Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 (KHXH) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 3
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 (KHXH) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 (KHXH) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ BÀI 1. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Câu 1: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(4πt + π/3) cm. Chu kỳ và tần số dao động của vật là A. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. B. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz C. T = 0,25 (s) và f = 4 Hz. D. T = 4 (s) và f = 0,5 Hz. Câu 2: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(5πt + π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là A. A = 2 cm và ω = π/3 (rad/s). B. A = 2 cm và ω = 5 (rad/s). C. A = – 2 cm và ω = 5π (rad/s). D. A = 2 cm và ω = 5π (rad/s). Câu 3: Phương trình dao động điều hoà của một chất điểm có dạng x = Acos(ωt + φ). Độ dài quỹ đạo của dao động là A. A. B. 2A. C. 4A D. A/2. Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Biên độ dao động của vật là A. A = 4 cm. B. A = 6 cm. C. A= –6 cm. D. A = 12 m. Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kỳ dao động của chất điểm là A. T = 1 (s). B. T = 2 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 1,5 (s). Câu 6: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Tần số dao động của vật là A. f = 6 Hz. B. f = 4 Hz. C. f = 2 Hz. D. f = 0,5 Hz. Câu 7: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là A. 1 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. –1 cm. Câu 8: Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. C. lệch pha vuông góc so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ. Câu 9: Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. C. lệch pha vuông góc so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ. Câu 10: Trong dao động điều hoà A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc. B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc. C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc. D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc. Câu 11: Chọn câu sai khi so sánh pha của các đại lượng trong dao động điều hòa ? A. li độ và gia tốc ngược pha nhau. B. li độ chậm pha hơn vận tốc góc π/2. C. gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc π/2. D. gia tốc chậm pha hơn vận tốc góc π/2. Câu 12: Vận tốc trong dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi A. li độ có độ lớn cực đại. B. gia tốc cực đại. C. li độ bằng 0. D. li độ bằng biên độ. Câu 13: Một chất điểm dao động điều hoà trên quỹ đạo MN = 30 cm, biên độ dao động của vật là A. A = 30 cm. B. A = 15 cm. C. A = – 15 cm. D. A = 7,5 cm. Câu 14: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ), tại thời điểm t = 0 thì li độ x = A. Pha ban đầu của dao động là A. 0 (rad). B. π/4 (rad). C. π/2 (rad). D. π (rad). Câu 15: Dao động điều hoà có vận tốc cực đại là vmax = 8π cm/s và gia tốc cực đại amax= 16π2 cm/s2 thì tần số góc của dao động là A. π (rad/s). B. 2π (rad/s). C. π/2 (rad/s). D. 4π (rad/s). Câu 16: Dao động điều hoà có vận tốc cực đại là vmax = 8π cm/s và gia tốc cực đại amax= 16π2 cm/s2 thì biên độ của dao động là A. 3 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 8 cm. Câu 17: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Gia tốc của chất điểm tại li độ x = 10 cm là A. a = –4 m/s2 B. a = 2 m/s2 C. a = 9,8 m/s2 D. a = 10 m/s2 Câu 18: Chọn phương trình biểu thị cho dao động điều hòa của một chất điểm? 1
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. x = Acos(ωt + φ) cm. B. x = Atcos(ωt + φ) cm. C. x = Acos(ω + φt) cm. D. x = Acos(ωt2 + φ) cm. Câu 19: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ). Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động bằng A. vmax = A2ω B. vmax = Aω C. vmax = –Aω D. vmax = Aω2 Câu 20: Một vật dao động điều hoà chu kỳ T. Gọi vmax và amax tương ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ đúng giữa vmax và amax là v 2vmax v 2vmax A. amax = max B. amax = C. amax = max D. amax = T T 2T T Câu 21: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10, gia tốc của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là A. 40 cm/s2 B. –40 cm/s2 C. ± 40 cm/s2 D. – π cm/s2 Câu 22: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(10t – 3π/2) cm. Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng 2π/3 là A. x = 30 cm. B. x = 32 cm. C. x = –3 cm. D. x = – 40 cm. Câu 23: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Vận tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là A. v = 25,12 cm/s. B. v = ± 25,12 cm/s. C. v = ± 12,56 cm/s D.v = 12,56 cm/s. Câu 24: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là A. a = 12 m/s2 B. a = –120 cm/s2 C. a = 1,20 cm/s2 D. a = 12 cm/s2 Câu 25: Một vật dao động điều hoà theo trục Ox, trong khoảng thời gian 1 phút 30 giây vật thực hiện được 180 dao động. Khi đó chu kỳ và tần số động của vật lần lượt là A. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz. B. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. C. T = 1/120 (s) và f = 120 Hz. D. T = 2 (s) và f = 5 Hz. Câu 26: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Khi nó có li độ là 3 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số góc dao động là A. ω = 5 (rad/s). B. ω = 20 (rad/s). C. ω = 25 (rad/s). D. ω = 15 (rad/s). Câu 27: Một vật dao động điều hòa thực hiện được 6 dao động mất 12 (s). Tần số dao động của vật là A. 2 Hz. B. 0,5 Hz. C. 72 Hz. D. 6 Hz. Câu 28: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Vật thực hiện được 5 dao động mất 10 (s). Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là A. vmax = 2π cm/s. B. vmax = 4π cm/s. C. vmax = 6π cm/s. D. vmax = 8π cm/s. Câu 29: Trong một dao động điều hòa đại lượng nào sau đây của dao động không phụ thuộc vào điều kiện ban đầu? A. Biên độ dao động. B. Tần số dao động. C. Pha ban đầu. D. Cơ năng toàn phần. Câu 30: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tần số dao động f = 4 Hz. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí x = 4 cm theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là A. x = 8sin(8πt + π/6) cm. B. x = 8sin(8πt + 5π/6) cm. C. x = 8cos(8πt + π/6) cm. D. x = 8cos(8πt + 5π/6) cm. Câu 31: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tần số dao động f = 2 Hz. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là A. x = 8sin(4πt) cm. B. x = 8sin(4πt + π/2) cm. C. x = 8cos(2πt) cm. D. x = 8cos(4πt + π/2) cm. Câu 32: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tần số dao động f = 4 Hz. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí x = 4 cm theo chiều dương. Phương trình vận tốc của vật là A. v = 64πsin(8πt + π/6) cm. B. v = 8πsin(8πt + π/6) cm. C. v = 64πcos(8πt + π/6) cm. D. v = 8πcos(8πt + 5π/6) cm. Câu 33: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos(ωt) thì gốc thời gian chọn lúc A. vật có li độ x = – A B. vật có li độ x = A. C. vật đi qua VTCB theo chiều dương. D. vật đi qua VTCB theo chiều âm. Câu 34: Phương trình vận tốc của vật là v = Aωcos(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = – A. 2
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây B. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = A. C. Gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. D. Gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB theo chiều âm. Câu 35: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm thì A. chu kỳ dao động là 4 (s). B. Chiều dài quỹ đạo là 4 cm. C. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm. D. tốc độ khi qua vị trí cân bằng là 4 cm/s. Câu 36: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10cos(2πt + ) cm thì gốc thời gian 6 chọn lúc A. vật có li độ x = 5 cm theo chiều âm. B. vật có li độ x = – 5 cm theo chiều dương. C. vật có li độ x = 5 3 cm theo chiều âm. D. vật có li độ x = 5 3 cm theo chiều dương. BÀI 2. CON LẮC LÒ XO Đại cương về con lắc lò xo: Câu 1: Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là m k 1 k 1 m A. B. C. D. k m 2 m 2 k Câu 2: Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo m k 1 k 1 m A. f 2 B. f 2 C. f D. f k m 2 m 2 k Câu 3: Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo là m k 1 k 1 m A. T 2 B. T 2 C. T D. T k m 2 m 2 k Câu 4: Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào A. biên độ dao động. B. cấu tạo của con lắc. C. cách kích thích dao động. D. pha ban đầu của con lắc. Câu 5: Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m = 250 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tần số dao động của con lắc là A. f = 20 Hz B. f = 3,18 Hz C. f = 6,28 Hz D. f = 5 Hz Câu 6: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có có khối lượng m = 0,2 kg, độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Tần số góc của dao động là (lấy π2 = 10) A. ω = 4 rad/s B. ω = 0,4 rad/s. C. ω = 25 rad/s. D. ω = 5π rad/s. Câu 7: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật thực hiện được 10 dao động mất 5 (s). Lấy π2 = 10, khối lượng m của vật là A. 500 (g) B. 625 (g). C. 1 kg D. 50 (g) Câu 8: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 500 (g) và lò xo có độ cứng k. Trong 5 (s) vật thực hiện được 5 dao động. Lấy π2 = 10, độ cứng k của lò xo là A. k = 12,5 N/m B. k = 50 N/m C. k = 25 N/m D. k = 20 N/m Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là (lấy π2 = 10) A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5 (s). Câu 10: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5π (s). Câu 11: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg. Trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Độ cứng của lò xo là A. 60 N/m B. 40 N/m C. 50 N/m D. 55 N/m Câu 12: Khi gắn vật nặng có khối lượng m1 = 4 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ dao động điều hòa với chu kỳ T1 = 1 (s). Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo trên thì hệ dao động với khu kỳ T2 = 0,5 (s). Khối lượng m2 bằng A. m2 = 0,5 kg B. m2 = 2 kg C. m2 = 1 kg D. m2 = 3 kg Câu 13: Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m = 250 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tần số góc dao động của con lắc là 3
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. ω = 20 rad/s B. ω = 3,18 rad/s C. ω = 6,28 rad/s D. ω = 5 rad/s Câu 14: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu không thay đổi cấu tạo của con lắc, không thay đổi cách kích thích dao động nhưng thay đổi cách chọn gốc thời gian thì A. biên độ, chu kỳ, pha của dao động sẽ không thay đổi B. biên độ và chu kỳ không đổi; pha thay đổi. C. biên độ và chu kỳ thay đổi; pha không đổi D. biên độ và pha thay đổi, chu kỳ không đổi Câu 15: Một lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Một đầu của lò xo gắn vào điểm O cố định. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 160 (g). Tần số góc của dao động là A. ω = 12,5 rad/s. B. ω = 12 rad/s. C. ω = 10,5 rad/s. D. ω = 13,5 rad/s. Câu 16: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Tần số dao động của con lắc lò xo là (lấy π2 = 10) A. 4 Hz B. 2,5 Hz C. 25 Hz D. 5π Hz Câu 17: Một vật khối lượng m = 81 (g) treo vào một lò xo thẳng đứng thì tần số dao động điều hoà của vật là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo vật có khối lượng m' = 19 (g) thì tần số dao động của hệ là A. f = 11,1 Hz. B. f = 12,4 Hz. C. f = 9 Hz. D. f = 8,1 Hz. Câu 18: Con lắc lò xo có tần số là f = 2 Hz, khối lượng m = 100 (g), (lấy π = 10 ). Độ cứng của lò 2 xo là: A. k = 16 N/m B. k = 100 N/m C. k = 160 N/m D. k = 200 N/m Câu 19: Một con lắc lò xo dao động điều hoà có A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật. B. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật. C. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo. D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc 2 của độ cứng của lò xo. Câu 20: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa. Vật nặng có khối lượng m = 500 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Lấy g = 10 m/s2, chu kỳ dao động của vật là A. T = 0,5 (s). B. T = 0,54 (s). C. T = 0,4 (s). D. T = 0,44 (s). Câu 21: Một vật khối lượng m = 200 (g) được treo vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 80 N/m. Từ vị trí cân bằng, người ta kéo vật xuống một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ. Khi qua vị trí cân bằng vật có tốc độ là A. v = 40 cm/s. B. v = 60 cm/s. C. v = 80 cm/s. D. v = 100 cm/s. Câu 22: Một con lắc lò xo, gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m, vật có khối lượng 2 kg, dao động điều hoà dọc. Tại thời điểm vật có gia tốc 75 cm/s2 thì nó có vận tốc 15 3 cm/s. Xác định biên độ dao động của vật? A. 5 cm B. 6 cm C. 9 cm D. 10 cm Câu 23: Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng 500 g treo vào đầu lò xo có độ cứng k = 2,5 N/cm. Kích thích cho vật dao động, vật có gia tốc cực đại 5 m/s2. Biên độ dao động của vật là A. 5 cm. B. 2 cm C. 5 cm D. 1 cm Câu 24: Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m 1 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T1. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T2. Hỏi khi treo lò xo với vật m = m1 + m2 thì lò xo dao động với chu kỳ T12 T22 T1T2 A. T = T1 + T2 B. T = T12 T22 C. T = D.T = T1T2 T12 T22 Câu 25: Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m1 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T1. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T2. Hỏi khi treo lò xo với vật m = m1 – m2 thì lò xo dao động với chu kỳ T thỏa mãn, (biết m1 > m2) T12 T22 T1T2 A. T = T1 - T2 B. T = T1 T2 2 2 C. T = D.T = T1T2 T12 T22 Câu 26: Một lò xo có độ cứng k mắc với vật nặng m1 có chu kỳ dao động T1 = 1,8 (s). Nếu mắc lò xo đó với vật nặng m2 thì chu kỳ dao động là T2 = 2,4 (s). Chu kỳ dao động khi ghép m1 và m2 với lò xo là? A. T = 2,5 (s). B. T = 2,8 (s). C. T = 3,6 (s). D. T = 3 (s). Câu 27: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao 4
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây động của vật. A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 28: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu kỳ dao động của vật A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 29: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật có khối lượng m thì tần số dao động của con lắc A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 30: Một vật có khối lượng m = 250 (g) treo vào lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Từ VTCB ta truyền cho vật một vận tốc 40 cm/s theo phương của lò xo. Chọn t = 0 khi vật qua VTCB theo chiều âm. Phương trình dao động của vật có dạng nào sau đây? A. x = 4cos(10t - π/2) cm. B. x = 8cos(10t - π/2) cm. C. x = 8cos(10t + π/2)cm. D. x = 4cos(10t + π/2)cm. Lực hồi phục: Câu 31: Một có khối lượng m = 10 (g) vật dao động điều hoà với biên độ A = 0,5 m và tần số góc ω = 10 rad/s. Lực hồi phục cực đại tác dụng lên vật là A. 25 N B. 2,5 N C. 5 N. D. 0,5 N. Câu 32: Một con lắc lò xo gồm quả cầu có khối lượng m = 100 (g) dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 2sin(10πt + π/6) cm. Độ lớn lực phục hồi cực đại là A. 4 N B. 6 N C. 2 N D. 1 N Câu 33: Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 8 cm, chu kỳ T = 0,5 (s), khối lượng quả nặng m = 0,4 kg. Lực hồi phục cực đại là A. Fhp.max = 4 N B. Fhp.max = 5,12 N C. Fhp.max = 5 N D. Fhp.max = 0,512 N Năng lượng của con lắc lò xo Câu 34: Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin(4πt + π/2) (cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng A. 0,25s. B. 1,50s. C. 0,50s. D. 1,00s. Câu 35: Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng nhỏ không đáng kể,có độ cứng k = 40 N/m gắn với quả cầu có khối lượng m. Cho quả cầu dao động với biên độ 5cm. Động năng của quả cầu ở vị trí ứng với li độ 3cm là: A. 0,018J. B. 0,5J. C. 320J. D. 0,032J. Câu 36: Chọn câu đúng: A. Năng lượng của dao động điều hòa chỉ phụ thuộc đặc điểm của hệ. B. Năng lượng dao động điều hòa của hệ bằng động năng của quả cầu khi qua vị trí cân bằng. C. Năng lượng của dao động điều hòa biến thiên theo thời gian. D. Khi biên độ của vật dao động điều hòa tăng gấp đôi thì năng lượng của hệ giảm một nửa. Câu 37: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ 0,1 m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí cân bằng 6 cm thì động năng của con lắc bằng A. 0,32J. B. 6,4mJ. C. 0,64J. D. 3,2mJ. Câu 38: Cơ năng của một chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với A. biên độ dao động. B. bình phương biên độ dao động. C. chu kì dao động. D. li độ của dao động. Câu 39: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy π 2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số. A. 6Hz. B. 3Hz. C. 12Hz. D. 1Hz. Câu 40: Tìm phát biểu sai: A. Động năng là một dạng năng lượng phụ thuộc vào vận tốc B. Thế năng là một dạng năng lượng phụ thuộc vào vị trí C. Cơ năng của hệ luôn luôn là một hằng số D. Cơ năng của hệ bằng tổng động năng và thế năng. BÀI 3. CON LẮC ĐƠN Đại cương con lắc đơn Câu 1: Chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào 5
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. biên độ dao động và chiều dài dây treo B. chiều dài dây treo và gia tốc trọng trường nơi treo con lắc. C. gia tốc trọng trường và biên độ dao động. D. chiều dài dây treo, gia tốc trọng trường và biên độ dao động. Câu 2: Một con lắc đơn chiều dài ℓ dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường với biên độ góc nhỏ. Chu kỳ dao động của nó là g g 1 l l A. T 2 B. T C. T D. T 2 l l 2 g g Câu 3: Một con lắc đơn chiều dài ℓ dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g với biên độ góc nhỏ. Tần số của dao động là 1 l g 1 g l A. f B. f 2 C. f D. f 2 2 g l 2 l g Câu 4: Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s , một con lắc đơn dao động điều hoà với chu 2 kỳ T = 2π/7 (s). Chiều dài của con lắc đơn đó là A. ℓ = 2 mm B. ℓ = 2 cm C. ℓ = 20 cm D. ℓ = 2 m Câu 5: Tại 1 nơi, chu kỳ dao động điều hoà của con lắc đơn tỉ lệ thuận với A. gia tốc trọng trường. B. căn bậc hai gia tốc trọng trường. C. chiều dài con lắc. D. căn bậc hai chiều dài con lắc. Câu 6: Tại cùng một nơi, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kỳ dao động điều hoà là A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 7: Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ = 20 cm dao động điều hoà. Tần số góc dao động của con lắc là A. ω = 49 rad/s. B. ω = 7 rad/s. C. ω = 7π rad/s. D. ω = 14 rad/s. Câu 8: Một con lắc đơn gồm một dây treo dài 1,2 m, mang một vật nặng khối lượng m = 0,2 kg, dao động ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tính chu kỳ dao động của con lăc khi biên độ nhỏ? A. T = 0,7 (s). B. T = 1,5 (s). C. T = 2,2 (s). D. T = 2,5 (s). Câu 9: Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài ℓ = 1 m, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc là A. T = 20 (s). B. T = 10 (s). C. T = 2 (s). D. T = 1 (s). Câu 10: Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1 s khi dao động ở nơi có g = π2 m/s2. Chiều dài con lắc là A. ℓ = 50 cm. B. ℓ = 25 cm. C. ℓ = 100 cm. D. ℓ = 60 cm. Câu 11: Con lắc đơn chiều dài ℓ = 1 m, thực hiện 10 dao động mất 20 (s), (lấy π = 3,14). Gia tốc trọng trường tại nơi thí nghiệm là A. g = 10 m/s2 B. g = 9,86 m/s2 C. g = 9,80 m/s2 D. g = 9,78 m/s2 Câu 12: Một con lắc đơn có chiều dài là ℓ = 1 m dao động tại nơi có gia tốc g = 10 m/s 2. Lấy π2 = 10, tần số dao động của con lắc là A. f = 0,5 Hz. B. f = 2 Hz. C. f = 0,4 Hz. D. f = 20 Hz. Câu 13: Khi chiều dài con lắc đơn tăng gấp 4 lần thì tần số dao động điều hòa của nó A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 14: Tại cùng một nơi, nếu chiều dài con lắc đơn giảm 4 lần thì tần số dao động điều hoà của nó A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 15: Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1, con lắc đơn có chiều dài ℓ2 thì dao động với chu kỳ T2. Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ2 + ℓ1 sẽ dao động với chu kỳ là T 2 .T 2 A. T = T2 – T1. B. T2 = T12 T22 C. T2 = T12 T22 D. T2 = 21 2 2 T1 T2 Câu 16: Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1 = 3 (s), con lắc đơn có chiểu dài ℓ2 dao động với chu kỳ T2 = 4 (s). Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ = ℓ2 + ℓ1 sẽ dao động với chu kỳ là A. T = 7 (s). B. T = 12 (s). C. T = 5 (s). D. T = 4/3 (s). Câu 17: Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1 = 10 (s), con lắc đơn có chiểu dài ℓ2 dao động với chu kỳ T2 = 8 (s). Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ = ℓ1 – ℓ2 sẽ dao động với chu kỳ là 6
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. T = 18 (s). B. T = 2 (s). C. T = 5/4 (s). D. T = 6 (s). Câu 18: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m dao động điều hòa với tần số f. Nếu tăng khối lượng vật nặng thành 2m thì khi đó tần số dao động của con lắc là f A. f B. 2f C. 2f D. 2 Câu 19: Con lắc đơn có chiều dài 64 cm, dao động ở nơi có g = π m/s . Chu kỳ và tần số của nó 2 2 là: A. T = 0,2 (s); f = 0,5 Hz. B. T = 1,6 (s); f = 1 Hz. C. T = 1,5 (s); f = 0,625 Hz. D. T = 1,6 (s); f = 0,625 Hz. Năng lượng con lắc đơn: Câu 20: Một con lắc đơn có chiều dài ℓ, vật năng có khối lượng m dao động điều hòa. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật thì thế năng của con lắc ở li độ góc α có biểu thức là A. mgℓ (3 – 2cosα). B. mgℓ (1 – sinα). C. mgℓ (1 + cosα). D.mgℓ (1 – cosα). Câu 21: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là ℓ, khối lượng vật nặng là m, dao động tại nơi có gia tốc g. Biết con lắc dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ α, công thức tính thế năng của con lắc là α B. mgℓ 2 mg A. mgℓ C. mgℓ2 D. 2 2 2 2ℓ BÀI 4. DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG CƠ Dao động tắt dần Câu 1: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực căng dây treo. C. lực cản môi trường. D. dây treo có khối lượng đáng kể. Câu 2 Chọn câu trả lời sai? A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn. C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động. D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động. Câu 3: Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần? A. Dao động tắt dần luôn luôn có hại, nên người ta phải tìm mọi cách để khắc phục dao động này. B. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn sinh công âm. C. Dao động tắt dần càng chậm nếu như năng lượng ban đầu truyền cho hệ dao động càng lớn và hệ số lực cản môi trường càng nhỏ. D. Biên độ hay năng lượng dao động giảm dần theo thời gian. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần? A. Tần số của dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm. B. Cơ năng của dao động giảm dần. C. Biên độ của dao động giảm dần. D. Lực cản càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh. Câu 5: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là A. do trọng lực tác dụng lên vật. B. do lực căng của dây treo. C. do lực cản của môi trường. D. do dây treo có khối lượng đáng kể. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng Câu 6: Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn. B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc. C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức. Câu 7: Biên độ dao động cưỡng không thay đổi khi thay đổi A. tần số ngoại lực tuần hoàn. B. biên độ ngoại lực tuần hoàn. C. pha ban đầu ngoại lực tuần hoàn. D. lực cản môi trường. 7
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về dao động cưỡng bức là sai? A. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó với dao động của ngoại lực tuần hoàn. B. Sau một thời gian dao động còn lại chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn. C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn. D. Để trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng lên con lắc dao động một ngoại lực không đổi. Câu 9: Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức? A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn. B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ. C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn. Câu 10: Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ. B. tần số dao động bằng tần số riêng của hệ. C. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ. D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ. Câu 11: Chọn phát biểu sai về hiện tượng cộng hưởng. A. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần số riêng của hệ fo B. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức. C. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng. D. Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại. Câu 12: Một hệ dao động diều hòa với tần số dao động riêng 4 Hz. Tác dụng vào hệ dao động đó một ngoại lực có biểu thức f = Focos(8πt + π/3) N thì A. hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số dao động là 8 Hz. B. hệ sẽ dao động với biên độ cực đại vì khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng. C. hệ sẽ ngừng dao động vì do hiệu tần số của ngoại lực cưỡng bức và tần số dao động riêng bằng 0. D. hệ sẽ dao động với biên độ giảm dần rất nhanh do ngoại lực tác dụng cản trở dao động Câu 13: Một con lắc đơn có độ dài 30 cm được treo vào tàu, chiều dài mỗi thnah ray 12,5 m ở chổ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp, lấy g = 9,8 m/s2. Tàu chạy với vận tốc nào sau đây thì con lắc đơn dao động mạnh nhất: A. v = 40,9 km/h B. v = 12 m/s C. v = 40,9 m/s D. v = 10 m/s Câu 14: Một xe máy chay trên con đường lát gạch, cứ cách khoảng 9 m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 (s). Xe bị xóc mạnh nhất khi vận tốc của xe là A. v = 6 km/h B. v = 21,6 km/h. C. v = 0,6 km/h. D. v = 21,6 m/s Câu 15: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 45 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạng nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3 (s). Vận tốc của người đó là A. v = 5,4 km/h B. v = 3,6 m/s C. v = 4,8 km/h D. v = 4,2 km/h Câu 16: Một người đèo hai thùng nước sau xe đạp, đạp trên đường lát bê tông. Cứ 3 m trên đường thì có một rảnh nhỏ, chu kỳ dao động riêng của nước trong thùng là 0,6 (s). Tính vận tốc xe đạp không có lợi là A. v = 10 m/s B. v = 18 km/h C. v = 18 m/s D. v = 10 km/h Câu 17: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40 cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,2 (s). Để nước trong xô sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc là A. v = 20 cm/s. B. v = 72 km/h. C. v = 2 m/s. D. v = 5 cm/s. Câu 18: Một người treo chiếc balô trên tàu bằng sợi đây cao su có độ cứng 900 N/m, balô nặng 16 kg, chiều dài mỗi thanh ray 12,5 m, ở chỗ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp. Vận tốc của tàu chạy để balô rung mạnh nhất là A. v = 27 m/s. B. v = 27 km/h. C. v = 54 m/s. D. v = 54 km/h. 8
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây Câu 19: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 2cos(2πt + π ) cm thì chịu tác dụng của ngoại lực F = 2cos(ωt - π/6 ) N. Để biên độ dao động là lớn nhất thì tần số của lực cưỡng bức phải bằng A. 2π Hz. B. 1 Hz. C. 2 Hz. D. π Hz BÀI 5. TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN Câu 1: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì biên độ của dao động tổng hợp lớn nhất khi A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2 C. φ2 – φ1 = k2π. D. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/4 Câu 2: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì biên độ của dao động tổng hợp nhỏ nhất khi: A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2 C. φ2 – φ1 = k2π. D. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/4 Câu 3: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình: x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì pha ban đầu của dao động tổng hợp xác định bởi: A sin 1 A2 sin 2 A sin 1 A2 sin 2 A. tan 1 C. tan 1 A1 cos1 A2 cos2 A1 cos1 A2 cos2 A cos1 A2 cos2 A cos1 A2 cos2 B. tan 1 D. tan 1 A1 sin 1 A2 sin 2 A1 sin 1 A2 sin 2 Câu 4: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2, vuông pha nhau có biên độ là A. A A12 A22 B. A = A1 + A2 C. A A12 A22 D. A = |A1 – A2| Câu 5: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2 có biên độ A. A ≤ A1 + A2 B. |A1 – A2| ≤ A ≤ A1 + A2 C. A = |A1 – A2| D. A ≥ |A1 – A2| Câu 6: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2, ngược pha nhau. Dao động tổng hợp có biên độ: A. A = 0. B. A A12 A22 C. A = A1 + A2. D. A = |A1 – A2| Câu 7: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm, biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị A. A = 5 cm. B. A = 2 cm. C. A = 21 cm. D. A = 3 cm. Câu 8: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 6 cm và 8 cm, biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị A. A = 4 cm. B. A = 8 cm. C. A = 6 cm D. A = 15 cm. Câu 9: Hai dao động thành phần có biên độ 4 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị A. A = 48 cm. B. A = 4 cm. C. A = 3 cm. D. A = 9,05 cm. Câu 10: Hai dao động điều hòa nào sau đây được gọi là cùng pha? A. x1 = 3cos(πt + π/6) cm và x2 = 3cos(πt + π/3) cm. B. x1 = 4cos(πt + π/6) cm và x2 = 5cos(πt + π/6) cm. C. x1 = 2cos(2πt + π/6) cm và x2 = 2cos(πt + π/6) cm. D. x1 = 3cos(πt + π/4) cm và x2 = 3cos(πt + π/6) cm. Câu 11: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình x1 = - 4sin(πt) cm và x2 = 4 3cosπt cm. Phương trình dao động tổng hợp là A. x = 8cos(πt + π/6) cm B. x = 8sin(πt – π/6) cm C. x = 8cos(πt – π/6) cm D. x = 8sin(πt + π/6) cm 9
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây Câu 12: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương có các phương trình dao động thành phần là: x1 = 5sin(10πt) cm và x2 = 5sin(10πt + π/3) cm. Phương trình dao động tổng hợp của vật là A. x 5sin 10t cm. B. x 5 3 sin 10t cm. 6 6 C. x 5 3 sin 10t cm. D. x 5sin 10t cm. 4 2 Câu 13: Hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x 1 = 4cos(10πt – π/3) cm và x2 = 4cos(10πt + π/6) cm. Phương trình của dao động tổng hợp là A. x 4 2 cos10t cm. B. x 8 cos10t cm. 12 12 C. x 8 cos10t cm. D. x 4 2 cos10t cm. 6 6 Câu 14: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x1 4 2 cos10t cm và x2 4 2 cos10t cm có phương trình 3 6 A. x 8 cos10t cm. B. x 4 2 cos10t cm. 6 6 C. x 4 2 cos10t cm. D. x 8 cos10t cm. 12 12 Câu 15: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số f, biên độ và π pha ban đầu lần lượt là A1 = 5 cm, A2 = 5 3 cm, φ1 = - rad, φ2 = 3 rad. Phương trình dao động 6 tổng hợp : A. x = 10cos(2πft + π/3) cm B. x = 10cos(2πft + π/6) cm C. x = 10cos(2πft – π/3) cm D. x = 10cos(2πft – π/6) cm Câu 16: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3sin(10t + π/3) cm và x2 = 4cos(10t – π/6) cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là A. 1 cm B. 5 cm C. 5 mm D. 7 cm Câu 17: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(20t + π/3) cm và x2 = 4cos(20t – π/6) cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là A. 1 cm B. 5 cm C. 5 mm D. 7 cm CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM BÀI 7. SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ Câu 1. Sóng cơ A. là dao động lan truyền trong một môi trường. B. là dao động của mọi điểm trong môi trường. C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường. D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường. Câu 2. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào A. tốc độ truyền sóng và bước sóng. B. phương truyền sóng và tần số sóng. C. phương dao động và phương truyền sóng. D. phương dao động và tốc độ truyền sóng. Câu 3. Sóng dọc là sóng có phương dao động A. nằm ngang. B. trùng với phương truyền sóng. C. vuông góc với phương truyền sóng. D. thẳng đứng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng? A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động. B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động. C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động. D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ. Câu 5. Chu kì sóng là 10
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. chu kỳ của các phần tử môi trường có sóng truyền qua. B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng C. tốc độ truyền năng lượng trong 1 (s). D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng. Câu 6. Bước sóng là A. quãng đường sóng truyền trong 1 (s). B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không. C. khoảng cách giữa hai bụng sóng. D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ. Câu 7. Sóng ngang là sóng có phương dao động A. nằm ngang. B. trùng với phương truyền sóng. C. vuông góc với phương truyền sóng. D. thẳng đứng. Câu 8. Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Tốc độ truyền sóng. B. Tần số dao động sóng. C. Bước sóng. D. Năng lượng sóng. Câu 9. Tốc độ truyền sóng là tốc độ A. dao động của các phần tử vật chất. B. dao động của nguồn sóng. C. truyền năng lượng sóng. D. truyền pha của dao động. Câu 10. Tốc độ truyền sóng cơ học giảm dần trong các môi trường A. rắn, khí, lỏng. B. khí, lỏng, rắn. C. rắn, lỏng, khí. D. lỏng, khí, rắn. Câu 11. Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào A. tần số sóng. B. bản chất của môi trường truyền sóng. C. biên độ của sóng. D. bước sóng. Câu 12. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là. Chu kỳ dao động của sóng có biểu thức là A. T = v/λ B. T = v.λ C. T = λ/v D. T = 2πv/λ Câu 13. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là λ. Tần số dao động của sóng thỏa mãn hệ thức A. ƒ = v/λ B. ƒ = v.λ C. ƒ = λ/v D. ƒ = 2πv/λ Câu 14. Một sóng cơ học có tần số ƒ lan truyền trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng λ của sóng này trong môi trường đó được tính theo công thức A. λ= v/ƒ B. λ= v.ƒ C. λ= ƒ/v D. λ= 2πv/ƒ Câu 15. Sóng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ A. tăng 2 lần. B. tăng 1,5 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 16. Một sóng lan truyền với tốc độ v = 200 m/s có bước sóng λ =4 m. Chu kỳ dao động của sóng là A. T = 0,02 (s). B. T = 50 (s). C. T = 1,25 (s). D. T = 0,2 (s). Câu 17. Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ 320 m/s, bước sóng 3,2 m. Chu kỳ của sóng đó là A. T = 0,01 (s). B. T = 0,1 (s). C. T = 50 (s). D. T = 100 (s). Câu 18. Một sóng cơ có tần số 200 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là A. = 75 m. B. = 7,5 m. C. = 3 m. D. = 30,5 m. Câu 19. Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Chu kỳ và tốc độ truyền sóng có giá trị là A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s. B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s. C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s. D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s. Câu 20. Phương trình dao động sóng tại hai nguồn A, B trên mặt nước là u = 2cos(4πt + π/3) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,4 m/s và xem biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Chu kỳ T và bước sóng λ có giá trị: A. T = 4 (s), λ= 1,6 m. B. T = 0,5 (s),λ = 0,8 m. C. T = 0,5 (s), λ= 0,2 m. D. T = 2 (s), λ= 0,2 m. Câu 21. Phương trình dao động sóng tại điểm O có dạng u = 5cos(200πt) mm. Chu kỳ dao động tại điểm O là 11
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. T = 100 (s). B. T = 100π (s). C. T = 0,01 (s). D. T = 0,01π (s). Câu 22. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(20x – 2000t) cm, trong đó x là toạ độ được tính bằng mét, t là thời gian được tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là A. v = 334 m/s. B. v = 100 m/s. C. v = 314 m/s. D. v = 331 m/s. Câu 23. Một người quan sát trên mặt biển thấy chiếc phao nhô lên cao 10 lần trong 36 (s) và đo được khoảng cách hai đỉnh lân cận là 10 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt biển. A. v = 2,5 m/s. B. v = 5 m/s. C. v = 10 m/s. D. v = 1,25 m/s. Câu 24. Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là A. v = 2 m/s. B. v = 4 m/s. C. v = 6 m/s. D. v = 8 m/s. Câu 25. Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 2 m và có 6 ngọn sóng truyền qua trước mặt trong 8(s). Tốc độ truyền sóng nước là A. v = 3,2 m/s. B. v = 1,25 m/s. C. v = 2,5 m/s. D. v = 3 m/s. Câu 26. Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100 Hz. Trên mặt nước người ta đo được khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Khi đó tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. v = 50 cm/s. B. v = 50 m/s. C. v = 5 cm/s. D. v = 0,5 cm/s. Câu 27. Một người quan sát thấy một cánh hoa trên hồ nước nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36 (s). Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp là 12 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt hồ. A. v = 3 m/s. B. v = 3,2 m/s. C. v = 4 m/s. D. v = 5 m/s. πd Câu 28. Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ u = 6cos(πt + ) cm , d đo bằng 2 cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là A. u = 0 cm. B. u = 6 cm. C. u = 3 cm. D. u = –6 cm. Câu 29. Một người quan sát trên mặt biển thấy khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp bằng 12 m và có 9 ngọn sóng truyền qua trước mắt trong 5 (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là A. v = 4,5 m/s. B. v = 5 m/s. C. v = 5,3 m/s. D. v = 4,8 m/s. Câu 30. Sóng cơ có tần số ƒ = 80 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ v = 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc A. π/2 rad. B. π rad . C. 2π rad. D. π/3 rad. Câu 31. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha bằng A. λ/4. B. λ/2 C. λ D. 2λ. Câu 32. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động vuông pha (lệch pha góc 900) là A. λ/4. B. λ/2 C. λ D. 2λ. Câu 33. Một sóng cơ học phát ra từ nguồn O lan truyền với tốc độ v = 6 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng cách nhau 30 cm luôn dao động cùng pha. Chu kỳ sóng là A. T = 0,05 (s). B. T = 1,5 (s). C. T = 2 (s). D. 1 (s). Câu 34. Phương trình sóng tại nguồn O là uO = acos(20πt) cm. Phương trình sóng tại điểm M cách O một đoạn OM = 3 cm, biết tốc độ truyền sóng là v = 20 cm/s có dạng A. uM = acos(20πt) cm. B. uM = acos(20πt – 3π) cm. C. uM = acos(20πt – π/2) cm. D. uM = acos(20πt – 2π/3) cm. BÀI 8. GIAO THOA SÓNG Đại cương giao thoa sóng Câu 1. Hiện tượng giao thoa sóng là A. giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường. B. sự tổng hợp của hai dao động điều hoà. C. sự tạo thành các vân hình parabon trên mặt nước. D. hai sóng khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau. Câu 2. Hai sóng như thế nào có thể giao thoa với nhau? A. Hai sóng cùng biên độ, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian. B. Hai sóng cùng tần số, hiệu lộ trình không đổi theo thời gian. 12
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây C. Hai sóng cùng chu kỳ và biên độ. D. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ. Câu 3. Chọn câu trả lời đúng khi nói về sóng cơ học? A. Giao thoa sóng là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng. B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa. C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp. D. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp. Câu 4. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng có độ dài là A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 5. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu? A. bằng hai lần bước sóng. B. bằng một bước sóng. C. bằng một nửa bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng. Câu 6. Hai sóng kết hợp là hai sóng có A. cùng tần số. B. cùng biên độ. C. hiệu số pha không đổi theo thời gian. D. cùng tần số và độ lệch pha không đổi. Câu 7. Nguồn sóng kết hợp là các nguồn sóng có A. cùng tần số. B. cùng biên độ. C. Độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi. Câu 8. Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực tiểu là A. d2 – d1 = kλ/2. B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2. C. d2 – d1 = kλ. D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4. Câu 9. Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực đại là A. d2 – d1 = kλ/2. B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2. C. d2 – d1 = kλ. D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4. Số cực đại, cực tiểu. Câu 1. Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số ƒ = 40 Hz, tốc độ truyền sóng v = 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa A và B là: A. 7. B. 8. C. 10. D. 9. Câu 2. Hai điểm S1, S2 trên mặt chất lỏng, cách nhau 18,1 cm, dao động cùng pha với tần số 20 Hz. Tốc độ truyền sóng là 1,2 m/s. Giữa S1 và S2 có số gợn sóng hình hypebol mà tại đó biên độ dao động cực tiểu là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 3. Dùng một âm thoa có tần số rung 100 Hz, người ta tạo ra tại hai điểm A, B trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Khoảng cách AB = 2 cm, tốc độ truyền pha của dao động là 20 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là A. 19. B. 20. C. 21. D. 22. Câu 4. Hai nguồn kết hợp S1,S2 cách nhau 10 cm, có chu kì sóng là T = 0,2 (s). Tốc độ truyền sóng trong môi trường là v = 25 cm/s. Số cực đại giao thoa trong khoảng S1S2,(kể cả S1, S2) là A. 4. B. 3. C. 5. D. 7. BÀI 9. SÓNG DỪNG Câu 1. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng A. độ dài của dây. B. một nửa độ dài của dây. C. khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp. Câu 2. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng A. độ dài của dây. B. một nửa độ dài của dây. 13
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây C. khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp. D. hai lần khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp. Câu 3. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng. B. một bước sóng. C. nửa bước sóng. D. hai bước sóng. Câu 4. Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng A. một nửa bước sóng. B. một bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một số nguyên lần bước sóng. Câu 5. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 6. Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài ℓ khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là A. ℓ = kλ. B. ℓ = kλ/2. C. ℓ = (2k + 1)λ/2. D. ℓ = (2k + 1)λ/4. Câu 7. Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài ℓ khi cả hai đầu dây cố định hay hai đầu tự do là A. ℓ = kλ. B. ℓ = kλ/2. C. ℓ = (2k + 1)λ/2. D. ℓ = (2k + 1)λ/4. Câu 8. Trên một sợi dây có chiều dài ℓ, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là v v 2v v A. B. C. D. 2l 4ℓ ℓ ℓ Câu 9. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng A. độ dài của dây. B. một nửa độ dài của dây. C. khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng sóng liên tiếp. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút sóng hay hai bụng liên tiếp. Câu 10. Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80 cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số ƒ = 50 Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 10 m/s. B. v = 5 m/s. C. v = 20 m/s. D. v = 40 m/s. Câu 11. Một dây đàn dài 40 cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số ƒ = 600 Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là: A. λ= 13,3 cm. B. λ= 20 cm. C. λ= 40 cm. D. λ= 80 cm. Câu 12. Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm, được rung với tần số ƒ = 50 Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 60 cm/s. B. v = 75 cm/s. C. v = 12 cm/s. D. v = 15 m/s. Câu 13. Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số ƒ = 50 Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 15 m/s. B. v = 28 m/s. C. v = 25 m/s. D. v = 20 m/s. Câu 14. Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 50 m/s. B. v = 100 m/s. C. v = 25 m/s. D. v = 75 m/s. Câu 15. Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 60 m/s. B. v = 80 m/s. C. v = 40 m/s. D. v = 100 m/s. Câu 16. Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số 50 Hz, trên dây đếm được năm nút sóng, kể cả hai nút A, B. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 30 m/s. B. v = 25 m/s. C. v = 20 m/s. D. v = 15 m/s. Câu 17. Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hoà ngang có tần số ƒ = 100 Hz ta có sóng dừng, trên dây có 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị là A. 60 m/s. B. 50 m/s. C. 35 m/s. D. 40 m/s. Câu 18. Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh 14
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 50 m/s. B. 2 cm/s. C. 10 m/s. D. 2,5 cm/s. Câu 19. Sợi dây AB = 21 cm với đầu B tự do gây ra tại A một dao động ngang có tần số ƒ. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 4 m/s, muốn có 8 bụng sóng thì tần số dao động phải là bao nhiêu? A. ƒ = 71,4 Hz. B. ƒ = 7,14 Hz. C. ƒ = 714 Hz. D. ƒ = 74,1 Hz. Câu 20. Một sợi dây đàn hồi AB được dùng để tạo sóng dừng trên dây với đầu A cố định, đầu B tự do. Biết chiều dài dây là ℓ = 20 cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s, và trên dây có 5 bụng sóng.Tần số sóng có giá trị là A. ƒ = 45 Hz. B. ƒ = 50 Hz. C. ƒ = 90 Hz. D. ƒ = 130 Hz. Câu 21. Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số ƒ và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24 m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là A. 95 Hz B. 85 Hz C. 80 Hz D. 90 Hz. Câu 22. Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số ƒ = 85 Hz. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 bụng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 12 cm/s B. 24 m/s C. 24 cm/s D. 12 m/s. Câu 23. Một sợi dây AB có chiều dài 60 cm được căng ngang, khi sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây có sóng dừng và trong khoảng giữa A, B có 2 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 40 cm/s B. 20 m/s C. 40 m/s D. 4 m/s. Câu 24. Một dây AB dài 100 cm có đầu B cố định. Tại đầu A thực hiện một dao động điều hoà có tần số ƒ = 40Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 20 m/s. Số điểm nút, số điểm bụng trên dây là bao nhiêu? A. 3 nút, 4 bụng. B. 5 nút, 4 bụng. C. 6 nút, 4 bụng. D. 7 nút, 5 bụng. Câu 25. Sóng dừng trên dây AB có chiều dài 22 cm với một đầu B tự do. Tần số dao động của sợi dây là ƒ = 50 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là v = 4 m/s. Trên dây có A. 6 nút sóng và 6 bụng sóng. B. 5 nút sóng và 6 bụng sóng. C. 6 nút sóng và 5 bụng sóng. D. 5 nút sóng và 5 bụng sóng. BÀI 10&11. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG ÂM Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau? A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí. B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt. C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ. D. Đơn vị cường độ âm là W/m2. Câu 2. Âm thanh do người hay một nhạc cụ phát ra có đồ thị được biểu diễn bằng đồ thị có dạng A. đường hình sin. B. biến thiên tuần hoàn. C. hypebol. D. đường thẳng. Câu 3. Sóng âm A. chỉ truyền trong chất khí. B. truyền được trong chất rắn, lỏng và chất khí. C. truyền được cả trong chân không. D. không truyền được trong chất rắn. Câu 4. Sóng âm là sóng cơ học có tần số khoảng A. 16 Hz đến 20 kHz. B. 16Hz đến 20 MHz. C. 16 Hz đến 200 kHz. D. 16Hz đến 200 kHz. Câu 5. Siêu âm là âm thanh A. có tần số lớn hơn tần số âm thanh thông thường. B. có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz. C. có tần số trên 20000 Hz. D. có tần số dưới 16 Hz. Câu 6. Với cùng một cường độ âm tai người nghe thính nhất với âm có tần số A. từ trên 10000 Hz đến 20000 Hz. B. từ 16 Hz đến dưới 1000 Hz. C. từ trên 5000 Hz đến 10000 Hz. D. từ 1000 Hz đến 5000 Hz. Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm? A. Sóng âm là sóng cơ học dọc truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không. B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz. C. Sóng âm không truyền được trong chân không. D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc nhiệt độ. 15
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây Câu 8. Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước. B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc. D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang. Câu 9. Hai âm có cùng độ cao là hai âm có A. cùng tần số. B. cùng biên độ. C. cùng bước sóng. D. cùng biên độ và tần số. Câu 10. Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào A. vận tốc âm. B. bước sóng và năng lượng âm. C. tần số và biên độ âm. D. bước sóng. Câu 11. Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào A. vận tốc âm. B. năng lượng âm. C. tần số âm D. biên độ. Câu 12. Các đặc tính sinh lí của âm bao gồm A. độ cao, âm sắc, năng lượng âm. B. độ cao, âm sắc, cường độ âm. C. độ cao, âm sắc, biên độ âm. D. độ cao, âm sắc, độ to. Câu 13. Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là A. Ben (B) B. Đề xi ben (dB) C. J/s D. W/m2 Câu 14. Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là A. cường độ âm. B. độ to của âm. C. mức cường độ âm. D. năng lượng âm. Câu 15. Âm sắc là A. màu sắc của âm thanh. B. một tính chất của âm giúp ta phân biệt các nguồn âm. C. một tính chất sinh lí của âm. D. một tính chất vật lí của âm. Câu 16. Độ cao của âm là A. một tính chất vật lí của âm. B. một tính chất sinh lí của âm. C. vừa là tính chất sinh lí, vừa là tính chất vật lí. D. tần số âm. Câu 17. Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng A. từ 0 dB đến 1000 dB. B. từ 10 dB đến 100 dB. C. từ 10 dB đến 1000dB. D. từ 0 dB đến 130 dB. Câu 18. Giọng nói của nam và nữ khác nhau là do A. tần số âm của mỗi người khác nhau. B. biên độ âm của mỗi người khác nhau. C. cường độ âm của mỗi người khác nhau. D. độ to âm phát ra của mỗi người khác nhau. Câu 19. Khi hai ca sĩ cùng hát một câu ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do A. tần số và biên độ âm của mỗi người khác nhau B. tần số và cường độ âm của mỗi người khác nhau C. tần số và năng lượng âm của mỗi người khác nhau D. biên độ và cường độ âm của mỗi người khác nhau Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó to. B. Âm có cường độ nhỏ thì tai ta có cảm giác âm đó nhỏ. C. Âm có tần số lớn thì tai ta có cảm giác âm đó to. D. Âm to hay nhỏ phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm. Câu 21. Cường độ âm là A. năng lượng sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian. B. độ to của âm. C. năng lượng sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. D. năng lượng sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Câu 22. Với cùng một âm cơ bản nhưng các loại đàn dây khi phát âm nghe khác nhau là do A. các dây đàn phát ra âm có âm sắc khác nhau. B. các hộp đàn có cấu tạo khác nhau. C. các dây đàn dài ngắn khác nhau. D. các dây đàn có tiết diện khác nhau Câu 23. Độ to của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào 16
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây A. tốc độ truyền âm. B. bước sóng và năng lượng âm. C. mức cường độ âm L. D. tốc độ âm và bước sóng. Câu 24. Cảm giác về âm phụ thuộc vào các yếu tố A. nguồn âm và môi trường truyền âm. B. nguồn âm và tai người nghe. C. môi trường truyền âm và tai người nghe. D. tai người nghe và thần kinh thính giác. Câu 25. Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản ƒ0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là A. ƒ0 B. 2ƒ0 C. 3ƒ0 D. 4ƒ0 Câu 26. Một âm có hiệu của họa âm bậc 5 và họa âm bậc 2 là 36 Hz. Tần số của âm cơ bản là A. ƒ0 = 36 Hz B. ƒ0 = 72 Hz C. ƒ0 = 18 Hz D. ƒ0 = 12 Hz Câu 27. Một sóng cơ có tần số ƒ = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là A. sóng siêu âm. B. sóng âm. C. sóng hạ âm. D. sóng vô tuyến. Câu 28. Môt chiếc kèn phát âm có tần số 300 Hz, vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Chiều dài của kèn là A. 55 cm. B. 1,1 m. C. 2,2 m. D. 27,5 cm. Câu 29. Một sóng âm lan truyền trong không khí với tốc độ v = 350 m/s, có bước sóng λ =70 cm. Tần số sóng là A. ƒ = 5000 Hz. B. ƒ = 2000 Hz. C. ƒ = 50 Hz. D. ƒ = 500 Hz. Câu 30. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, trong nước là 1435 m/s. Một âm có bước sóng trong không khí là 50 cm thì khi truyền trong nước có bước sóng là A. 217,4 cm. B. 11,5 cm. C. 203,8 cm. D. 1105 m –12 Câu 31. Với I0 = 10 W/m là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm là L 2 = 10 B thì A. I = 100 W/m2 B. I = 1 W/m2 C. I = 0,1 mW/m2 D. I = 0,01 W/m2 Câu 32. Khi cường độ âm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn thì mức cường độ âm có giá trị là A. L = 2 dB B. L = 20 dB C. L = 20 B D. L = 100 dB Câu 33. Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ A. tăng 4 lần. B. tăng 4,4 lần. C. giảm 4,4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 34. Với I0 là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm L = 2 Ben thì A. I = 2I0 B. I = 0,5I0 C. I = 100I0 D. I = 0,01I0 –12 Câu 35. Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10 W/m . Một âm có mức cường dộ 80 dB thì cường độ 2 âm là A. 10–4 W/m2. B. 3.10–5 W/m2. C. 10–6 W/m2. D. 10–20 W/m2. Câu 36. Mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là L = 70 dB. Cường độ âm tại điểm đó gấp A. 107 lần cường độ âm chuẩn I0 . B. 7 lần cường độ âm chuẩn I0. C. 710 lần cường độ âm chuẩn I0. D. 70 lần cường độ âm chuẩn I0. Câu 37. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N(nguồn điểm) một khoảng NA = 1m, có mức cường độ âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó I0 = 0,1 nW/m2. Cường độ âm đó tại A là A. IA = 0,1 nW/m2. B. IA = 0,1 mW/m2. C. IA = 0,1 W/m2. D.IA = 0,1 GW/m2. –5 Câu 38. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10 W/m . Biết cường độ âm 2 chuẩn là I0 = 10–12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 50 dB. B. 60 dB. C. 70 dB. D. 80 dB. Câu 39. Tại điểm A cách nguồn âm O một đoạn R = 100 cm có mức cường độ âm là LA = 90 dB, biết ngưỡng nghe của âm đó là I = 10–12 W/m2. Cường độ âm tại A là A. IA = 0, 01W/m2 . B. IA = 0, 001 W/m2 . C. IA = 10-4 W/m2 D. IA =108 W/m2 Câu 40. Khi mức cường độ âm tăng thêm 20 dB thì cường độ âm tăng lên A. 2 lần. B. 200 lần. C. 20 lần. D. 100 lần. Câu 41. Một cái loa có công suất 1 W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm có giá trị là?(coi âm do loa phát ra dạng sóng cầu) A. 5.10–5 W/m2. B. 5 W/m2. C. 5.10–4 W/m2. D. 5 mW/m2. Câu 42. Một cái loa có công suất 1W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Mức cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm là (coi âm do loa phát ra dạng sóng cầu) A. 97 dB. B. 86,9 dB. C. 77 dB. D. 97 B. Câu 43. Một âm có cường độ âm là L = 40 dB. Biết cường độ âm chuẩn là 10–12 W/m2, cường độ 17
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây của âm này tính theo đơn vị W/m2 là A. 10–8 W/m2. B. 2.10–8 W/m2. C. 3.10–8 W/m2. D. 4.10–8 W/m2. Câu 44. Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng lên A. 20 dB. B. 50 dB. C. 100 dB. D. 10000 dB. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN Câu 1:Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong một môi trường vật chất. B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. C. Sóng âm truyền trong môi trường không khí là sóng dọc. D. Sóng cơ học truyền trên mặt nước là sóng ngang. Câu 2: Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Vận tốc. B. Bước sóng. C. Tần số. D.Năng lượng. Câu 3: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau. B. hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. C. hai sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau. D. hai sóng phát ra từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau. Câu 4:Trong các nhạc cụ hộp cộng hưởng có tác dụng A. làm tăng độ cao và độ to của âm. B. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định. C. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra. D. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo. Câu 5:Một sóng ngang truyền trên một sợi dây dài có phương trình sóng là u 8cos(10 t 0,02 x) cm trong đó x tính bằng cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 4m/s. B. 3m/s. C. 2m/s. D. 5m/s. Câu 6: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động vuông pha nhau là A. ¼ bước sóng. B. ½ bước sóng. C. 1/8 bước sóng. D. 1/3 bước sóng. Câu 7:Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào mối quan hệ giữa A. vận tốc truyền sóng và bước sóng. B. phương truyền sóng và tần số sóng. C. phương dao động và vận tốc truyền sóng. D. phương dao động và phương truyền sóng. Câu 8: Sóng ngang A. chỉ truyền được trong chất rắn. B. truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. C. truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng. D. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. Câu 9: Một sóng cơ học có tần số 50Hz lan truyền dọc theo một sợi dây dài vô hạn. Biết rằng sau 2,4s sóng truyền đi được 6m dọc theo dây. Bước sóng là: A. 2,5cm. B. 5cm. C. 20m. D. 10m Câu 10: Một sóng âm có tần số 500Hz lan truyền trong một môi trường. Người ta đếm được trong khoảng 18m trên một phương truyền sóng có 10 gợn lồi. Vận tốc truyền sóng trong môi trường đó là A. 818m/s. B. 900m/s. C. 1000m/s. D. 750m/s. Câu 11: Vận tốc truyền sóng cơ tăng dần khi truyền lần lượt qua các môi trường A. Rắn, khí, lỏng. B. khí, lỏng, rắn. C. Rắn, lỏng, khí. D. khí, rắn, lỏng. Câu 12: Độ to của âm là một đặc tính sinh lý của sóng âm phụ thuộc vào đặc tính vật lý của âm là A. biên độ và bước sóng. B. vận tốc truyền âm. C. tần số và mức cường độ âm. D. năng lượng và vận tốc truyền âm. Câu 13: Một sợi dây dài 1,2m, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng với 4 nút sóng, kể cả hai nút ở hai đầu dây. Chiều dài của một bó sóng là A. 0,8m. B. 0,4m. C. 0,2m. D. 0,6m 18
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây Câu 14:Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp. Hai điểm liên tiếp nằm trên đoạn thẳng nối hai nguồn trong môi trường truyền sóng, một là cực tiểu giao thoa và một là cực đại giao thoa thì cách nhau một khoảng: A. / 4 . B. / 2 . C. / 8 . D. / 3 . Câu 15: Một sóng ngang trên một sợi dây dàn hồi dài với vận tốc sóng v = 0,2 m/s, chu kỳ dao động T = 10s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là A. 1,5m. B. 1 m. C. 0,5 m. D. 2 m. Câu 16: Một sóng âm lan truyền trong không khí với vận tốc 350 m/s, có bước sóng 70 cm. Tần số của sóng âm đó là A. 5.103 Hz. B. 2.103 Hz. C. 5.102 Hz. D. 50 Hz. Câu 17: Một dây đàn dài 60 cm phát ra một âm có tần số 100 Hz. Quan sát dây đàn, người ta thấy có 4 nút ( kể cả 2 nút ở 2 đầu dây ) và 3 bụng. Vận tốc truyền sóng trên dây là A. 30 m/s. B. 40 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s. Câu 18:Một nguồn sóng tại O trên mặt nước dao động với phương trình u0 4cos 20 t (m.m) . Coi biên độ sóng là không đổi, biết vận tốc truyền sóng là v = 100 cm/s. Phương trình sóng tại M cách O một đoạn d = 5 cm là A. uM 4cos(20 t 0,1 )(mm) . B. uM 4cos(20 t 0,1 )(mm) . C. uM 4cos(20 t )(mm). D. uM 4cos(20 t )(mm). Câu 19:Một người quan sát sóng trên mặt biển thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 1m và có 5 ngọn sóng qua trước mặt mình trong 4 s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 2 m/s. B. 3 m/s. C. 1 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 20:Bước sóng là A. quãng đường truyền sóng trong 1s. B. khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm. C. khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp. D. khoảng cách giữa 2 điểm gần nhất trên một phương truyền sóng có cùng pha dao động. Câu 21:Vận tốc truyền sóng trong một môi trường A. tăng theo cường độ sóng. B. phụ thuộc vào bản chất của môi trường và tần số sóng. C. phụ thuộc vào bản chất của môi trường. D. phụ thuộc vào bản chất của môi trường và biên độ sóng. Câu 22: Sóng dừng được hình thành bởi A. sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương. B. sự giao thoa của hai sóng kết hợp. C. sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp. D. sự tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ truyền khác phương. Câu 23: Một lá thép mỏng một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm. C. hạ âm. D. siêu âm. Câu 24: Sóng cơ là A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí. B. những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất. C. chuyển động tương đối của vật nầy so với vật khác. D. sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường. Câu 25: Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 26: Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng x dao động với phương trình 2 x uM 4cos(200 t )cm . Tần số của sóng là: A. 200 Hz. B. 100 Hz. C. 50 Hz. D. 400 Hz. Câu 27: Một sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là: A. 400 cm/s. B. 16 m/s. C. 6,25 m/s. D. 400 m/s. 19
- Đề cương vật lý 12XH Trường THPT Đào Sơn Tây Câu 28: Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên dây có sóng dừng? A. Tất cả các phần tử dây đều đứng yên. B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng. C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại. D. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ. Câu 29: Một dây đàn dài 40 cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600 Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với 2 bụng sóng. Tốc độ sóng trên dây là A. 79,8 m/s B. 120 m/s. C. 240 m/s. D. 480 m/s. Câu 30: Âm thanh do hai nguồn âm khác nhau phát ra có cùng tần số và cường độ âm, nhưng ta vẫn phân biệt được chúng với nhau. Đó là do A. âm sắc của chúng khác nhau. B. số các họa âm của chúng khác nhau. C. cường độ các họa âm của chúng khác nhau. D. vận tốc truyền âm khác nhau. Câu 31:Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng hai nguồn kết hợp dao động với tần số 100 Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân đứng yên liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 4 mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 0,2 m/s. B. 0,4 m/s. C. 0,6 m/s. D. 0,8 m/s. Câu 32:Tai người có thể nghe được âm có mức cường độ âm trong khoảng A. từ 0 dB đến 1000 dB. B. từ 10 dB đến 100 Db C. từ 10 dB đến 130 dB. D. từ 0 dB đến 130 dB. Câu 33: Mối liên hệ giữa am cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra là A. họa âm có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản. B. tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản. C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2. D. tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2. Câu 34:Chọn câu phát biểu sai A. Âm thanh là âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz. B. Hạ âm là âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz. C. Siêu âm là âm có tần số lớn hơn 20000 Hz. D. Âm bổng là âm có tần số thấp. Câu 35:Khi cường độ âm tăng 1000 lần thì mức cường độ âm tăng A. 30 dB. B. 100 dB. C. 40 dB. D. 20 dB. Câu 36: Một sợi dây AB dài 90 cm căng thẳng, nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một cần rung tần số 100 Hz. Khi cần rung hoạt động , người ta thấy trên dây có sóng dừng với A xem như một nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là 20 m/s. Số bụng sóng và số nút sóng trên dây là A. 10 bụng, 9 nút. B. 9 bụng, 10 nút. C. 10 bụng, 11 nút. D. 11 bụng, 10 nút. Câu 37: Một âm có mức cường độ là 80 dB thì cường độ âm là bao nhiêu? Biết cường độ âm chuẩn là Io = 10-12 W/m2 A. 10-4 W/m2 B. 3.10-5 W/m2 C. 1066 W/m2 D. 10-20 W/m2 Câu 38: Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A với vận tốc vA và khi truyền vào môi trường B có vận tốc vB = ½ vA. Tần số sóng trong môi trường B sẽ: A. lớn gấp hai lần tần số trong môi trường A. B. bằng tần số trong môi trường A. C. bằng ½ lần tần số trong môi trường A. D. bằng ¼ lần tần số trong môi trường A. Câu 39: Các đặc tính sinh lý của âm gồm A. độ cao, âm sắc, năng lượng. B. độ cao, âm sắc, độ to. C. độ cao, âm sắc, biên độ. D. độ cao, âm sắc, cường độ. Câu 40: Một nguồn âm được coi như nguồn điểm có công suất 6,28 W . Cường độ âm tại một điểm cách nguồn 2m là A. 1,25.10-7 W/m2. B. 2,5.10-7 W/m2. C. 10-6 W/m2. D. 10-5 W/m2. Câu 41:Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10 W/m . Biết cường độ âm -5 2 chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 50 dB. B. 60 dB. C. 70 dB. D. 80 dB. Câu 42: Một sóng âm truyền trong không khí . Mức cường độ âm tại M và tại N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M A. 1000 lần. B. 40 lần. C. 2 lần. D. 10000 lần. Câu 43: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây có chiều dài L mà trên dây chỉ duy nhất một nút sóng và một bụng sóng thì bước sóng bằng A. 2L. B. L/4. C. 4L. D. L/2. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn