intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” giúp các em học sinh ôn tập kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng giải đề thi, nâng cao khả năng ghi nhớ để các em nắm được toàn bộ kiến thức học kì 1 lớp 7. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: SINH 7. I.Trắc nghiệm:Hãy chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào sử dụng để phòng ngừa bệnh sốt rét? A. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. B. Mắc màn khi đi ngủ. C. Không ăn thịt lợn gạo. D. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Câu 2. Loài ruột khoang nào có khung xương đá vôi cứng chắc? A. Hải quỳ B. San hô C. Sứa D. Thủy tức Câu 3. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao Câu 4. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét? A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng. B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột. C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng. D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ. Câu 5. Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? A. Vùi mình sâu vào trong cát. B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn. C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. Câu 6. Ốc sên tự vệ bằng cách nào? A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù. B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng. C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. Câu 7. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm? A. Có vỏ đá vôi. B. Cơ thể phân đốt. C. Có khoang áo. D. Hệ tiêu hoá phân hoá. Câu 8 Loài nào gây hại cho cây trồng? A. Sò B. Ốc bươu vàng C. Bạch tuộc D. Mực Câu 9. Loài thân mềm nào được dùng để làm đồ trang sức? A. Ốc sên B. Ốc bươu vàng C. Bạch tuộc D. Trai Câu 10. Động vật nào thuộc ngành thân mềm sống trên cạn? A. Bạch tuộc B. Mực C. Ốc sên D. Sò Câu 11. Loài nào thuộc ngành thân mềm có tập tính đào lỗ đẻ trứng? A. Ốc vặn B. Ốc sên C. Sò D. Mực Câu 12. Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển? A. Mọt ẩm B. Tôm sông C. Con sun D. Chân kiếm Câu 13. Rận nước có vai trò chủ yếu : A. Làm thức ăn chủ yếu cho cá B. Làm thức ăn cho con người C. Làm vật trang trí D. Làm thuốc chữa bệnh Câu 14. Tôm hùm có vai trò chủ yêú là: A. Làm thức ăn chủ yếu cho cá B. Làm thức ăn cho con người C. Thụ phấn cho cây trồng D. Làm thuốc chữa bệnh Câu 15. Châu chấu là đại diện thuộc lớp:
  2. A. Giáp xác B. Thân mềm C. Sâu bọ D. Hình nhện Câu 16. Câu thơ sau đây nói đến loài động vật nào thuộc lớp sâu bọ? “ con gì mải miết rong chơi Tiếng kêu ra rả gọi mời hè sang” A.Ve sầu B. Ve bò C. Bọ ngựa D. Châu chấu Câu 17. Nhóm động vật nào dưới đây, thuộc lớp sâu bọ có tập tính dự trữ thức ăn? A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ. C. Kiến, ong mật, nhện. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ Câu 18. Loài nào có tập tính chăng tơ bắt mồi? A. Ve sầu B. Nhện C. Chuồn chuồn D. Ong mật Câu19 . Cá chép sống ở môi trường nào? A.Nước ngọt B. Nước lợ C. Nước mặn D. Ở cạn Câu 20 . Cá chép thuộc nhóm động vật nào? A.Động vật đẳng nhiệt B. Động vật biến nhiệt C.Động vật đa bào D. Động vật đơn bào II. Tự luận Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa động vật nguyên sinh và ruột khoang? Vì sao người ta đặt tên cho chúng là ngành ruột khoang ? ĐỘNG VẬT NGYÊN SINH RUỘT KHOANG - Cơ thể đơn bào - Cơ thể đa bào - Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và thải chất bã - Lấy thức ăn,tiêu hóa thức ăn và thải chất bã bằng không bào co bóp và không bào tiêu hóa bằng lỗ miệng , khoang tiêu hóa - Tự vệ bằng cách hình thành bào xác - Tự vệ bằng tế bào gai hay xương đá vôi - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, hữu tính - Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, hữu bằng cách tiếp hợp tính bằng cách hình thành giao tử Vì chỉ có một lỗ miệng thông với môi trường ngoài cho nên chúng lấy thức ăn và thải chất cạn bã đều qua lỗ miệng . Do đó người ta đạt tên cho chúng là ruột khoang Câu 2. Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi. - Có khoang áo phát triển. - Hệ tiêu hoá phân hoá. - Cơ quan di chuyển thường đơn giản riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi nên cơ quan di chuyển phát triển. Lợi ích: - Tác hại: + Làm thực phẩm cho con người. + Làm nguyên liệu xuất khẩu. + Là vật trung gian truyền bệnh. + Làm thức ăn cho động vật. + Ăn hại cây trồng. . + Làm sạch môi trường nước . + Làm đồ trang trí, trang sức. + Có ý nghĩa về địa chất. Câu 3 .Tại sao trong qúa trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần ? Vì lớp vỏ kitin có ngấm thêm canxi giúp cho tôm có bộ xương ngoài cứng rắn, bao bọc và bảo vệ cơ thể nhưng đồng thời lại không thêm làm tôm lớn lên được. Chính vì vậy mà ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần mới lớn lên được Câu 4. Hãy nêu các tập tính của một số đại diện thuộc lớp sâu bọ và một số biện pháp phòng trừ sâu bọ có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường? *Các tập tính của lớp sâu bọ -Nhện có tập tính chăng lưới, bắt mồi -Ong , kiến có tập tính sống thành , bày , đàn, xây tổ , dự trữ thức ăn, -Ve sầu có tập tính kêu vào mùa hè *Các biện pháp phòng chống sâu bọ gây hại: - Các biện pháp thủ công (dùng bẫy đèn, vợt ..), - Biện pháp sinh học: dùng loài thiên dịch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện…) để diệt sâu hại hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật để diệt sâu hại ,..
  3. - Biện pháp canh tác : vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi thời vụ,… Câu 5. Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự tăng trưởng và phát triển gắn liền với sự lột xác - Lợi ích : + Cung cấp thực phẩm cho con người + Là thức ăn cho động vật khác + Thụ phấn cho cây trồng. + Làm thuốc chữa bệnh. + Làm sạch môi trường - Tác hại: + Làm hại cho cây trồng. + Làm hại cho nông nghiệp. + Hại đồ gỗ, tàu thuyền… + Làm vật chủ trung gian truyền bệnh Câu 6. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi người ta thả cá vaò ao hoặc khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng vào ao. Khi vào ao, ấu trùng phát triển và lớn lên Câu 7 . Bằng kiến thức đã học em hãy sắp xếp các đại diện sau đây vào các ngành động vật mà em biết : Trùng biến hình, trùng giày ,rươi , tôm , mực , châu chấu , cào cào, trùng roi xanh, bạch tuộc, trùng sốt rét, đỉa, nhện, vắt, trai , sò? ( Bằng kiến thức đã học, các em tự sắp xếp ) ......... Hết..........
  4. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ THAM KHẢO MÔN: SINH HỌC LỚP: 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề kiểm tra này gồm 02 trang) I.Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (5,0điểm) Câu 1. Nơi kí sinh của trùng sốt rét là: A. Ruột người B. Phổi người C. Máu người D. Khắp mọi nơi trên cơ thể người Câu 2. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào sử dụng để phòng ngừa bệnh sốt rét? A.. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. B. Mắc màn khi đi ngủ. C. Không ăn thịt lợn gạo. D. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Câu 3. Loài ruột khoang nào có khung xương đá vôi cứng chắc? A. Hải quỳ B. San hô C. Sứa D. Thủy tức Câu 4. Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? A. Vùi mình sâu vào trong cát. B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn. C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. Câu 5. Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển? A. Mọt ẩm B. Tôm sông C. Con sun D. Chân kiếm Câu 6. Cái ghẻ sống ở: A. Dưới biển B. Trên cạn C . Da người D. Máu người Câu 7. Châu chấu là đại diện thuộc lớp: A. Giáp xác B. Thân mềm C. Sâu bọ D. Hình nhện Câu 8. Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng? A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng B. Vì chúng hút nhựa cây C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây D. Vì chúng gặm chồi non và lá cây Câu 9. Nhóm động vật nào dưới đây, thuộc lớp sâu bọ có tập tính dự trữ thức ăn? A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ. C. Kiến, ong mật, nhện. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ Câu 10 . Cá chép thuộc nhóm động vật nào? A.Động vật đẳng nhiệt B. Động vật biến nhiệt C.Động vật đa bào D. Động vật đơn bào II. Tự luận: ( 5,0điểm) Câu 1: (2,0 điểm)So sánh sự khác nhau giữa giun đất và trai sông ? Câu 2: (2,0 điểm ) Nêu vai trò của ngành chân khớp? Ở địa phương em áp dụng các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nào mà không gây ô nhiễm môi trường ?
  5. Câu 3:(1,0 điểm) Bằng kiến thức đã học em hãy sắp xếp các đại diện sau đây vào ngành động vật mà em biết: Trùng biến hình, trùng giày, rươi , tôm , mực, châu chấu , cào cào, trùng roi xanh, bạch tuộc, trùng sốt rét, đỉa, nhện, vắt, trai , sò ? ................. Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2