intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học: 2023 - 2024 A. Phần văn: I. Các văn bản nhật dụng: 1. Nắm được các đề tài mà văn bản nhật dụng đề cập đến 2. Thấy được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa giáo dục của từng văn bản nhật dụng đó 3. Đối chiếu so sánh với các đề tài đã được học ở các văn bản nhật dụng trong những năm học trước. 4. Khái quát toàn bộ các đề tài của các văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9. II. Các tác phẩm truyện trung đại: 1. Nắm chắc đặc điểm của các thể loại: 2. Nắm được những nét chính về tác giả. 3. Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Riêng với “Truyện Kiều” cần phân tích được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật tiêu biểu. III. Các tác phẩm thơ hiện đại: 1. Nắm chắc kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, ý nghĩa nhan đề tác phẩm, nội dung chủ yếu và giá trị nghệ thuật. 2. Rút ra được những điểm chung về nét riêng trong nội dung và nghệ thuật của các bài thơ có đề tài gần nhau. 3. Học thuộc lòng các bài thơ và cảm thụ được những hình ảnh thơ đẹp, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của một số đoạn thơ hay. IV. Các tác phẩm truyện hiện đại: 1. Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung chủ yếu và giá trị nghệ thuật. 2. Tóm tắt được các tác phẩm – nêu được các tình huống đặc sắc trong truyện và ý nghĩa của các tình huống. 3. Giải thích được ý nghĩa nhan đề văn bản. 4. Nêu ra được những nét tiêu biểu về đời sống xã hội và con người Việt Nam với những tư tưởng, tình cảm của họ. V. Các tác phẩm văn học nước ngoài: Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. B.TIẾNG VIỆT I. Phần cung cấp kiến thức mới: Phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 1. Nắm được đặc điểm, ý nghĩa công dụng của tất cả các phần kiến thức đã được cung cấp. 2. Nhận diện được các đơn vị kiến thức đó. 3. Biết vận dụng kiến thức đó trong nói và viết. Tập trung vào bài tập thực hành ( viết đoạn văn, bài văn hoặc các tình huống giao tiếp cụ thể). II. Tổng kết lại kiến thức từ vựng đã học ở lớp dưới. 1. Ôn lại khái niệm của các đơn vị kiến thức về từ vựng. 1
  2. 2. Nhận biết được các đơn vị kiến thức từ vựng đó. 3. Vân dụng các đơn vị kiến thức về từ vựng vào văn nói và văn viết. C.TẬP LÀM VĂN: 1. Củng cố lại kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8. Kết hợp biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. 2. Khắc sâu kiến thức về văn bản tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm , với nghị luận. 3. Biết xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 4. Văn nghị luận: a. Nghị luận văn học: Viết đoạn văn phân tích các VB truyện, thơ, đoạn trích đã học… b. Nghị luận xã hội: + Dựa vào một số VB đã học và hiểu biết XH, viết đoạn văn, bài văn liên hệ tới một vấn đề trong cuộc sống hiện tại. + Từ văn bản đã học, từ một văn bản ngữ liệu mới, viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý hoặc một sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. D. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 PHẦN I (6.5 điểm). Viết về những người lính lái xe Trường Sơn, Phạm Tiến Duật có những câu thơ: Không có kính ừ thì có bụi Không có kính ừ thì ướt áo Bụi phun tóc trắng như người già Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi (Theo Ngữ văn 9 - tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,5 điểm). Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề bài thơ. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai khổ thơ trên. Câu 3 (4,0 điểm). Cụm từ “không có kính” xuất hiện một lần nữa trong khổ cuối của bài thơ. Chép chính xác khổ thơ ấy. Bằng một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính trong khổ thơ vừa chép. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu phủ định và phép nối để liên kết (Chỉ rõ câu phủ định và từ ngữ liên kết). PHẦN II (3.5 điểm). Đọc văn bản sau: Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần và biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu rả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo. (Trích Những câu hỏi không lãng mạn, Nguyễn Quang Thiều) Câu 1 (0,5 điểm). Về ý nghĩa, câu trả lời của các nhân vật trong bài thơ trên có điểm gì chung? 2
  3. Câu 2 (1,0 điểm). Bài thơ trên có sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Tìm một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có cách sử dụng hình thức ngôn ngữ tương tự. Ghi rõ tên tác giả bài thơ ấy. Câu 3 (2,0 điểm). Với độ dài không quá 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về câu trả lời của con người: “Ta cần được lao động trong sáng tạo.” ĐỀ 2 Sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh, nhà thơ Huy Cận có viết trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá: Thuyền ta lái gió với buồm trǎng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra dậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giǎng. (Trích Ngữ văn 9, tập một (trang 140), NXB Giáo dục,2016) 1. Có người cho rằng, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá giống như một khúc tráng ca. Theo em, đó là lời ca của ai và ca ngợi điều gì? 2. Trong khổ thơ trên, đoàn thuyền đánh cá được miêu tả trong không gian và thời gian nào? 3. Hình ảnh cánh buồm no gió trong khổ thơ trên khiến em liên tưởng đến câu thơ nào trong một bài thơ khác học trong chương trình Ngữ văn THCS? Ghi rõ tên tác phẩm,tác giả. 4. Viết đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp con người lao động được gợi tả trong khổ thơ trên của bài Đoàn thuyền đánh cá. Trong đoạn văn, có sử dụng một phép nối và một thành phần biệt lập phụ chú. Gạch chân và chú thích rõ. Phần II (3,5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Tổ quốc có hương. Mùa hạ hương lúa, mùa thu hương cốm. Mùi lá mùi già đêm giao thừa. Dù ở đâu xa, nghe hương Tổ quốc, có thể nhận ra dáng hình một tình yêu. Tổ quốc có màu. Màu xanh của núi, của cây. Màu vàng của rơm của rạ. Màu đỏ của đất Tây Nguyên. Màu trắng của động cát Quảng Bình, của đồng muối Năm Cǎn... Tổ quốc mình còn có vị. Vị của Tổ quốc là vị mặn. Đât đai này mặn, nước non này mặn. Mặn mồ hôi mặn nước mắt, mặn cả máu của bao thế hệ gìn giữ và tưới tắm mảnh đất này. Ngay cả tình yêu cũng mặn nồng. (Trích Yêu Tổ quốc, yêu Đồng bào, từ nhận thức đến hành động - Đoàn Công Lê Huy) 1. Dấu ba chấm trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 2. Tại sao tác giả lại nhận thấy “Vị của Tổ quốc là vi mặn”? Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn này? 3. Đoạn văn trên thể hiện những trăn trở của tác giả đối với Tổ quốc. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào đối với quê hương, đất nước mình? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi. ----------------------Hết--------------------- ĐỀ 3 Phần I: (6,5 điểm) 3
  4. Thời gian đã đi qua nhưng kí ức tuổi thơ và tình cảm sâu đậm của bà vẫn nguyên vẹn trong cháu: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tu hú kêu sao mà tha thiết thế! Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Câu 2: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ in đậm. Câu 3: Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp trình bày cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý trợ từ và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích rõ trợ từ và lời dẫn trực tiếp). Câu 4: Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương, đất nước đã được thể hiện qua văn bản có những câu thơ trên. Hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về nội dung ấy và ghi rõ tên tác giả. Phần II: (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, "người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. … Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chăn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?” (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo em, vì sao “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”? Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chìa khóa để biến ước mơ thành hiện thực là hành động. ĐỀ 4 Phần I (7,0 điểm) Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: 4
  5. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa chứ, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! (Theo Ngữ văn 9 – tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,25 điểm): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”? Câu 2 (1,25 điểm): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”. Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). Câu 4 (1,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phần II (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thể giới xung quanh chỉ là những cái bóng. Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi. Nhưng nếu một ngày chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành. Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không phải chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này. Cũng như sự yêu thương là có thật. Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu, trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội nhà văn, 2016) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng ta phải làm gì? Câu 3 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, với độ dài không quá 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều kì diệu của sự lắng nghe. ĐỀ 5 Phần I (6 điểm): Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn : 5
  6. … Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc : “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1.0 điểm). Trong đoạn văn trên, nhân vật chính có nói “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Theo em, vì sao anh cảm thấy như vậy? Ngoài ra, đoạn trích còn cho ta biết phẩm chất nào của nhân vật anh thanh niên? Câu 2 (1.0 điểm). Câu văn in đậm là kiểu hình thức ngôn ngữ nào? Tại sao ta có thể nhận ra hình thức ngôn ngữ đó? Câu 3 (3.5 điểm). Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của những con người đáng quý ở mảnh đất Sa Pa được khắc họa trong tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chú thích rõ). Câu 4 (0.5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ ca ngợi những con người lao động, được sáng tác cùng thời kì với “Lặng lẽ Sa Pa”. Đó là tác phẩm nào, ai là tác giả? Phần II (4 điểm): Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ, tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi mới hành động. (…) Không có môi trường, hoàn cảnh, điều kiện như mong muốn thì ta sẽ không làm gì cả. Liệu bạn có định trở thành người như vậy? (Theo Lại Minh Lực, “Học online không hiệu quả là do đâu?”, VnExpess.net) Câu 1 (1.5 điểm). Xét theo mục đích nói, câu văn cuối cùng trong đoạn văn bản thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói? Câu 2 (2.5 điểm). Là học sinh, đặc biệt học sinh cuối cấp, bạn không thể chờ đủ điều kiện thích hợp rồi mới học tập. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ về tinh thần tự giác trong học tập của học sinh trong giai đoạn hiện nay. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2