Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2024-2025 MÔN SINH 11 Phần 1: Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu 1. Ở người, hệ tiết niệu có bao nhiêu quả thận? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Chức năng chính của thận trong hệ tiết niệu là A. điều hòa đường huyết. B. lọc máu và tạo nước tiểu. C. trao đổi khí với tế bào. D. tạo ra chất dinh dưỡng. Câu 3. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế A. điều hòa huyết áp. B. điều hòa đường huyết. C. điều hòa áp suất thẩm thấu. D. điều hòa nhịp tim Câu 4. Đơn vị chức năng của thận gọi là A. Neuron B. Synapse C. Nephron D. Mast cell Câu 5. Mỗi đơn vị chức năng của thận cấu tạo gồm A. quai Henle và nang Bowman B. niệu quản và bể thận C. mạch máu và ống góp D. cầu thận và ống thận Câu 6 Quá trình hình thành nước tiểu ở thận, gồm các giai đoạn theo trình tự là A. Hình thành nước tiểu lọc máu tiết chất thải tái hấp thu các chất. B. Lọc máu tái hấp thu các chất tiết chất thải hình thành nước tiểu. C. Lọc máu tiết chất thải tái hấp thu các chất hình thành nước tiểu. D. Hình thành nước tiểu lọc máu tái hấp thu các chất tiết chất thải. Câu 7. Nối vai trò của các thành phần của hệ tiết niệu sao cho hợp lí. Gợi ý các thành phần: Hệ mạch máu, thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang. STT Thành phần Chức năng 1 a. nơi chứa nước tiểu tạm thời. 2 b. đưa nước tiểu ra ngoài. 3 c. lọc máu và tạo nước tiểu 4 d. đưa các chất trao đổi chất với thận. 5 e. dẫn nước tiểu xuống bàng quang. Câu 8. Nội môi là? A. môi trường bên trong tế bào, nơi tế bào thực hiện chuyển hóa vật chất. B. môi trường bên trong tế bào, nơi tế bào thực hiện chuyển hóa năng lượng. C. môi trường trên bề mặt cơ thể, nơi thực hiện quá trình trao đổi chất. D. môi trường bên trong cơ thể, nơi tế bào thực hiện trao đổi chất. Câu 9. Trong các thành phần sau, thành phần được xem là nội môi là? Mồ hôi Dịch bạch huyết Dịch mô Nước tiểu Chất nền ti thể. Máu Câu 10. Cân bằng nội môi là A. duy trì sự ổn định môi trường trong mô. B. duy trì sự ổn định môi trường trong cơ quan. C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. D. duy trì sự ổn định môi trường trong tế bào. Câu 11. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. bộ phận tiếp nhận kích thích bộ phận điều khiển bộ phận thực hiện. B. bộ phận điều khiển bộ phận tiếp nhận kích thích bộ phận thực hiện. C. bộ phận tiếp nhận kích thích bộ phận thực hiện bộ phận điều khiển. D. bộ phận thực hiện bộ phận tiếp nhận kích thích bộ phận điều khiển. Câu12. Cân bằng nội môi có tính chất là cân bằng động vì các A. giá trị nội môi được điều chỉnh để luôn thay đổi. B. hệ thống điều hòa luôn trao đổi chức năng. C. giá trị nội môi luôn được điều chỉnh để ổn định. D. bộ phận tiếp nhận luôn thay đổi vị trí.. Câu 13. Cân bằng nội môi thể hiện ở việc nào trong các việc sau đây? Phổi và ruột non đều có bề mặt trao đổi rộng. Khi nồng độ muối trong máu tăng, thận thải ra nhiều muối hơn. Khi lượng oxygen trong máu giảm, ta có cảm giác mệt mỏi Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m – 1,8m. Khi lượng oxygen máu giảm, ta cảm thấy đầu lâng lâng Khi huyết áp tăng, tim giảm nhịp đập và lực co bóp. Khi ăn mặn, ta sẽ có cảm giác khác và đi uống nước. Câu 14. Trong giờ thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. Bạn Tuấn lớp 11T4 đã tiến hành đo nhịp tim, huyết áp, nhịp thở ở 2 thời điểm. Thời điểm 1 (trạng thái nghỉ ngơi); thời điểm 2 (sau khi chạy tại chổ 5 phút). Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về các chỉ tiêu sinh lí của bạn học sinh trên? 1. Nhịp tim ở thời điểm 2 cao hơn thời điểm 1. 2. Thân nhiệt ở thời điểm 2 cao hơn thời điểm 1. 3. Nhịp thở ở thời điểm 2 cao hơn thời điểm 1. 4. Huyết áp ở thời điểm 2 cao hơn thời điểm 1. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu là Khi ăn mặn. Khi tăng glucose máu. Khi bị tiêu chảy, nôn mửa
- Khi say rượu. Khi bị mất máu. Khi đổ nhiều mồ hôi. Câu 16. Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm B. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng. C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng. D. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm Câu 17. Khi tăng hàm lượng chất nào sau đây thì nội môi sẽ có áp suất thẩm thấu giảm? A. Cl. B. Glucose. C. Na+ D. Nước Câu 18. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng. B. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng. C. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm. D. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm. Câu 19. Trong các hormone sau đây, hormone phối hợp điều hòa lượng đường trong máu là A. ADH và aldosterone. B. Insulin và glucagon. C. Thyroxine và adrenaline. D. Estrogen và progesterone. Câu 20. Hai hormone điều hòa lượng đường trong máu được tiết ra bởi A. Tuyến thượng thận. B. Tuyến giáp. C. Tuyến tụy D. Tuyến yên. Câu 21. Loại hormone có tác dụng làm giảm đường huyết là A. Insulin. B. Glucagon. C. Progesteron. D. Thyroxine. Câu 22. Khi xét nghiệm máu một bệnh nhân, người ta thấy nồng độ glucagon cao nồng độ insulin thấp. Giải thích nào sau đây nhiều khả năng đúng nhất? A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt. B. Bệnh nhân này đang mắc bệnh đái tháo đường. C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ trước đó. D. Do nhân viên y tế đo sai lượng hormone Câu 23): Phân tử có bản chất protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó gọi là A. kháng thể. B. kháng nguyên. C. chất cảm ứng. D. chất kích thích. Câu 24 (H): Phòng tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật? A. Da và miễn dịch đặc hiệu. B. Đại thực bào và bạch cầu trung tính. C. Miễn dịch đặc hiệu. D. Miễn dịch không đặc hiệu. Câu 25 (H): Khi cơ thể người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó? A. Tế bào gan. B. Tế bào lympho T2. C. Tế bào lympho B. D. Tế bào lympho T4. Câu 26. Bé trai 4 tuổi được bố mẹ đưa đến bác sĩ nhi khoa vì nôn mửa, đau đầu và đau ở xương cánh tay và chân. Khi sờ nắn, bác sĩ lưu ý rằng nhiều hạch bạch huyết to ra, gan cũng vậy. Được biết, trước khi có những triệu chứng trên thì sức khỏe của bé bình thường. Theo em, bác sĩ nhi khoa nên yêu cầu xét nghiệm máu toàn phần tính để xác định bện nào sau đây? A. bệnh bạch cầu mãn tính. B. bệnh viêm gan siêu vi B. C. bệnh rối loạn tiểu D. bệnh bạch cầu cấp tính. Câu 27. Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng. C. miễn dịch thu được. D. miễn dịch tế bào. Câu 28. Có bao nhiêu thành phần nào sau đây thuộc hệ thống miễn dịch không đặc hiệu? 1. Da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp 2. Nước mắt, nước bọt, dịch dạ dày, dịch nhầy. 3. Kháng thể. 4. Đại thực bào, bạch cầu trung tín. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29. Trong phản ứng viêm, chất histamine có tác dụng A. tiết độc tố để tiêu diệt tác nhân xâm nhập. B. thực bào các tác nhân xâm nhập. C. làm giãn các mạch máu ở vùng bị nhiễm. D. kích thích dưỡng bào tiết ra bạch cầu. Câu 30. Interferon có bản chất là các phân tử A. protein. B. lipid. C. Nucleic acid. D. Carbohydrate Câu 31. Dị ứng là hiện tượng A. cơ thể phản ứng đồng điệu đối với kháng nguyên nhất định. B. cơ thể phản ứng quá mức đối với kháng nguyên nhất định. C. cơ thể phản ứng quá mức đối với kháng thể nhất định.D. cơ thể không nhận diện được các tế bào của hệ miễn dịch Câu 32. Chất hóa học tiết ra các chất gây dị ứng là A. cytokine. B. vitamine. C. hemoglobin. D. histamine. Câu 33. Hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định được gọi là gì? A. Dị ứng. B. Mẫn cảm. C. Sốc. D. Viêm. Câu 34: Ở tim của chim và thú, thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải, chứng tỏ điều gì? A. Lượng máu bơm ra từ tâm thất trái nhiều hơn tâm thất phải. B. Lực co bóp của tâm thất trái mạnh hơn so với tâm thất phải. C. Nhịp co bóp của tâm thất trái nhiều hơn tâm thất phải. D. Máu đi ra từ tâm thất phải loãng hơn. Câu 35: Ở hệ tuần hoàn hở, tại sao máu chảy với tốc độ chậm? A. Hệ mạch cấu tạo đơn giản. B. Tim có cấu tạo đơn giản. C. Kích thước cơ thể nhỏ. D. Nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng thấp. Câu 36: Ở hệ tuần hoàn hở, có cấu tạo chưa hoàn thiện, nhưng vẫn có ưu điểm so với tuần hoàn kín. Ưu điểm đó là gì?
- A. Máu chảy chậm giúp sự trao đổi chất được triệt để. B. Có sắc tố hemoxianin giúp sự trao đổi chất được hiệu quả hơn. C. Tim không cần phải hoạt động mạnh, nhưng trao đổi chất vẫn hiệu quả. D. Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào nên trao đổi chất dễ dàng. Câu 37: Khi nói đến động vật có hệ tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? A. Dẫn máu đi nuôi nửa cơ thể phía trên. C. Vận chuyển máu lên não. B. Dẫn máu đi nuôi phổi. D. Vận chuyển máu đến phổi để trao đổi khí. Câu 38: Khi nói đến nhóm động vật có xương sống, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Chỉ gặp ở các động vật có tim 3 ngăn. B. Là đặc điểm của hệ tuần hoàn đơn. C. Có ở động vật có tim 2 ngăn hoặc 3 ngăn. D. Có thể gặp ở tất cả các lớp động vật. Câu 39: Khi nói đến hệ tuần hoàn kín ở động vật, đặc điểm nào sau đây là sai? A. Hệ mạch phân hoá thành động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ nhanh. C. Tất cả các tế bào đều có thế tắm mình trong máu và nước mô. D. Máu chảy trong mạch kín theo một chiều nhất định. Câu 40. Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là A. bơm và đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn. B. nơi máu trao đổi trao đổi khí O2 và CO2 C. trạm trung gian để máu đi qua. D. chứa và dự trữ máu phân phối đến tế bào. Câu 41. Chức năng của hệ tuần hoàn là A. Vận chuyển các chất trong cơ thể. B. Cung cấp oxygen cho các bộ phận cơ thể C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các bộ phận cơ thể.D. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể Câu 42. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là A. Tim động mạch tĩnh mạch khoang cơ thể tim. B. Tim khoang cơ thể động mạch tĩnh mạch tim. C. Tim tĩnh mạch khoang cơ thể động mạch tim. D. Tim động mạch khoang cơ thể tĩnh mạch tim. Câu 43. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú là A. tim đ/m chủ m/m cơ thể t/m chủ tim đ/m phổi m/m phổi t/m phổi tim B. tim đ/m chủ t/m chủ m/m cơ thể tim đ/m phổi m/m phổi t/m phổi tim C. tim đ/m chủ t/m chủ m/m cơ thể tim đ/m phổi t/m phổi m/m phổi tim D. tim đ/m phổi m/m phổi t/m chủ tim đ/m phổi m/m phổi t/m phổi tim Câu 44. Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn cá nục và hệ tuần hoàn cá voi là gì? A. Cá voi có mao mạch, cá nục không có mao mạch. B. Tim cá voi có 2 ngăn, tim cá nục có 4 ngăn. C. Cá voi có 2 vòng tuần hoàn, cá nục chỉ có 1 vòng tuần hoàn. D. Cá voi có vòng tuần hoàn kín, cá nục có vòng tuần hoàn hở. Câu 45. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở hệ tuần hoàn của chân khớp mà không có ở hệ tuần hoàn của bò sát? 1. Có dịch tuần hoàn, có tim, có hệ mạch. 2. Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – nước mô. 3. Tim luôn bơm máu vào động mạch. 4. Máu chảy liên tục trong mạch kín. A. 2 B. 4 C. 3 D.1 Câu 46. Xét các loài: Trai sông, các chép, tôm hùm, thỏ, ếch đồng. Khi nói về tuần hoàn của các loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Hệ tuần hoàn của cả 5 loài này đều có dịch tuần hoàn. 2. Trong 5 loài này, có 3 loài có hệ tuần hoàn hở. 3. Hệ tuần hoàn của trai sông, máu chảy trong hệ mạch với áp lực thấp. 4. Có 2 loài có hệ tuần hoàn kép. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 47. Chức năng của van tim là A. cho máu đi qua theo hai chiều B. đóng mở theo nhịp đẩy của tim C. ngăn không có máu đi qua D. cho máu đi qua theo một chiều Câu 48. Ở người, bệnh “hở van tim” sẽ kèm theo những hậu quả rất nguy hiểm. Khi nói về hậu quả của bệnh này, phát biểu nào sau đây đúng? 1. Máu chảy ngược lên tâm nhĩ khiến lượng máu nuôi cơ thể không đủ. 2. Tim tăng nhịp đập, làm giảm thời gian nghỉ dẫn đến suy tim. 3. Máu chảy lên tâm nhĩ làm tăng khả năng nhận máu của tâm nhĩ khiến tim hoạt động nhanh hơn dẫn đến tăng khả năng đột quỵ 4. Lượng máu đến mạch vành bị giảm làm lượng máu nuôi tim giảm làm tăng nguy cơ suy tim hoặc nhồi máu cơ tim. A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 4
- Câu 49. Hệ dẫn truyền tim bao gồm A. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje. B. tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje. C. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje. D. tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His Câu 50. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ sự tự động phát xung của A. sợi Purkinje B. nút xoang nhĩ. C. bó His. D. nút nhĩ thất. Câu 51. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trình tự là A. Nút xoang nhĩ phát xung điện Nút nhĩ thất Bó His Mạng lưới Purkinje. B. Nút xoang nhĩ phát xung điện Bó His Nút nhĩ thất Mạng lưới Purkinje. C. Nút xoang nhĩ phát xung điện Nút nhĩ thất Mạng lưới Purkinje Bó His. D. Nút xoang nhĩ phát xung điện Mạng lưới Purkinje Nút nhĩ thất Bó His Câu 52. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số nhịp tim của người này là 60 nhịp/phút. Khi nói về việc này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tim của người đó đập yếu hơn. B. Do công suất tim tăng cho nên thời gian nghỉ của tim được tăng lên. C. Thời gian hoạt động của tim duy trì không thay đổi 30 nhịp /phút. D. Sự thay đổi này có hại cho tim, dễ gây nhồi máu cơ tim ở người khỏe mạnh. Câu 53. Mao mạch, tuy có đường kính rất nhỏ nhưng tổng tiết diện lại rất lớn vì A. mao mạch nằm ở xa tim. B. mao mạch có số lượng lớn. C. mao mạch có vận tốc máu chậm. D. mao mạch có huyết áp thấp. Câu 54. Vận tốc máu cao nhất ở A. tĩnh mạch B. động mạch C. mạch bạch huyết D. mao mạch Câu 55. Vận tốc máu thất nhất ở A. tĩnh mạch B. động mạch C. mạch bạch huyết D. mao mạch Câu 56. Khi nói về sự biến đổi của vận tốc dòng máu trong hệ mạch, phát biểu đúng là A. Vận tốc máu tăng dần trong hệ động mạch. B. Vận tốc máu trong hệ tĩnh mạch gần như không đổi C. Vận tốc máu ở mao mạch gần như bằng không D. Vận tốc máu giảm dần trong hệ tĩnh mạch. Câu 57. Máu chảy ở mao mạch rất chậm có ý nghĩa chính là giúp A. giảm lượng máu lưu thông về tim tránh vỡ tim. B. tế bào có đủ thời gian lọc những chất độc hại trong máu. C. máu có đủ thời gian để thực hiện trao đổi chất với tế bào. D. tế bào có đủ thời gian sản sinh ra hồng cầu đưa vào máu. Câu 58. Hô hấp ở động vật là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể A. lấy O2 từ môi trường cung cấp cho quang hợp và giải phóng CO2. B. lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào và giải phóng CO2. C. lấy CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào và thải O2 D. lấy O2 và CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào và thải H2O Câu 59. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về vai trò của hô hấp đối với động vật? 1. Thải CO2 ra môi trường cung cấp cho quang hợp ở động vật. 2. Cung cấp O2 cho hô hấp tế bào sinh năng lượng. 3. Thải CO2 ra môi trường đảm bảo cân bằng môi trường cơ thể. 4. Tổng hợp các chất qua đó tích lũy năng lượng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 60. Sắp xếp các giai đoạn của hô hấp ở động vật sao cho đúng? A. Thông khí trao đổi khí ở tế bào vận chuyển khí trao đổi khí ở cơ quan hô hấp tế bào. B. Thông khí vận chuyển khí trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí ở tế bào hô hấp tế bào C. Thông khí trao đổi khí ở cơ quan vận chuyển khí trao đổi khí ở tế bào hô hấp tế bào. D. Thông khí trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí ở tế bào vận chuyển khí hô hấp tế bào. Câu 61. Bề mặt trao đổi khí là cơ quan hay bộ phận A. các tế bào trao đổi O2 và CO2 với nhau. B. trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào. C. trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường. D. trao đổi khí O2 và CO2 với động vật khác. Câu 62. Côn trùng và một số chân khớp trên cạn có hình thức hô hấp bằng A. hệ thống ống khí. B. bằng mang. C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể Câu 63. Động vật sau đây trao đổi khi qua ống khí là A. giun đốt, châu chấu. B. lươn, dế mèn. B. ong, gián.D. chim bồ câu, cá. Câu 64. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng được thực hiện nhờ A. sự co dãn của phần bụng. B. sự di chuyển của chân. C. sự nhu động của hệ tiêu hóa. D. sự vận động của cánh Câu 65 (B): Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang? A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng. Câu 66 (H): Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng? A. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang mở. B. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang đóng. C. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng hạ xuống, nắp mang mở. D. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang đóng.
- Câu 67. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào với nguyên liệu glucose là A. C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O. B. 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2. C. 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt) C6H12O6 + 6O2. D. C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt). Câu 68. Hô hấp thực chất là quá trình A. đồng hóa, giải phóng năng lượng. B. đồng hóa, tích lũy năng lượng. C. dị hóa, tích lũy năng lượng. D. dị hóa, giải phóng năng lượng. Câu 69. Trong cây, bộ phận diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật? A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Hoa. Câu 70. Ở thực vật, bào quan thực hiện hô hấp chủ yếu là A. ti thể. B. lục lạp. C. không bào. D. Bộ máy Golgi Câu 71. Quá trình hô hấp ở thực vật có vai trò gì sau đây? 1. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng cho tế bào. 2. Cung cấp năng lượng ATP phục vụ các hoạt động sống của tế bào. 3. Tạo các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất. 4. Góp phần duy trì ổn định nhiệt độ tế bào và cơ thể A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4 Câu 72. Các giai đoạn chính của hô hấp hiếu khí diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình Krebs Đường phân Chuỗi truyền electron hô hấp. B. Đường phân Chuỗi truyền electron hô hấp Chu trình Krebs. C. Đường phân Chu trình Krebs Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Chuỗi truyền electron hô hấp Chu trình Krebs Đường phân. Câu 73. Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau, trật tự đúng là: (1) Đường phân (2) Chuỗi truyền electron hô hấp (3) Chu trình Krebs (4) Oxy hóa pyruvic acid (pyruvate). A. (1) (2) (3) (4) B. (1) (3) (2) (4) C. (1) (4) (3) (2) D. (1) (4) (2) (3) Câu 74. Kết thúc hô hấp hiếu khí, phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucose thu được A. 30 - 32 ATP. B. 26 – 28 ATP. C. 2 ATP. D. 4 ATP. Phân 2 câu đúng sai Câu 75. Các phát biểu sau đây về quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu ở thận là đúng hay sai. Giải thích và cho ví dụ (nếu có). STT Nội dung Đúng Sai Khi áp suất thẩm thấu máu tăng thận tăng cường tái hấp thu nước giúp cân bằng 1 áp suất thẩm thấu. Khi áp suất thẩm thấu tăng kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước gây 2 cảm giác khát. 3 Chỉ có thận tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu. Khi sáp suất thẩm thấu trong máu tăng, ADH tác động lên thận làm tăng đào thải 4 nước ra khỏi máu. 5 Hormone ADH do vùng dưới đối sản xuất và dự trữ ở tuyến yên. Câu 76. Các phát biểu sau đây về cân bằng nội môi đúng hay sai. Giải thích và cho ví dụ (nếu có). STT Nội dung Đúng Sai 1 Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Cơ thể có thể duy trì cân bằng nội môi mà không cần phải có bộ phận tiếp nhận kích 2 thích. 3 Nội môi là môi trường bên trong tế bào được tạo bởi chất nguyên sinh. Khi các giá trị nội môi được cân bằng thì bộ phận tiếp nhận kích thích sẽ không còn 4 nhận được tín hiệu nào khác nữa. Khi một bộ phận của hệ thống điều hòa cân bằng nội môi hoạt động không bình 5 thường sẽ dẫn đến sinh ra các bệnh lí khác nhau. 6 Ở người, chỉ có thận và gan là bộ phận thực hiện trong cân bằng nội môi. 7 Não bộ làm bộ phận điều khiển, tuyến nội tiết là bộ phận thực hiện 8 Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng tĩnh vì các chỉ số luôn không đổi. 9 Các thụ thể, thụ quan chỉ có thể tiếp nhận kích thích bên trong cơ thể. Bộ phận thực hiện sẽ điều chỉnh chỉ số nội môi về trạng cân bằng bằng cách tăng 10 hoặc ngừng hoạt động. 11 Ở người, khi nhịn thở thì pH máu sẽ giảm, và nhịp tim sẽ tăng. 12 Khi chạy bộ hoặc khiên vật nặng sẽ làm tăng huyết áp, giảm nhịp tim tức thời Câu 77. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn đúng hay sai. Giải thích STT Nội dung Đúng Sai 1 Tim ngoài nhiệm vụ và máy bơm và hút máu thì còn là nơi dự trữ máu lâu dài.
- STT Nội dung Đúng Sai 2 Máu chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi khí O2 và CO2 3 Tất cả các loài động vật biết di chuyển đều có hệ tuần hoàn 4 Dịch tuần hoàn ở một số loại động vật là hỗn hợp máu – dịch mô 5 Máu ở tất cả các loài động vật có màu đỏ, do hemoglobin chứa sắt. Câu 78. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn kín đúng hay sai. Giải thích STT Nội dung Đúng Sai 1 Có hệ thống nối giữ hệ thống động mạch và tĩnh mạch. 2 Hệ tuần hoàn hở chỉ có ở cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú 3 Thích hợp với các động vật có kích thước lớn, hoạt động tích cực. 4 Chỉ có một trái tim để bơm và hút máu 5 Gồm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. 6 Hệ tuần hoàn kín có đầy đủ mao mạch, động mạch và tĩnh mạch. 7 Hoạt động của tim tốn nhiều năng lượng hơn của động vật có hệ tuần hoàn hở Câu 79. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn ở động vật đúng hay sai. Giải thích STT Nội dung Đúng Sai 1 Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép. 2 Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín. 3 Ở hệ tuần hoàn kín, tâm thất của tim luôn co trước tống máu vào tâm nhĩ. 4 Hệ tuần hoàn đơn có 1 tim còn hệ tuần hoàn kép có 2 tim. 5 Áp lực, vận tốc máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn. 6 Hệ tuần hoàn đơn tim có 2 ngăn còn hệ tuần hoàn kép tim chỉ có 4 ngăn. 7 Hệ tuần hoàn kép chỉ gặp ở động vật lưỡng cư hoặc sống trên cạn. 8 Hệ tuần hoàn hở là không có hệ mạch và dịch tuần hoàn. 9 Hệ tuần hoàn hở có dịch tuần hoàn/thể tích cơ thể cao hơn hệ tuần hoàn kín 10 Nếu tim ngừng hoạt động thì hệ tuần hoàn sẽ bị ngừng hoạt động. 11 Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu nghèo O2 12 Tất cả các loài động vật có xương sống đều có hệ tuần hoàn kép. 13 Ở các động vật có xương sống từ Lưỡng cư đến lớp Thú có hệ tuần hoàn kép 14 Hệ tuần hoàn hở không cần tim để bơm và hút máu 15 Giun đất không có tim, trong khi bạch tuột và mực ống có tới 3 trái tim Câu 80. Khi nói về hô hấp qua bề mặt cơ thể, hãy cho biết những nhận định sau đúng hay sai. Giải thích. STT Nội dung Đúng Sai Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào, động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi 1 khí qua bề mặt cơ thể. Ở động vật có hình thức trao đổi khí qua màng sinh chất, khí O2 được hấp thụ sẽ đi vào 2 máu và đưa đến từng tế bào. 3 Tất cả động vật thuộc ngàng Giun đốt đều hô hấp qua bề mặt cơ thể. Sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể chủ yếu được thực hiện theo nguyên tắc chủ động hoặc 4 bằng hình thức xuất – nhập bào. 5 Đối với giun đất, khi da khô sẽ dễ dàng trao đổi khí hơn khi da ẩm ướt. Đa phần động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể chỉ có thể sống tốt trong môi trường ẩm ướt 6 hoặc trong nước. Câu 81. Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng ST Đúng Sai Nội dung T 1 Hô hấp thực chất là một chuỗi phản ứng oxy hóa khử phân giải chất hữu cơ 2 Cơ quan hô hấp chủ yếu ở thực vật là lá Hô hấp phá vỡ các liên kết trong các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, toàn bộ năng 3 lượng được giải phóng sẽ được tích lũy trong phân tử ATP. 4 Bào quan thực hiện hô hấp chủ yếu ở thực vật là ti thể và lục lạp. 5 Bản chất hô hấp là quá trình dị hóa, tích lũy năng lượng. 6 Hô hấp ở rễ mạnh vì tế bào rễ cần nhiều năng lượng để hút khoáng chủ động 7 Vai trò chính của hô hấp là tạo ATP cung cấp cho các hoạt động sống Hô hấp thực chất là quá trình chuyển hóa năng trong chât hữa cơ thành hóa năng trong 8 ATP và nhiệt năng 9 Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách như động vật. Câu 82. Khi nói về hô hấp hiếu khí ở thực vật, các phát biểu sau đúng hay sai. Giải thích
- ST Đúng Sai Nội dung T 1 Giai đoạn trực tiếp sử dụng O2 là chu trình Krebs 2 Giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là chuỗi truyền electron hô hấp 3 Nước được tạo ra có nguồn gốc từ oxygen ở giai đoạn đường phân. 4 Acetyl - CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia chuỗi chuyền electron. 5 Năng lượng khi phân giải glucose được giải phóng từ từ để tránh đốt cháy tế bào. 6 Màng trong ti thể diễn ra giai đoạn oxy hóa pyruvic acid. 7 Khi phân giải 1 glucose, kết thúc các quá trình trong ti thể tạo ra 28 – 30 ATP 8 Chuỗi truyền electron hô hấp và chu trình Krebs không diễn ra ở ti thể 9 Nếu đột nhiên hết oxygen, sản phẩm được tạo ra nhiều nhất là FADH2, NADH 10 Pyruvic acid (pyruvate) là chất trực tiếp đi vào chu trình Krebs. 11 NADH, FADH2 không được tạo ra ở chuỗi truyền electron hô hấp. Phần 3: Trả lời ngắn Câu 83. Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí qua bề mặt cơ thể? 1. Thuỷ tức; 2. Trai sông; 3. Tôm; 4. Giun kim; 5. Sán lá gan. 6. Đĩa A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 84. Hình sau đây mố tả quá trình hô hấp ở Giun đất. Qua quá trình hô hấp ở động vật và hình minh họa dưới đây, những phát biểu nào sau đây đúng? 1. Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể, bề mặt trao đổi khí là da 2. Dưới da có nhiều hệ thống mạch máu có chứa sắc tố hô hấp. 3. Sơ đồ vận chuyển khí: O2 ngoài da máu tế bào CO2 máu da ra ngoài. 4. Da giun đất luôn phải khô ráo để quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng hơn. A. 4. B. 2. C. 3 D. 1. Câu 85 Bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm chu trình Kreps? (1) ATP. (2) pyruvic acid. (3) NADH. (4) FADH2. (5) CO2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 86. Năng lượng tế bào thu được (tích lũy) khi đường phân 1 phân tử glucose là A. 4 ATP B. 1 ATP C. 2 ATP D. 34 ATP Câu 87 . Có bao nhiêu thành phần nào sau đây thuộc hệ thống miễn dịch không đặc hiệu? 1. Da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp 2. Nước mắt, nước bọt, dịch dạ dày, dịch nhầy. 3. Kháng thể. 4. Đại thực bào, bạch cầu trung tín. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 88. Các đáp ứng nào sau đây là đáp ứng của miễn dịch không đặc hiệu? Viêm. Sốt. Thực bào. Dị ứng. Tiết interferon, bổ thể. Câu 89. Các cơ quan, bộ phận có khả năng tiết ra bạch cầu là Tủy xương Tuyến yên Tuyến ức Lá lách Hạch bạch huyết Câu 90. Trong các tế bào sau đây, tế bào có khả năng thực bào là Hồng cầu Bạch cầu trung tín Tiểu cầu Đại thực bào Câu 91. Trong cơ thể người, thành phần thuộc thể dịch là? Máu Dịch bạch huyết Sữa Dịch dạ dày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn