intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng" dành cho các em học sinh lớp 8 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

  1. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2022-2023 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản - Truyện hiện đại Việt Nam: Tôi đi học – Thanh Tịnh; Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng; Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố; Lão Hạc – Nam Cao. - Nội dung ôn luyện: + Tác giả, tác phẩm. + Đặc điểm nhân vật. + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. + Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. + Những đặc sắc về nghệ thuật (tình huống truyện, xây dựng nhân vật chính). 2. Tiếng việt: - Từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Loại từ: từ tượng thanh, từ tượng hình. - Câu ghép. - Phép tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh. 3. Tập làm văn: Viết bài văn thuyết minh về sự vật (đồ dùng, hoa quả, …). II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3,0 điểm): Phần văn bản – Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. - Nội dung, ý nghĩa văn bản. - Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Đặc điểm nhân vật. - Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. 2. Vận dụng (2,0 điểm): Phần tiếng việt - Nhận diện và hiểu ý nghĩa (tác dụng) của từ loại, loại từ trong văn cảnh. - Nhận diện và hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong văn cảnh. - Xác định phép tu từ trong văn cảnh và nêu tác dụng. 1
  2. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 - Đặt câu theo yêu cầu (có sử dụng từ loại, câu ghép, phép tu từ, từ tượng hình). 3. Vận dụng cao (5,0 điểm): Viết bài văn thuyết mình sự vật (đồ dùng, hoa quả, …). PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU I. Phần văn bản: Truyện kí hiện đại Việt Nam (1930-1945): Tác Tác giả Thể PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm loại văn bản Tôi đi Thanh Truyện Tự sự, - Tự sự kết hợp - Trong cuộc đời Buổi tựu học Tịnh ngắn miêu tả, miêu tả và biểu cảm của mỗi con trường đầu tiên (1941) (1911- biểu cảm với những rung người, kỉ niệm sẽ mãi không 1988) động tinh tế, chân trong sáng của thể nào quên thực diễn biến tâm tuổi học trò, nhất trong kí ức của trạng của ngày đầu là buổi tựu trường nhà văn Thanh tiên đi học. đầu tiên thường Tịnh. - Sử dụng ngôn ngữ được ghi nhớ mãi. giàu yếu tố biểu - Tâm trạng, cảm cảm, hình ảnh so xúc của nhân vật sánh độc đáo ghi lại tôi trong ngày đầu dòng liên tưởng, hồi tiên đi học (hồi tưởng của nhân vật hộp, bỡ ngỡ…) tôi. - Giọng điệu trữ tình trong sáng. Trong Nguyên Hồi kí Tự sự kết - Tạo dựng được - Nỗi cay đắng, Tình mẫu tử là lòng mẹ Hồng (trích) hợp miêu mạch truyện, mạch tủi cực và tình mạch nguồn (trích (1918- tả, biểu cảm xúc tự nhiên, yêu thương mẹ tình cảm Hồi kí 1982) cảm chân thực. mãnh liệt của bé không bao giờ Những - Kết hợp lời văn kể Hồng khi xa mẹ, vơi trong tâm ngày thơ chuyện với miêu tả khi được nằm hồn con người. ấu) và biểu cảm tạo nên trong lòng mẹ. những rung động trong lòng độc giả. 2
  3. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. Tức Ngô Tất Tiểu - Tạo tình huống - Vạch trần bộ Với cảm quan nước vỡ Tố thuyết truyện có tính kịch mặt tàn ác bất nhạy bén, nhà bờ (1893- (Trích) ‘Tức nước vỡ bờ” nhân của chế độ văn Ngô Tất (Trích 1954) - Kể chuyện, miêu thực dân nửa Tố đã phản tiểu tả nhân vật chân phong kiến, tố ánh hiện thực thuyết thực, sinh động qua cáo chính sách về sức phản Tắt đèn) ngoại hình, ngôn thuế khóa vô nhân kháng mãnh ngữ, hành động đạo đã đẩy người liệt chống lại Tự sự kết nhân vật. nông dân vào tình áp bức của hợp miêu cảnh vô cùng cực những người tả, biểu khổ, khiến họ nông dân hiền cảm.. phải liều mạng lành, chất chống lại. phác. - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Lão Hạc Nam - Kết hợp các - Số phận đau Văn bản thể (Nam Cao Tự sự kết phương thức biểu thương của người hiện phẩm giá Cao) (1915- Truyện hợp miêu đạt, văn bản thể nông dân trong xã của người 1951) ngắn tả, biểu hiện được chiều sâu hội cũ và phẩm nông dân (trích) cảm, nghị tâm lí nhân vật với chất cao quí tiềm không thể bị luận diễn biến tâm trạng tàng của họ. hoen ố cho dù phức tạp. phải sống 3
  4. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 - Sử dụng ngôn ngữ - Truyện cho thấy trong cảnh hiệu quả, lối kể tấm lòng yêu khốn cùng. chuyện khách quan, thương, trân trọng xây dựng hình của tác giả với tượng nhân vật chân người nông dân. thực. II. Phần Tiếng Việt: Nội Khái niệm – Công dụng Ví dụ dung Trợ từ - Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để VD: Chính quyển sách (từ loại) nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được Ngữ Văn là của tôi. nói đến ở từ ngữ đó. (ngay, chính, đích thị, những, …) Thán từ - Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người VD: Chao ôi! Nắng vàng (từ loại) nói hoặc dùng để gọi đáp (ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, giòn rực rỡ.. vâng, dạ, ạ, …) VD: Vâng! Ông giáo dạy - Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành phải! một câu độc lập. * Thán từ gồm hai loại: - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi,.. - Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ, … Tình thái - Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, từ cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của (từ loại) người nói. + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… VD: Quyển sách Toán này là của tôi chứ ? + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,… VD: Bạn giúp tôi với! + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… VD: Tội nghiệp thay con bé! + Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà… VD: Về trường mới bạn cố Lưu ý: Sử dụng tình thái từ cần phù hợp với hoàn cảnh giao gắng học nhé! tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm). 4
  5. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…) Từ -Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: tích tắc,ầm ầm, ha ha, Tượng -Khi sử dụng từ tượng thanh, những âm thanh, hình ảnh được lộp bộp.... thanh thể hiện rõ ràng, cụ thể và sinh động. Bài viết trở nên hấp dẫn, (loại từ) đạt được giá trị biểu cảm cao. Từ - Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật VD: lò dò, lập lòe, lấm tấm, Tượng - Khi sử dụng từ tượng hình, những hình ảnh được thể hiện khúc khuỷu... hình rõ ràng, cụ thể và sinh động. Bài viết trở nên hấp dẫn, đạt (loại từ) được giá trị biểu cảm cao. Phép tu - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, VD: từ: Nói tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô - Bức tranh này bạn vẽ giảm, nói tục, thiếu văn hóa. chưa được đẹp lắm. tránh - Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B. Phép tu - Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của VD: Có công mài sắt, có từ: Nói sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, ngày nên kim. quá tăng sức biểu cảm. Câu ghép - Là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu. * Có hai cách nối vế câu: Dùng những từ có tác dụng nối: + Nối bằng một QHT. VD: Mẹ đi làm và em đi học. + Nối bằng một cặp QHT. VD: Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước. + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ đi đôi với nhau. VD: Tôi bảo làm cái này, nó lại làm cái kia. Không dùng từ nối: Các vế câu thường sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu VD: Gió nồm vừa thổi, hai chấm. dượng Hương nhổ sào. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép: 5
  6. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 VD: - Nguyên nhân – kết quả: Vì…nên, Tại…nên, Bởi vì…cho - Do thời tiết xấu nên nên…. chúng tôi không đi cắm trại ngoài trời. - Điều kiện (giả thiết): Nếu, giá, hễ….thì,… - Nếu tôi học giỏi thì ba mẹ sẽ rất vui lòng. - Tương phản: Tuy…nhưng, Mặc dù…nhưng,…..; mà,….. - Tuy tôi bị đau chân nhưng tôi vẫn đi học đầy đủ.. - Tăng tiến: càng…càng, ….. - Tôi càng dỗ, nó càng khóc. - Lựa chọn: hay, hoặc. - Tôi đi hay anh đi? - Bổ sung: không những…mà còn; và - Chị ngồi im và chị khóc. - Tiếp nối: rồi, sau đó …. - Tôi đi trước rồi nó theo sau. - Đồng thời: còn…… - Mẹ đi làm còn tôi đi học. - Giải thích: ngăn cách bởi dấu hai chấm. - Lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi Lưu ý: Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế học. câu, cần: - Dựa vào quan hệ từ. - Dựa vào ngữ cảnh. PHẦN HAI: TỰ LUẬN (TẬP LÀM VĂN) 5.0 điểm Văn thuyết minh về sự vật: Đề 1: Thuyết minh đồ dùng học tập (bút bi, bút chì, thước,…) mà em thích. Đề 2: Thuyết minh đồ dùng sinh hoạt trong gia đình (phích nước, đèn chiếu sáng, tivi, nón bảo hiểm,…) mà em thích. *Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó. b. Thân bài: Trình bày chi tiết - Nguồn gốc (có thể không), phân loại - Đặc điểm (cấu tạo) - Công dụng (ý nghĩa) - Cách sử dụng. 6
  7. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 -.Cách chăm sóc (bảo quản) c. Kết bài: Cảm nghĩ về đồ dùng. Đề 3: Thuyết minh về một loại hoa hay quả em thích (hoa: hoa hồng, hoa mai, hoa cúc,…; quả: quả dưa hấu, quả thơm, …) *Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu loài hoa hoặc quả mà em thích. b. Thân bài: Giới thiệu chi tiết: - Nguồn gốc, xuất xứ, - Đặc điểm: Thân, rễ, lá, cành, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, hình dáng hoa, quả, màu sắc, hương thơm,… - Công dụng (ý nghĩa): + Vật chất + Tinh thần - Cách chăm sóc, bảo quản. c. Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của loại hoa (quả) và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý…..,)  ĐỀ THAM KHẢO HK1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 8 Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cô con gái đang ở độ tuổi trưởng thành ngày một trở nên bẳn tính và thay đổi hẳn. Một đêm nọ, người mẹ nhận được tin báo đến bảo lãnh con gái bị bắt vì tội lái xe trong lúc say rượu. Hai mẹ con không nói chuyện với nhau cho đến chiều hôm sau. Người mẹ phá vỡ sự căng thẳng bằng việc tặng cô con gái một hộp quà được gói cẩn thận. Cô con gái mở hộp quà và thấy một viên đá nhỏ. Cô ngước mắt lên và nói: - Thật dễ thương mẹ ạ! Nhưng con không hiểu ý nghĩa của chúng! - Còn có một tờ giấy nữa. – Người mẹ trả lời. Cô con gái mở tờ giấy dưới đáy hộp ra đọc. Nước mắt lăn dài trên đôi má. Cô bần thần một hồi rồi đứng lên ôm chầm lấy mẹ mình. Tờ giấy rơi xuống, trên đó có dòng chữ: “Viên đá này đã hơn một trăm năm tuổi. Đó là thời gian mà sau đó mẹ sẽ thôi không còn hy vọng nơi con nữa”. Người mẹ cũng ôm con gái thật chặt, trong vòng tay mẹ, cô cứ nức nở mãi không thôi. (First News. Theo Internet) 1.1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. 7
  8. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 8 1.2. Kể tên một văn bản khác đã học ở SGK Ngữ văn 8, tập 1 (đi kèm tên tác giả) có cùng đề tài với văn bản trên. 1.3. Qua văn bản trên, thông điệp sâu sắc nhất mà người viết muốn gửi gắm đến chúng ta là gì? 1.4. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “người mẹ” ở văn bản trên. Câu 2 (2.0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu sau: 2.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích sau: “ …Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” ( Lão Hạc, Nam Cao) 2.2. Đặt một câu ghép có chủ đề bảo vệ môi trường, trong câu có sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh (hoặc nói quá). (Chú thích rõ các yêu cầu sau khi đặt câu) Câu 3 (5.0 điểm): Viết bài thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong gia đình em. -CHÚC CÁC EM KIỂM TRA THẬT TỐT- 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2