intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân" là tài liệu ôn thi rất hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các em củng cố kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng làm bài thi để hoàn thành tốt nhất bài thi trong kì thi học kì 1 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

  1. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN SINH HỌC 10 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1.Bào quan ribosomekhông có đặc điểm nào? A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein. B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein. C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé. D. Được bao bọc bởi màng kép phospholipid. Câu 2.Nhân điều khiển mọi hoạt động trao đổi chất của tế bào bằng cách nào? A. Ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động. B. Thực hiện tự nhân đôi DNA và nhân đôi NST để tiến hành phân bào. C. Điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng. D. Thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bàocon. Câu 3.Cho các ý sau đây:  (1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào.  (2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau. (3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa).  (4) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp lipid.  (5) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp protein.  Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt? A. 2. B. 3. C. 4.D.5. Câu 4.Bộ máy Golgi không có chức năng nào? A. Gắn thêm đường vào protein. B. Bao gói các sản phẩm tiết. C. Tổng hợp lipid. D. Tạo ra glycolipid. Câu 5.Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực là? A. Vùng nhân. B. Ribosome. C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào. Câu 6.Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. D. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng. Câu 7.Vì sao gọi là tế bào nhân thực? A. Vì có hệ thống nội màng. B. Vì vật chất di truyền là DNA và Protein. C. Vì nhân có kích thước lớn. D. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc. Câu 8.Thành tế bào thực vật không có chức năng nào sau đây? A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào. B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào. C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào. D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất. Câu 9.Cho các ý sau: 1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài. 2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. 3)Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan. 4)Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ. 5)Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực? 1
  2. A. 2. B. 3.C. 4.D. 5. Câu 10.Tế bào nào sau đây không có thành tế bào? A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào động vật. C. Tế bào thực vật. D. Tế bào nấm men. Câu 11. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động. C.thẩm tách. D. thẩm thấu. Câu 12. Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua đâu? A. Kênh protein đặc biệt. B. Các lỗ trên màng. C. Lớp kép phospholipid. D.Kênh protein xuyên màng. Câu 13. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào? A.Khuếch tán qua lớp kép phospholipid. B.Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. C.Nhờ kênh protein đặc biệt. D.Vận chuyển chủ động. Câu 14. Hiện tượng thẩm thấu là A. sự khuếch tán của các chất qua màng. B.sự khuếch tán của các ion qua màng. C.sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. sự khuếch tán của chất tan qua màng. Câu 15. Hiện tượng nào sau đây là ví dụ của cơ chế vận chuyển thụ động? A. Khi nhai cơm lâu sẽ cảm thấy ngọt. B. Nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. C. O2 từ phế nang vào mao mạch phổi. D. Tim bơm máu đi khắp cơ thể.  Câu 16. Vận chuyển (1)…là phương thức vận chuyển các chất qua (2)… mà (3)…. A. (1) chủ động, (2) màng sinh chất, (3) không tiêu tốn năng lượng. B. (1) thụ động, (2) màng sinh chất, (3) không tiêu tốn năng lượng.  C. (1) chủ động, (2) ti thể, (3) tiêu tốn năng lượng.  D. (1) thụ động, (2) màng sinh chất, (3) tiêu tốn năng lượng. Câu 17. Nồng độ glucose trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Tế bào sẽ vận chuyển glucose  bằng cách nào? Vì sao? A. Nhập bào, vì glucose có kích thước lớn. B. Thụ động, vì glucose trong máu cao hơn trong nước tiểu. C. Chủ động, vì glucose là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. D. Nhập bào, vì glucose có kích thước rất lớn. Câu 18.  Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển. B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán. Câu 19. Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?  (1) Vận chuyển qua màng tế bao nhờ kênh protein  (2) Vận chuyển glucose đồng thời với Natri qua màng tế bào  (3) Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào.  (4) Vận chuyển Ca2+ qua màng tế bào.  (5) Vận chuyển Na+, K+ bằng bơm protein qua màng tế bào. 2
  3. A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 20. Xét các hoạt động diễn ra trong tế bào: (1) Tổng hợp các chất cần thiết diễn ra trong tế bào. (2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. (3) Glucose khuếch tán qua màng tế bào. (4) Nước thẩm thấu vào tế bào khi tế bào ngập trong dung dịch nhược trương. Năng lượng ATP được sử dụng trong hoạt động nào? A. 1,2.  B. 2,3.  C. 2,4.  D. 1,4. Câu 21. Nhập bào bao gồm 2 loại là: A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch. B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất rắn có kích thước lớn. C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí. D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch. Câu 22. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccharose không thể đi qua  màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập  trong dung dịch nào sau đây: A. Dung dịch saccharose ưu trương. B. Dung dịch saccharose nhược trương. C. Dung dịch ure ưu trương. D. Dung dịch ure nhược trương. Câu 23. Ví dụ nào sau đây là về hiện tượng xuất bào? A. Hoạt hóa các thành phần phospholipid của màng tế bào. B. Đưa glucose và các acid amin từ trong tế bào biểu mô niêm mạc ruột vào máu. C. Đưa các sản phẩm có tính kháng nguyên lên bề mặt tế bào bạch cầu mono. D. Giải phóng các bọc chứa hormone, protein. Câu 24. Vì sao thường xuyên ngậm nước muối loãng sẽ hạn chế được bệnh viêm họng, sâu răng?  A. Nước muối loãng đã làm cho tế bào vi sinh vật gây bệnh bị co nguyên sinh nên bị mất nước và chết. B. Nước muối loãng thấm vào làm vỡ tế bào vi sinh vật gây bệnh. C. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn giống thuốc kháng sinh. D. Trong điều kiện nước muối loãng chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật gây bệnh bị trương lên làm rối loạn  hoạt động sinh lí. Câu 25.Trong ẩm thực, quả cà chua thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả cà chua, mặt  trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của nở đẹp (cong ra  ngoài), vỏ cà chua sau khi cắt sẽ ngâm vào A. nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài B. môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài. C. nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.  D. nước đường ưu trương và lạnh để cà chua tươi lâu. Câu 26. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ? A. NADPH. B. ATP. C. ADPH D. FADH2. Câu 27. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếuở A. cả 3 nhóm phosphat. B. hai liên kết phosphat gần phân tử đường. C. hai liên kết giữa 2 nhóm phosphat ở ngoài cùng. D. chỉ 1 liên kết phosphat ngoài cùng. 3
  4. Câu 28. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dướiđây là không chính xác? A. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào. B. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình. đồng hóa và dị hóa. C. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinhtrưởng, phát triển, cảm  ứng, sinh sản. D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng. Câu 29. Vai trò của ATP đối với người tập thể hình (GYM)  A. ATP là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. B. ATP phân giải các chất hữu cơ cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. C. ATP hóa giải năng lượng cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. D. ATP giúp cung cấp nước cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. Câu 30. Khi nói về enzyme, nhận định nào dướiđây là chính xác? A. Tốc độ phản ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào hoạt tính của enzyme mạnh hay yếu. B. Hoạt tính của enzyme được đo bằng hình dạng sản phẩm hình thành sau phản ứng.  C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng nănglượng. D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịchngoại bào. Câu 31. Nghiên cứu một số hoạt động sau: 1. Tổng hợp protein. 2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucose qua màng. 3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch. 4. Vận động viên đang nâng quả tạ. 5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP? A. 2.       B. 3.    C. 4.           D. 5. Câu 32. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh  sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng. B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng. C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng. D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng. Câu 33. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là A. bazo nito adenozin, đường ribose, 2 nhóm phosphate. B. bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm phosphate. C. bazo nito adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. D. bazo nito adenine, đường deoxiribose, 1 nhóm phosphat. Câu 34: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ A. quá trình quang phân li nước. B. quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động. C. hoạt động của chuỗi truyền electron. D. sự hấp thụ năng lượng của nước. Câu 35: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục. B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước. C. O2 được giải phóng ra khí quyển. D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối. Câu 36: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?  A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi. B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. 4
  5. C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. D. Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển. Câu 37: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?  A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thilacoit. B. Pha tối của quang hợp không sử dụng nguyên liệu của pha sáng. C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2. Câu 38: Trình tự các giai đoạn trong chu trình Calvin là  A. cố định CO2 → tái sinh chất nhận → khử APG thành ALPG. B. cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh chất nhận. C. khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh chất nhận. D. khử APG thành ALPG → tái sinh chất nhận → cố định CO2. Câu 39: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. ánh sáng mặt trời. B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp. C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp. D. năng lượng hóa học Câu 40:Hoạt động nào sau đây là của vi khuẩn Nitrobacter A. Ôxi hóa H2S. B. sản phẩm tạo ra không có oxygen. C.Oxi hóa nito trong không khí thành nitrat. D. xảy ra trong lục lạp. Câu 41: Khi nói về hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây sai? A.Hóa tổng hợp là phương thức tự dưỡng xuất hiện sớm nhất. B.Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng. C.Một số sinh vật đơn bào nhân thực cũng có khả năng hóa tổng hợp. D.Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nước nên không giải phóng oxi. Câu 42: Hiện tượng xảy ra ở quang tổng hợp mà không có ở hoá tổng hợp là A. Có sử dụng năng lượng của ánh sáng. B. Sản phẩm tạo ra cacbonhiđrat. C. Xảy ra trong tế bào sống. D. Nguồn cacbon sử dụng cho quá trình là CO2. Câu 43: Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước. B. sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng C. giải phóng oxi D. sự tạo thành ATP và NADH Câu 44: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối (1) Giải phóng oxi (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành carbohydrate (3) Giải phóng electron từ quang phân li nước (4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP (5) Tạo ADP, NADP+ Những phương án trả lời đúng là: A. (1), (4).  B. (2), (3).   C. (3), (5).  D. (2), (5). Câu 45:Pha sáng của quang hợp diễn ra ở A. stroma. B. màng tilacôit. C. xoang tilacoit. D. màng ti thể. Câu 46: Điểm giống nhau giữa quang tổng hợp và hóa tổng hợp là A. đều sử dụng nguồn năng lượng của ánh sáng. B. đều sử dụng nguồn năng lượng hóa học. C. đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2 D. đều sử dụng nguồn nguyên liệu H2O. Câu 47. Quá trình hô hấp ở thực vật là A. quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản.  B. quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật. C. quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể. D. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng. 5
  6. Câu 48. Chọn nội dung (1), (2) và (3) phù hợp để hoàn thành câu sau: “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các  chất hữu cơ khi có oxygen thành CO2 và H2O, đồng thời....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ  thể”.  A. (1)quang hợp, (2) tổng hợp, (3) giải phóng năng lượng. B. (1)hô hấp tế bào, (2) tổng hợp, (3) giải phóng năng lượng. C. (1)quang hợp, (2) oxy hóa, (3) giải phóng năng lượng. D. (1)hô hấp tế bào, (2) phân giải, (3) giải phóng năng lượng. Câu 49. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào A. hàm lượng oxygen trong tế bào. B. tỉ lệ giữa CO2/O2. C. nồng độ cơ chất. D. nhu cầu năng lượng của tế bào. Câu 50. Về hô hấp tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào. B. Là sự phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP. C. Hô hấp tế bào thực chất là một chuỗi phản ứng oxy hoá khử. D. Hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào. Câu 51. Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào bao gồm A. oxygen, nước và năng lượng (ATP + nhiệt). B. nước, đường và năng lượng (ATP + Nhiệt). C. nước, khí cabonic và đường. D. khí carbonic, nước và năng lượng (ATP + nhiệt). Câu 52. Năng lượng chính do quá trình hô hấp tạo ra là A. ATP.  B. NADH.  C. ADP.  D. FADH2. Câu 53. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào với nguyên liệu glucose là A. C6H12O6 + 6O2  → 6CO2 + 6H2O. B. 6CO2  + 6 H2O  →  C6H12O6 + 6 O2.  C.6CO2  + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt) → C6H12O6 + 6O2.  D. C6H12O6 + 6 O2  → 6 CO2  + 6 H2O + năng lượng (ATP + nhiệt). Câu 54. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình Kreps → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp. B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Kreps. C. Đường phân → Chu trình Kreps→ Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Kreps → Đường phân. Câu 55. Điều nào sau đây là không đúng với quá trình đường phân? A. Bắt đầu oxy hoá glucose. B. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH. C. Chia glucose thành 2 pyruvic acid. D. Đầu tiên, phân tử glucose được hoạt hoá bằng 3 phân tử ATP. Câu 56.Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? A. glucose → 2 pyruvic acid + 2 ATP + 2 NADH. B. glucose → CO2 + ATP + NADH. C. glucose → nước + năng lượng. D. glucose → CO2 + nước. Câu 57. Ở giai đoạn chu trình Kreps, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là A. glucose. B. pyruvic acid. C. acetyl­CoA. D. NADH, FADH. Câu 58. Nơi diễn ra chu trình Kreps là A. Tế bào chất. B. Chất nền của ti thể.     C. Lục lạp.      D. Màng ti thể. 6
  7. Câu 59. Trong chu trình Krep, mỗi phân tử acetyl– coA được oxy hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử  CO2? A. 1 phân tử. B. 4 phân tử. C. 2 phân tử. D. 3 phân tử. Câu 60. Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm của chu trình Kreps?  (1) ATP. (2) pyruvic acid. (3) NADH. (4) FADH2 (5) CO2.  A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 61. Trong quá trìnhphân giải hiếu khí, giai đoạn nào trực tiếp sử dụng O2? A. Đường phân. B. Chu trình Kreps. C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Kreps. D. Chuỗi chuyền electron hô hấp. Câu 62. Chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở đâu? A. Màng ngoài của ti thể. B. Màng trong của ti thể. C. Cả hai màng ti thể. D. Chất nền của ti thể. Câu 63. Một phân tử glucose qua quá trình hô hấp hiếu khí giải phóng bao nhiêu ATP? A. 2 phân tử ATP. B. 25 phân tử ATP. C. 32 phân tử ATP. D. 40 phân tử ATP. Câu 64.Phân giải kị khí (lên men) từ pyruvic acid có thể tạo ra sản phẩm nào dưới đây? A. Chỉ rượu etylic. B. Rượu etylic hoặc acid lactic. C. Chỉ acid lactic. D. Đồng thời rượu etylic và acid lactic. Câu 65. Chọn nội dung phù hợp để hoàn thành câu sau: “Quá trình tổng hợp tạo nên các chất cung cấp ... (1)... cho quá trình phân giải, ngược lại, quá trình phân giải các chất cung cấp ...(2)... cho quá trình tổng  hợp”. A. (1) nguyên liệu ­ (2) nguyên liệu. B. (1) năng lượng ­ (2) năng lượng. C. (1) nguyên liệu ­ (2) năng lượng và nguyên liệu. D. (1) năng lượng và nguyên liệu ­ (2) nguyên liệu. II. TỰ LUẬN Câu 1. Em có đồng tình với ý kiến: “Để xào rau xanh, ngon, cần cho mắm muối từ đầu và đun lửa nhỏ”? Vì  sao? Câu 2.Tại sao người ta thường ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước khi ăn? Câu 3.Tại sao con người khi hoạt động lại không bị nóng lên nhanh chóng và quá mức như chiếc xe máy khi  chạy? Câu 4. Khi vận động mạnh thì nhu cầu năng lượng của cơ thể sẽ thay đổi như thế nào và quá trình hô hấp  sẽ thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể? Giải thích hiện tượng mỏi cơ khi vận động  mạnh. Câu 5. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp. PHA SÁNG PHA TỐI 7
  8. Nơi xảy ra Điều kiện ánh sáng Nguyên liệu Sản phẩm Câu 6. Phân biệt quá trình phân giải hiếu khí và phân giải kị khí. Phân giải hiếu khí Phân giải kỵ khí Khái niệm Phương trình hóa  học Điều kiện xảy ra Nơi diễn ra Các giai đoạn  chính Chất nhận e cuối  cùng Sản phẩm cuối  cùng Số lượng ATP tạo  ra 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0