Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp tổng hợp toàn bộ kiến thức môn học trong học kỳ này. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
- ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÍ 10 A. LÝ THUYẾT 1. Chuyển động cơ. Chuyển động thẳng đều Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập đến. Chuyển động có tính tương đối. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. Tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bởi biểu thức: vtb = = ; Đơn vị là m/s hoặc km/h Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t: s = vtbt = vt Phương trình chuyển động thẳng đều: x = xo + s = xo + vt 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian + Vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều. + Vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều. Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên t: a = Với : v = v – vo ; t = t – to ; đơn vị gia tốc là m/s2. Gia tốc là một đại lượng vecto + Trong chuyển động nhanh dần đều: a cùng dấu với vo. + Trong chuyển động chậm dần đều: a ngược dấu với vo. Công thức tính vận tốc: v = vo + at Công thức tính đường đi: s = vot + at2 Phương trình chuyển động: x = xo + vot + at2 Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được: v2 – vo2 = 2as 3. Sự rơi tự do
- Sự rơi của các vật trong không khí + Trong không khí không phải các vật nặng nhẹ khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau. + Yếu tố quyết định đến sự rơi nhanh chậm của các vật trong không khí là lực cản không khí lên vật và trọng lực tác dụng lên vật. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do) + Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do. + Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do + Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi). + Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới. + Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Các công thức của chuyển động rơi tự do v = g.t ; h = ; v2 = 2gh Trong đó: g là gia tốc rơi tự do, h là quãng đường đi được còn t là thời gian rơi. Tại một nơi trên nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau. 4. Chuyển động tròn đều: Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn, tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. Tốc độ dài: v = = r Tốc độ góc: = = = 2πf Đơn vị của tốc độ góc là rađian trên giây (rad/s) Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng. Liên hệ giữa tốc độ góc và chu kì: T = Đơn vị chu kì là giây (s). Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Liên hệ giữa chu kì và tần số: f = Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz). Độ lớn của gia tốc hướng tâm: aht = = r 2 5. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. Sai số tuyệt đối của phép đo Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối.
- Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối. Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên. Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động. Công thức cộng vận tốc : = + Trong đó + là vecto vận tốc tuyệt đối (Vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên). + là vecto vận tốc tương đối (Vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động) + là vecto vận tốc kéo theo (Vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên) Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo : A1 = ; A2 = ; … . Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo : Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số tuyệt đối trung bình và sai số dụng cụ : 6. Tổng hợp và phân tích lực. ĐK cân bằng của chất điểm Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng, đơn vị của lực là niutơn (N). Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng : Điều kiện cân bằng của chất điểm: Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không (). Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần. 7. Ba định luật Niuton. Các lực cơ học
- Định luật I Newton : Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của về hướng và độ lớn. Định luật II Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật hay Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụngthì là hợp lực của các lực đó : Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. Khối lượng có tính chất cộng. Trọng lực. Trọng lượng: + Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là . Trọng lực tác dụng lên vật đặt tại trọng tâm của vật. + Trọng lượng : Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế. +Công thức của trọng lực: Định luật III Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. + Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều: + Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Đặc điểm của lực và phản lực : + Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. + Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. + Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Lực hấp dẫn: + Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn. + Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật. + Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Hệ thức: ; G = 6,67.1011Nm2/kg + Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật. Độ lớn của trọng lực (trọng lượng) : P = G + Gia tốc rơi tự do : g =
- Nếu ở gần mặt đất (h
- Mômen lực đối với một trục quay là là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = F.d; Đơn vị là Niuton mét (N.m). Quy tắc moomen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại. 11. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều : + Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy. + Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. F = F1 + F2 ; (chia trong) Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực song song ở trạng thái cân bằng thì hợp lực của hai lực song song cùng chiều phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực thứ ba. 12. Các dạng cân bằng. Cân bằng của vật có mặt chân đế Các dạng cân bằng : Xét sự cân bằng của các vật có một điểm tựa hay một trục quay cố định. Vật sẽ ở trạng thái cân bằng khi trọng lực tác dụng lên vật có giá đi qua điểm tựa hoặc trục quay. Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định. Khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng : + Kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền, khi đó trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận. + Kéo nó ra xa vị trí cân bằng thì đó là vị trí cân bằng không bền, khi đó trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. + Giữ nó đứng yên ở vị trí mới thì đó là vị trí cân bằng phiếm định, khi đó trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi. B. BÀI TẬP Câu 1: Định nghĩa sự rơi của các vật trong chân không (sụ rơi tự do). Nêu đặc điểm và công thức của sự rơi tự do? Câu 2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí? Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng gia tốc g? Câu 3: Chuyển động như thế nào được coi là chuyển động rơi tự do? Cho ví dụ.
- Câu 4: Một quả bóng khối lượng m = 700g đang nằm yên trên sân cỏ, sau khi bị đá, nó có vận tốc v=10m/s. Tính lực đá của cầu thủ, biết khoảng thời gian va chạm với bóng là t = 0,02s. Câu 5: Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc = 0,3m/s 2. Ô tô khi chở hàng có gia tốc 0,2m/s2. Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong 2 trường hợp là như nhau. Tính khối lượng hàng hoá ? Câu 6: Một chiếc xe khối lượng m = 100kg đang chạy với vận tốc 30,6km/h thì hảm phanh. Biết lực hảm là 250N. Tìm quãng đường xe còn chạy thêm trước khi dừng. Câu 7: Một lực F truyền cho vật khối lượng m1 một gia tốc a1 = 6m/s2, truyền cho vật m2 một gia tốc a2 = 4m/s2. Nếu đem ghép 2 vật đó thành một vật thì lực F đó truyền cho vật ghép một gia tốc bao nhiêu? Câu 8: Một xe lăn khối lượng m = 1kg đang nằm yên trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Tác dụng vào xe một lực F nằm ngang thì xe đi được quãng đường s = 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm lên xe một vật khối lượng m’= 0,25kg thì xe chỉ đi được quãng đường s’ bằng bao nhiêu trong thời gian t? Bỏ qua ma sát. Câu 9: Dưới tác dụng của lực F nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi được quãng đường 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng xe ? Câu 10: Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhỏ và nhẹ. Đặt 2 xe sát nhau để lò xo bị nén lại rồi buông ra. Sau đó 2 xe chuyển động ngược nhau, đi được các quãng đường s1 = 1m, s2 = 2m trong cùng một thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tính tỉ số khối lượng 2 xe ? Câu 11: Trái đất có khối lượng m1 = 6.1024 kg. Mặt trăng có khối lượng m2 = 7,2.1022 kg.Khoãng cách từ tâm trái đất đến tâm mặt trăng là 3,8.105 km. a. Tính lực hấp dẫn giữa trái đát và mặt trăng b. Tại điểm nào trên đường nối tâm của chúng,lực hấpdẫn đặt vào một vật tại đó triệt tiêu ? Câu 12: Biết bán kính sao hoả bằng 0,53 bán kính trái đất , khối lượng sao hoả bằng 0,11 khối lượng trái đất,gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g 0 = 9,81m/s2.Tìm độ lớn gia tốc rơi tự do trên sao hoả? Câu 13: Treo một vật có trọng lượng 2N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80mm. Hãy tính : a. Độ cứng của lò xo ? b. Trọng lượng chưa biết ? Câu 14: Một lò xo có độ cứng k = 50N/m. Khi bị kéo bằng lực 100N thì lò xo có chiều dài 52cm. Hỏi khi bị nén bằng lực 150N thì lò xo có chiều dài bằng bao nhiêu ?
- Câu 15: Một vật có trọng lượng p = 200N đặt trên mặt sàn nằm ngang. Cần kéo vật bằng một lực theo phương ngang bằng bao nhiêu để : a. Vật trượt đều? b. Vật trượt nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2? Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,4, lấy g = 10m/s2 Câu 16: Một xe điện đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh đột ngột, bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng hẳn? Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8 m/s2 Câu 17: Một vật có khối lượng m = 40kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200N.Hệ số ma sát giữa vật và sàn là = 0,25. Tính : a. Gia tốc của vật ? b. Vận tốc của vật ở cuối giây thứ 3 ? c. Đoạn đường mà vật đi được trong 3 giây đầu ? Câu 18: Một vật khối lượng m =4kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực F làm với hướng chuyển động một góc = 300. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là = 0,3 . Tính độ lớn của lực để : a. Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25m/s2 ? b. vật chuyển động thẳng đều ? Lấy g = 10m/s2 .(hình vẽ giống bài 30 ) Bài 19: Một người dùng dây buộc vào một thùng gỗ và kéo nó trượt trên sàn bằng một lực 90N theo hướng nghiêng 300 so với mặt sàn. Thùng có khối lượng 20kg. Hệ số ma sát trượt giữa đáy thùng và sàn là 0,5. Lấy g = 10m/s2.. Tính : a. Gia tốc của thùng ? b. Quãng đường thùng đi được sau 20s ? Bài 20: Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36km/h. Hãy xác định áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất . Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10m/s2. Bài 21: Tác dụng 2 lực F1, F2 vào một tấm ván quay quanh một tâm O.Cánh tay đòn của lực F1 và F2 đối với tâm O lần lượt là 20 cm và 30 cm. Tấm ván không quay. a. Tìm tỉ số F1 và F2 b. Biết F1 = 20 N. Tìm F2. Bài 22: Một người gánh một quang gánh dài 1 m nằm ngang. Vị trí đặt vai ở ngay chính giữa gánh. Ở phía sau treo một vật nặng có khối lượng 30 kg ở cuối gánh. Hỏi người đó phải tác dụng một lực F bằng bao nhiêu vào vị trí cách vai 20 cm để giữ gánh thăng bằng?
- Bài 23: Đặt một thanh AB dài 5m có khối lượng 20 kg lên một điểm O cách A một đoạn 1,2 m. Phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu ở vị trí điểm B để có thể giữ thanh thăng bằng? Bài 24: Đặt một thanh AB dài 3m có khối lượng 15 kg lên một điểm O cách A một đoạn 1 m. Để thanh thăng bằng, người ta phải đặt thêm một vật có khối lượng 5kg. Xác định vị trí để đặt vật. Bài 25:Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào? Chịu một lực bằng bao nhiêu? Bài 26: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt bằng bao nhiêu? Bài 27:Một người dùng búa để nhổ một chiếc định, khi người đó tác dụng một lực 50N vào đầu búa thì định bắt đầu chuyển động . Biết cánh tay đòn của lực tác dụng của người đó là 20cm và của lực nhổ đinh khỏi gỗ là 2cm. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 20182019
- MÔN: VẬT LÍ 10 Đề gồm 21 câu trắc nghiệm (7 điểm) + 3 câu tự luận (3 điểm) Nội dung kiểm tra: Chương I. Động học chất điểm; Chương II. Động lực học chất điểm; Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn Thông Vận dụng Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết hiểu thấp cao 1. Chuyển động cơ. Chuyển động 1 câu TN 1 câu TN x x thẳng đều 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều 1 câu TN 1 câu TN x x 1 câu tự 3. Sự rơi tự do 1 câu TN x x luận 4. Chuyển động tròn đều x 1 câu TN x x 5. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. Sai số 1 câu TN 1 câu TN x x tuyệt đối của phép đo 6. Tổng hợp và phân tích lực. ĐK 2 câu TN x x cân bằng của chất điểm 7. Ba định luật Niutơn. Các lực cơ 1 câu tự 3 câu TN 1 câu TN x học luận 8. Chuyển động ném ngang 1 câu TN x x x 9. Cân bằng của vật chịu tác dụng 1 câu TN x x x của 2 lực, 3 lực không song song 10. Cân bằng của vật có trục quay 1 câu TN 1 câu TN x cố định. Mômen lực 1 câu tự luận 11. Quy tắc hợp lực song song cùng 1 câu TN x x chiều 12. Các dạng cân bằng. Cân bằng 1 câu TN x x x của vật có mặt chân đế Số câu 14 câu 6 câu trắc 1 câu tự 1 câu tự trắc nghiệm, 1 luận luận
- câu tự nghiệm luận (1 điểm) (1 điểm) (1 điểm) Tổng cộng: 20 câu trắc nghiệm/7điểm; 03 câu tự luận/3điểm./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 31 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p | 56 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 35 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 35 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 53 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p | 22 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn