intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình học giảng dạy và học tập môn Sinh học lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa để nắm chi tiết nội dung các bài tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI SINH 8 HKI NĂM HỌC 2019 ­ 2020 Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các   loài động vật khác ? A. Xương cột sống hình cung B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên  C. Bàn chân phẳng D. Xương đùi bé Câu 2. Quá trình hô hấp gồm mấy giai đoạn chủ yếu: A. 2 B. 3 C. 4    D. 5 Câu 3. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là: A. Tâm nhĩ phải                               B.Tâm nhĩ trái C.  Tâm thất phải                             D. Tâm thất trái Câu 4. Máu được xếp vào loại mô gì ? A. Mô thần kinh B. Mô cơ C. Mô liên kết D. Mô biểu bì Câu 5. Một người kéo một vật nặng 10kg từ nơi thấp lên độ cao 4m thì công   sinh ra là bao nhiêu? A. 90J B. 400N C. 90N.m D. 400J Câu 6. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ? A. 400 cơ B. 600 cơ C. 800 cơ D. 500 cơ Câu 7. Tính chất của cơ là: A. co                                                  B. dãn C. co và dãn                                       D. co, dãn và duỗi Câu 8. Môi trường trong cơ thể gồm: A. máu, huyết tương, huyết thanh B. các tế bào máu, chất dinh dưỡng, nước mô C. bạch huyết, máu, chất dinh dưỡng D. máu, nước mô, bạch huyết Câu 9. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ? A. Mô xương xốp và khoang xương B. Mô xương cứng và mô xương xốp C. Khoang xương và màng xương D. Màng xương và sụn bọc đầu xương Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ: A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
  2. B. Do dinh dưỡng thiếu hụt C. Do lượng cacbonic quá cao D. Do cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic trong cơ Câu 11. Bộ xương người được chia làm 3 phần gồm: A. Xương đầu, xương thân và xương chân B. Xương đầu, xương thân và xương tay C. Xương đầu, xương thân và xương chi D. Xương đầu, xương ngực và xương chi Câu 11: thức ăn được lưu giữ ở dạ dày từ: A. 1 – 3 giờ  B. 3 – 6 giờ C. 3 – 4 giờ D. 1 – 5 giờ Câu 12. Qua tiêu hoá, LIPIT sẽ được biến đổi thành A. glixêrin và axit béo. B. glixêrin và axit amin. C. nuclêôtit và axit amin. D. glixêrin và vitamin. Câu 13. Chọn cặp từ  thích hợp để  điền vào các chỗ  trống trong câu sau :   Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới   đẩy …(2)… và hóa xương. A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài B. (1) : màng xương ; (2) : vào trong C. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong D. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài Câu 14. Khi tâm thất trái co, máu được đổ vào:    A. Tâm thất phải                                     B. Động mạch phổi C. Tâm nhĩ phải                                     D. Động mạch chủ TỰ LUẬN: Câu 1: Chứng minh  tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể, có thể thực hiện đầy đủ những chức năng  của cơ thể như : trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, trả lời kích thích. Vì vậy ta  nói tế bào cũng là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 2: Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích môi trường thông  qua hệ thần kinh . VD: thức ăn vào miệng thì tiết nước bọt Một cung phản xạ:gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm , Nơron hướng tâm ,  Nơron trung gian , Nơron li tâm và cơ quan phản ứng .
  3. Cung phản xạ:là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm  qua  trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng . Câu 3.  Nêu các thành phần và tính chất của xương.  Hãy giải thích vì sao  xương động vật được hầm ( đun sôi lâu ) thì bở?  ­ Xương gồm những thành phần: chất hữu cơ( cốt giao) đảm bảo tính mềm  dẻo và chất khoáng làm cho xương bền chắc. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm ( đun sôi lâu ) thì bở: Xương được hầm lâu thì bở vì dưới tác dụng lâu của nhiệt độ chất cốt giao bị  phân hủy, làm chất vô cơ không liên kết được bởi cốt giao Câu 4. Chứng minh sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú?  ­ Các cơ mặt phân hóa→ có khả năng biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. ­ Cơ vận động lưỡi phát triển→ do người có tiến nói phong phú. ­ Cơ tay phân hóa thành các nhóm phụ, phụ trách các phần khác nhau, riên ngón cái có  8 cơ phụ trách→linh hoạt thuận lợi cho lao động. ­ Cơ chân phát triển, cơ bắp chân→cử động chủ yếu là gập duỗi. Câu 5. Các bạch cầu đã tạo ra hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?  Bạch cầu đã tạo ra 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể : ­ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu Môno) thực hiện   bằng cách hình thành chân giả  bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế  bào rồi tiêu hoá  chúng . ­ Limphô B Tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên ­ Limpho T: Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh Câu 6.  Các nhóm máu ở người ­ Ở người có 4 nhóm máu: A, B, AB. O ­ Sơ đồ truyền máu: A  A O   O                                      AB   AB B  B Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
  4. Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù  hợp, tránh tai biến ( hồng cầu người cho bị  kết dính trong huyết tương người  nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. Câu 7. Chu kỳ co dãn của tim :  Tim co dãn theo chu kỳ . Mỗi chu kỳ co dãn gồm 3 pha : Pha dãn chung :0,4s  Pha nhĩ  co : 0,1s Pha thất co : 0,3s Câu 8. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?  ­ Nicôtin làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.  Có thể gây ung thư phổi. ­ Nitơ ôxit gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở  liều cao. ­ Cacbon ôxit chiếm chổ của ôxi trong hồng cầu làm cho cơ thể ở trạng  thái  thiếu ôxi đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh. Câu 9. Chỉ ra thức ăn và sự tiêu hoá trong hệ tiêu hóa trong cơ thể người ­ Thức ăn gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ ­ Hoạt động tiêu hoá gồm: Ăn và uống, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá  thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải bã ­ Hoạt động tiêu hoá thực chất là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh  dưỡng mà cơ  thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ  các chất thừa   không thể hấp thụ được. Câu 10: Tiêu hoá ở khoang miệng Biến đổi lý học. Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn Tác dụng: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt Biến đổi hoá học  Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt Tác dụng: Biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0