intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi học kì sắp tới. Đồng thời, đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi hướng dẫn ôn tập môn Vật lí cho các em học sinh. Mời thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA         TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC: 2020 ­2021 I/LÝ THUYẾT Câu 1/ Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng? Nêu 3 ví dụ về nguồn sáng,   3 ví dụ về vật được chiếu sáng ­ Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng ­ Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.      VD: HS tự nêu ví dụ Câu 2/ Phát biểu Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Người ta biểu diễn tia   sáng như thế nào? Vẽ hình biểu diễn cho tia sáng ­  Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh  sáng truyền đi theo đường thẳng ­ Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ  hướng gọi là tia sáng Câu 3/ Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng.  ­ Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ  nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương  ở  điểm   tớ i + Góc phản xạ bằng góc tới Câu 4/ Nêu đặc điểm  ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi,   gương cầu lõm. ­ Gương phẳng: ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật ­ Gương cầu lồi: ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật ­ Gương cầu lõm: ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật Câu 5/ Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của các nguồn âm. Nêu 3 ví dụ  về   nguồn âm và cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm. ­ Vật phát ra âm gọi là nguồn âm ­ Các vật phát ra âm đều dao động             VD: HS tự nêu ví dụ Câu 6/ Tần số là gì? Đơn vị của tần số là gì? Tai người nghe được âm có tần số   bao nhiêu?  ­ Số dao động trong 1 giây gọi là tần số ­ Đơn vị của tần số là héc.kí hiệu Hz ­ Tai người nghe được âm thanh có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz Câu 7/ Âm phát ra cao (bổng), thấp (trầm) khi nào? ­ Âm phát ra càng bổng (càng cao)  ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số  dao động  càng lớn. ­ Âm phát ra càng trầm (càng thấp) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số  dao động  càng nhỏ.
  2. Câu 8/ Biên độ dao động là gì? Âm phát ra to (nhỏ) khi nào?Độ  to của âm được   đo bằng đơn vị nào? ­ Độ  lệch lớn nhất của vật dao động so với vị  trí cân bằng của nó được gọi là biên   độ dao động. ­ Âm phát ra to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn ­ Âm phát ra nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ ­ Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (kí hiệu là dB). Câu  9/  Âm  truyền  được trong môi trường nào, không truyền  được trong môi   trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường. ­ Âm có thể truyền được trong các môi trường chất rắn, lỏng, khí ­ Âm không thể truyền được trong môi trường chân không ­ Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất   lỏng lớn hơn trong chất khí Câu 10/ a/ Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? ­ Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. ­ Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 s. b/ Vật có tính chất như thế nào thì phản xạ âm tốt? phản xạ âm kém? Nêu ví dụ. ­ Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)      VD: mặt đá hoa, tường gạch…. ­ Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém      VD: miếng xốp, rèm nhung…. Câu 11/ Nêu một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? ­ Giảm độ to của tiếng ồn phát ra ­ Ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn. ­ Làm cho âm truyền theo hướng khác. II/ VẬN DỤNG:  Một số bài tập tham khảo Câu 1/ Chiếu 1 tia sáng SI tới gương phẳng G, tạo với gương 1 góc 30 0  a. Hãy vẽ tia phản xạ b. Tính góc phản xạ và góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ  S Câu 2/ Chiếu 1 tia sáng tới gương phẳng G, cho tia phản xạ IR tạo với gương 1 góc   450  a. Hãy vẽ tia tới b. Tính góc tới và góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ  Câu 3/ Cho 2 lá thép, lá thép thứ nhất trong 2 phút 30 giây dao động 1500 lần, lá thép   thứ hai trong 3 phút 20 giây dao động 2400 lần. Hỏi lá thép nào dao động nhanh hơn?  
  3. Lá thép nào phát ra âm trầm hơn? Tai ta có thể nghe được các âm thanh đó không? Vì  sao? Câu 4/ Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng 1 lúc, nhưng ta thường nhìn   thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét? Giải thích? Câu 5/ Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. a. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con  nào vỗ cánh nhiều hơn? b. Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra? Câu 6/ Tại sao để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa, người ta áp tai xuống đất để nghe? Câu 7/ Giả sử nhà em ở sát mặt đường, nơi thường xuyên có các loại xe ô tô, xe máy  hoạt động. Em hãy nêu một số phương án làm giảm tiếng ồn cho nhà mình. Câu 8/ Bạn Nam đang chơi đàn ghita. a. Bạn ấy đã thay đổi độ to của âm bằng cách nào? Giải thích tại sao? b. Dao động và tần số  dao động của sợi dây đàn khác nhau như  thế nào khi bạn ấy  chơi nốt cao và nốt thấp?    Câu 9/ Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát  ra siêu âm rồi thu lại âm phản xạ  sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong   nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển. Câu 10/ Trong 2/3 giây âm thanh truyển được 1km.Hỏi môi trường truyền âm đó là gì   ? **Chúc các em ôn tập tốt**
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2