chỗ lúc thì con âu yếm mẹ, lúc thì mẹ làm mặt biển bình yên, rộng lớn, nâng đỡ con để con thỏa thích: “ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”… ( Nguyễn Thanh Hùng, Văn học tầm nhìn biến đổi, NXB Văn học , Hà Nội 1996) Câu 1. Đoạn trích viết về vấn đề gì? A. Kể về bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go. B. Miêu tả về hình ảnh “Mây và sóng” C. Phân tích về tình mẫu tử trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go. D. Giới thiệu về em bé và mẹ trong bài thơ “Mây và sóng” Câu 2. Vì sao đoạn trích trên là đoạn văn kiểu nghị luận văn học? A. Vì tác giả kể lại trò chơi của em bé và mẹ B. Vì đoạn văn phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung ý nghĩa của hình ảnh thơ 9
  10. C. Vì đoạn văn tập trung bày tỏ cảm xúc về nhân vật em bé trong bài thơ D.Vì văn bản giúp người đọc hình dung được trò chơi của hai mẹ con Câu 3. Theo em, mục đích chính người viết thể hiện qua đoạn văn trên là gì? A. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên B. Tái hiện cảnh mây và sóng C. Nêu lên cảm xúc về trò chơi của em bé D. Nêu và phân tích về giá trị của hình ảnh đặc sắc trong bài thơ “Mây và sóng” Câu 4. Câu nào có dẫn chứng được người viết dẫn ra từ tác phẩm A. Em bé, hay nói đúng hơn thế giới trẻ em trong “Mây và sóng” không chỉ ngây thơ, chân thật, hồn nhiên mà còn rất thông minh, sáng dạ B. Cuộc chơi ấy chỉ có hai người, dưới mái nhà yên ấm nhưng đã gọi cả mây trời, mặt trăng, gọi cả sóng gió và mặt biển xanh vào cuộc C. Điều đáng yêu là chỗ lúc thì con âu yếm mẹ, lúc thì mẹ làm mặt biển bình yên, rộng lớn, nâng đỡ con để con thỏa thích: “ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”… D. Cả 3 phương án trên Câu 5. Câu “Mây và sóng” là bài thơ kể về tình yêu mẹ con sâu nặng và kì diệu biết chừng nào” thành phần chính được mở rộng bằng cụm chủ vị là: A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Cả A và B Câu 6. “Nhân vật trữ tình” trong đoạn văn trên là : A. Mây B. Sóng C. Mẹ D. Em bé Câu 7. Đoạn văn cho em hiểu thêm gì về bản thân mình? ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………….………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ………………… Câu 8. Đoạn văn cho ta học tập kinh nghiệm viết văn nghị luận văn học về: A. Cách chọn và đưa dẫn chứng từ bài thơ vào bài nghị luận văn học B. Cách chọn đề tài cho bài nghị luận C. Cách bộc lộ cảm xúc với nhân vật văn học D. Cách chứng minh một vấn đề Câu 9. Học tập cách viết trên, hãy viết đoạn khoảng 5-7 câu nghị luận về hình ảnh trong hai câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Con cò- Chế Lan Viên) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em. ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: LÒ CÒ Ô a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ... cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ. 10
  11. b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi từ 3-5 em, nếu đông chia thành nhiều nhóm. - Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà… sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. c. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: + Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi. + Làm “cái” trò chơi (miếng chàm) bằng một miếng nhựa đặc… nhỏ, dẹt hoặc các sợi dây điện nhỏ thắt lại với nhau vừa vặn tay cầm ném vào các ô chơi. + Vẽ đậm vạch đứng để đi “cái”, là vạch ngang ở một đầu ô chơi. + Các người chơi “oẳn tù tì” để xếp thứ tự chơi. - Bắt đầu chơi: Người chơi đứng vào vạch đi “cái” (ném “miếng cái” vào ô có hình vẽ hoa thị), “cái” của ai gần hoa thị nhất là được đi trước, có thể dùng gang tay hoặc đoạn que làm thước đo cho chính xác. Nếu có 2-3 “cái” cùng chạm “vòng tiêu điểm” thì phải tính cụ thể từ điểm tâm O để phân hơn thua, hoặc nếu không xác định được rõ ràng thì những người có “cái” như thế phải đi lại. Sau khi phân định thứ tự xong, người chơi thực hiện các động tác chơi chủ yếu như sau: Đối với kiểu ô chơi hình chữ nhật: + Đầu tiên, người chơi thảy “miếng cái” vào ô 1 sao cho “cái” không được chạm vào các vạch bốn bên là được, rồi nhảy lò cò lần lượt từ ô số 10 đến hết ô số 6 thì nghỉ bằng cả hai chân, rồi lại lò cò tiếp đến ô số 1 tìm cách lấy bàn chân đang lò cò nhảy lên đánh bạt “miếng cái” thẳng ra ngoài vạch đứng ném “cái”, xong rồi nhảy lò cò ra. Nếu không đẩy được miếng cái ra khỏi ô hoặc nhảy sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc người chơi mất thăng bằng mà ngã (có tay hoặc chân đang chạm đất hoặc dẫm vạch) làm mất lượt chơi. Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”. + Thực hiện các động tác tương tự như trên với các ô số 2, 3, 4…đến 10 kể cả ô vòng bán nguyệt trên đầu ô số 5 và 6. + Đi hết ô số 10 thì được tậu ruộng: Muốn tậu ruộng, phải đứng ở chỗ có hoa thị mà không được giẫm vạch, quay lưng lại các ô, tay cầm “miếng cái” ném qua đầu để “miếng cái” rơi xuống ô nào mà không chạm các vạch trong ô thì được lấy ô đó làm ruộng, được đánh dấu X hoặc gạch vẽ gì tùy ý. Nếu ném cái cái ra ngoài các ô chơi thì mất lượt chơi lần ấy, nếu miếng cái chạm vạch thì vẫn được đi lại lần sau trong ván chơi. Ruộng của ai thì người chơi ấy được nghỉ chân, khi lò cò qua đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, người chơi sẽ cố tình ném “miếng cái” sao cho vào được ô gần với ô ruộng cũ để mỗi khi lò cò qua đó chủ ruộng được nghỉ liên tiếp và lâu hơn. Còn ruộng của người khác, khi đi qua phải lò cò cắt qua mà không được ngã hoặc giẫm vạch, hoặc nếu muốn nghỉ ngơi thì phải xin phép chủ ruộng hoặc phải nộp cống chủ ruộng bằng một cái búng tai (sau nhiều lần xin nghỉ chủ ruộng sẽ tính rồi búng luôn một lần).Đối với kiểu ô chơi có hình tròn xen kẽ: + Cách này với phù hợp với người chơi nhỏ tuổi, vì chỉ phải lò cò ở các ô tròn và được để hai chân ở ô hình chữ nhật. Đến ô số 8 và ô số 9 thì nhảy quay người lại, đổi chân đứng so với chân trước đó. + Khi tậu ruộng có thể đứng trên các ô số 8 và ô số 9 hoặc ở chỗ có hoa thị tùy theo thỏa thuận trước khi chơi. d. Luật chơi: 11
  12. - Nếu người chơi thảy “miếng cái” mà trúng vào vạch trong các ô hoặc đang đẩy “miếng cái” trúng vạch hoặc nhảy sang ô khác là mất lượt chơi. - Khi đang nhặt “miếng cái” hoặc tìm cách đẩy “miếng cái” ra ngoài ở bất cứ ô nào người chơi đều phải trong tư thế lò cò, chân đứng chân co. Nếu thả chân đang co xuống đất, chống tay xuống đất, bò ra đất, mất thằng bằng ngã xuống đất hoặc chạm vạch… là mất lượt chơi. - Nếu đang chơi mà “miếng cái” cán mức (nằm trên vạch vẽ các ô) thì mất lượt phải đợi đến lượt sau mới được đi tiếp. Khi đến lượt chơi tiếp được tiếp tục thảy “miếng cái” vào ô của lượt chơi trước bị hỏng (ví dụ đang thảy cái đến ô thứ hai mà cái cán mức thì khi đến lượt chơi mới lại được tiếp tục thảy cái vào ô số 2 để chơi tiếp). (In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lò cò ô” thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin D. Văn bản tự sự Câu 2: Văn bản “Lò cò ô” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? A. Mục đích, ý nghĩa; chuẩn bị; hướng dẫn cách chơi; luật chơi B. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, luật chơi C. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt D. Mục đích, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt Câu 3: Văn bản hướng dẫn bao nhiêu cách chơi lò cò ô khác nhau? A. 1 cách chơi B. 2 cách chơi C. 3 cách chơi D. 4 cách chơi Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về mục đích của trò chơi lò cò ô? A. Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng cho người chơi. B. Góp phần rèn luyện khả năng di chuyển nhanh nhẹn cho người chơi. C. Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ cho người chơi. D. Góp phần rèn luyện tính khéo léo cho người chơi. Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào? A. Theo trật tự thời gian B. Theo quan hệ nhân quả C. Theo mức độ quan trọng của thông tin D. Theo trình tự không gian Câu 6: Cụm từ “tậu ruộng” được sử dụng trong văn bản nên được hiểu như thế nào? A. Dùng tiền để mua mảnh ruộng B. Giành được phần thưởng trong lượt chơi C. Giành chiến thắng cuối cùng trong trò chơi D. Thu hoạch nhiều sản phẩm từ mảnh ruộng Câu 7: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau? “Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi.” A. Số từ biểu thị số lượng chính xác B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng C. Số từ biểu thị số thứ tự D. Số từ biểu thị số lượng Câu 8: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn? “Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.” 12
  13. A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét hoạt động của người chơi lò cò ô. B. Các từ ngữ về chân và hoạt động của chân có tác dụng làm rõ cách chơi lò cò ô. C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn. D. Các từ ngữ có sự lặp lại dùng để nhấn mạnh ý giữa các câu. Câu 9: Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao? Câu 10: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về mái trường của em. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2