intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ VẬT LÍ – HÓA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 12 I. Nội dung ôn tập: Từ bài 1 đến bài 13. II. Thời lượng kiểm tra: 45 phút – không kể thời gian phát đề III. Cấu trúc đề kiểm tra: Gồm 2 phần Phần 1: Trắc nghiệm với 3 dạng thức (8 điểm) 1 - Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (14 câu - 3,5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm 2 - Các câu hỏi trắc nghiệm dạng thức đúng- sai (3 câu - 3 điểm) - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm. 3 - Các câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn câu (6 câu – 1,5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Phần 2: Tự luận (2 điểm) IV. Bài tập ôn tập PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao. Câu 2. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 3.Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định riêng vì A. giữa các phân tử không có khoáng cách. B. các phân tử chất rắn không chuyển động. C. các phân tử chuyển động rất ít và giữa chúng có khoáng cách rất nhỏ. D. các phân tử sắp xếp trật tự, gần nhau, chỉ dao động tại chỗ. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí: A. Khoảng cách giữa các phân tử ở thể khí thường lớn hơn so với thể rắn. B. Chất khí luôn có thể tích riêng. C. Chất khí không có hình dang riêng. D. Chất khí có thể tích bằng thể tích bình chứa nó. Câu 5. Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì A. giữa các phân từ có khoảng cách. B. các phân tử chuyển động không ngừng. C. các phân từ chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách. D. giữa các phân tử có lực tương tác phân tử theo một hướng xác định. Câu 6. Vật ở thể lỏng có A. thể tích và hình dạng riêng, khó nén. B. thể tích và hịnh dạng riêng, dễ nén. C. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, khó nén. D. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, dễ nén. Câu 7. Gọi 𝑥, 𝑦 và 𝑧 lần lượt khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là A. z < y < x. B. 𝑥 < 𝑧 < 𝑦. C. y < x < z. D. x < y < z. Câu 8. Trong thí nghiệm Brown ta thấy các hạt phấn hoa chuyển động một cách hỗn loạn không ngừng theo những quỹ đạo “dích dắc” vì A. các hạt phấn hoa là các vật sống nên chuyển động không ngừng. B. các hạt phấn hoa là các phân tử nên chuyển động không ngừng. C. các phân tử nước chuyển động không ngừng tác động vào hạt phấn hoa. D. nước xung quanh có nhiệt độ cao hơn nên hạt phấn hoa chuyển động. Câu 9. Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO ở thể rắn), … có thể chuyển trực tiếp sang ...(1)...khi nó ...(2). Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại, với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống. 1
  2. A. (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt. B. (1) thể hơi; (2) toả nhiệt. C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt. D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đặc điểm phân tử của các thể theo thuyết động học phân tử a) Ở nhiệt độ càng thấp thì khoảng cách giữa các phân tử càng lớn. b) Ở thể khí có khoảng cách giữa các phân tử xa nhau nên lực liên kết giữa các phân tử yếu. c) Chất khí có khoảng cách giữa các phân tử xa nhau nên chúng dễ dàng bị nén. d) Vì giữa các phân tử chỉ có lực hút nên chất khí không có hình dạng và thể tích riêng xác định. Câu 2: Một bạn học sinh thực hiện nấu 1 lít nước bằng ấm thủy tinh trong suốt để quan sát sự chuyển thể của nước. a) Hiện tượng nước biến đổi từ thể lỏng sang thể hơi ở nhiệt độ bất kỳ (dưới điểm sôi) gọi là: Sự bay hơi b) Tại điểm sôi của nước, hiện tượng xảy ra gồm có sự bay hơi cả trong lòng và trên bề mặt nước c) Trong quá trình nước sôi ở nhiệt độ 100°C dưới áp suất khí quyển bình thường, nhiệt độ của nước không thay đổi d) Biết rằng khối lượng riêng của nước ở điều kiện tiêu chuẩn: ρnước=1000 kg/m3, khối lượng mol của nước: M=18 g/mol, số Avogadro: NA=6,022×1023 phân tử/mol. Số phân tử nước có trong 1 lít nước khoảng 3,35×1025 phân tử. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một bình thủy tinh chứa 2 lít nước cất, biết rằng khối lượng riêng của nước ở điều kiện tiêu chuẩn: ρnước=1000 kg/m3, khối lượng mol của nước: M = 18 g/mol, số Avogadro: NA=6,022×1023 phân tử/mol. Số phân tử nước có trong 2 lít nước là X .1025 phân tử. Giá trị của X? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Câu 2: Ở nhiệt độ 27, 0∘ C, các phân từ hydrogen chuyển động với tốc độ trung bịnh khoảng 1900 m/s. Khối lượng của phân tử hydrogen 33, 6.10 kg. Động năng trung bình của 10 phân tử hydrogen bằng bao nhiêu J ? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3: Người ta thực hiện thí nghiệm chuyển hóa hoàn toàn 2 lít nước trong bình sang thể hơi ở bình chứa thủy tinh có dung tích 200 lít. Biết rằng khối lượng riêng của nước ở điều kiện tiêu chuẩn: ρnước=1000 kg/m3, khối lượng mol của nước: M = 18 g/mol, số Avogadro: NA=6,022×1023 phân tử/mol. Tỉ số mật độ phân tử nước khi ở thể hơi so với khi ở thể lỏng là bao nhiêu? Bài 2: Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng? A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. B. Nội năng của một vật có thể bị biến đổi bằng quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công. C. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là công. Câu 3: Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức  U = A + Q của định luật I nhiệt động lực học ? A. Vật nhận công: A < 0 ; vật nhận nhiệt: Q < 0. B. Vật nhận công: A > 0 ; vật nhận nhiệt: Q > 0. C. Vật thực hiện công: A < 0 ; vật truyền nhiệt: Q > 0. D. Vật thực hiện công: A > 0 ; vật truyền nhiệt: Q < 0. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng là nhiệt lượng. C. Nội năng của một vật có thể tăng hoặc giảm. D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Câu 5: Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào? A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng. D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm. Câu 6: Trong quá trình nào sau đây, độ biến thiên nội năng của khối khí bằng nhiệt lượng mà khối khí nhận được? A. Đun nóng khối khí trong một bình kín. B. Làm lạnh khối khí trong một bình kín. C. Khối khí trong một xi lanh bị đun nóng và dãn nở làm đẩy pit-tông ra ngoài. D. Khối khí trong một xi lanh bị pit-tông nén lại và nhiệt độ tăng lên. Câu 7: Gọi A, Q và U lần lượt là công vật nhân, nhiệt vật nhân và độ biến thiên nội năng. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh một khối khí mà không làm thay đổi thể tích? 2
  3. A. U  Q với Q  0 . B. U  A với A  0 . C. U  A với A  0 . D. U  Q với Q  0 . Câu 8: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là: A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên. B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi. C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên. D. Cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng. Câu 9: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Cọ xát vật lên mặt bàn. B. Đốt nóng vật. C. Làm lạnh vật. D. Đưa vật lên cao trong điều kiện nhiệt độ không đổi. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250 kJ do được đun nóng, đồng thời nhận công 500 kJ do bị nén. a) Nội năng của khí trên đã bị thay đổi chỉ duy nhất bằng cách truyền nhiệt. b) Theo quy ước: Q = 250 kJ và A = ‒500 kJ. c) Độ tăng nội năng của lượng khí là ΔU = 750 kJ. d) Nếu chỉ cung cấp nhiệt lượng 250 kJ cho lượng khí trên, lượng khí này dãn ra và thực hiện công 100 kJ lên môi trường xung quanh thì độ biên thiên nội năng của lượng khí là ΔU = 150 kJ. Câu 2: Một lượng khí chứa trong một xi-lanh có pit-tông di chuyển được. Ở trạng thái cân bằng, chất khí chiếm thể tích V và tác dụng lên pit-tông một áp suất 4.105 N/m2. Khối khí nhận một nhiệt lượng 1000 J dãn nở đẩy pit-tông đi lên làm thể tích khí tăng thêm 3 lít. Coi rằng áp suất chất khí không đổi. a) Lượng khí bên trong xi-lanh nhận nhiệt và sinh công làm biến đổi nội năng. b) Theo quy ước, khối khí nhận nhiệt và sinh công nên A > 0; Q > 0. c) Công mà khối khí thực hiện có độ lớn bằng 1200 J. d) Độ biến thiên nội năng của khối khí ΔU = 200 J. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một hệ kín nhận 200 kJ năng lượng nhiệt ở thể tích không đổi. Sau đó, nó giải phóng 100 kJ năng lượng nhiệt, đồng thời thực hiện một công 50 kJ ở áp suất không đổi. Nội năng của hệ biến thiên một lượng bao nhiêu kJ? Câu 2: Một giọt nước mưa rơi xuống từ độ cao 120 m xuống đất . Nếu toàn bộ năng lượng thu được này đều biến thành nội năng của giọt nước, làm tăng nhiệt độ của nước. Vậy nhiệt độ của giọt nước tăng thêm bao nhiêu K? Lấy g = 9,8m/s 2, nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K . (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3: Một người thợ rèn nhúng một lưỡi dao bằng thép có khối lượng 1,1 kg ở nhiệt độ 8500C vào trong bể nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao. Nước trong bể có thể tích 200 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 27 0C.. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho thành bể và môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K; của nước là 4180 J/kg.K. Khi nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt, độ biến thiên nội năng của lưỡi dao là x.10 5 (J). Giá trị của x? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ- nhiệt kế Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo nhiệt độ? A. Cân đồng hồ. B. Nhiệt kế. C. Vôn kế. D. Tốc kế. Câu 2: "Độ không tuyệt đối" là nhiệt độ ứng với A. 0 K. B. 0 0C. C. 273 0C. D. 273 K. Câu 3: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền A. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. 3
  4. B. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. từ vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp. Câu 4: Liên hệ giữa nhiệt độ theo thang Kelvin và nhiệt độ theo thang Celsius (khi làm tròn số) là t  0C  A. T  K   t  C   273 . 0 B. T  K   t  C   273 . 0 C. T  K   273 . D. T  K   273.t  C . 0 Câu 5: Nhiệt kế thủy ngân được chế tạo dựa trên nguyên tắc nào? A. Sự nở vì nhiệt của thủy ngân. B. Sự nở ra của thủy ngân khi nhiệt độ giảm. C. Sự co lại của thủy ngân khi nhiệt độ tăng. D. Sự nở của thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ. Câu 6: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Đà Nẵng như sau: Đà Nẵng: Nhiệt độ từ 20°C đến 29°C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong thang nhiệt Kelvin? A. Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K. B. Nhiệt độ từ 20 K đến 29 K. C. Nhiệt độ từ -253 K đến -244 K. D. Nhiệt độ từ 273 K đến 292 K. Câu 7: Trong các nhiệt kế sau đây, em hãy chọn nhiệt kế phù hợp để đo nhiệt độ của nước sôi? A. Nhiệt kế y tế có thang chia độ từ 350C đến từ 42 0C. B. Nhiệt kế rượu có thang chia độ từ −300C đến từ 600C. C. Nhiệt kế thuỷ ngân có thang chia độ từ −100C đến từ 1100C. D. Nhiệt kế hồng ngoại có thang chia độ từ 300C đến từ 450C. Câu 8: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên. A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau. Câu 9: Cho các bước như sau: (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (1), (4), (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (3), (2), (4), (1), (5). Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu sau: a) Năng lượng nhiệt có thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn. b) Khi hai vật cùng nhiệt độ, không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. c) Nhiệt độ cho biết xu hướng truyền năng lượng nhiệt giữa các vật. d) Phần năng lượng nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn được gọi là nhiệt lượng. Câu 2. Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào ngày mùa đông. Thời điểm (h) Nhiệt độ (0C) 1 13 4 13 7 13 10 18 13 18 16 20 19 17 22 12 a) Nhiệt độ lúc 4 giờ là 130C. b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ. c) Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ. d) Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 60C. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Nhiệt kế ở hình bên đang chỉ số đo bằng bao nhiêu K theo thang nhiệt độ Kelvin? 4
  5. Câu 2. Theo bản tin thời tiết phát lúc 19h50 ngày 27/02/2022 thì nhiệt độ thay đổi trong ngày 28/02/2022 tại Hà Nội là 240C – 180C. Độ tăng nghiệt độ trung bình sau mỗi giờ trong ngày theo thang Kelvin là bao nhiêu? Câu 3. Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của một thanh nhôm dài 1 m tăng thêm 0,024 mm. Cho độ tăng độ dài do sự nở vì nhiệt của thanh nhôm tỉ lệ thuận với tích độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật. Hỏi một thanh nhôm dài 50 m ở nhiệt độ 200C , sẽ có chiều dài tăng thêm bao nhiêu (mét) ở nhiệt độ 600C ? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Bài 4: Nhiệt dung riêng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt dung riêng của vật rắn? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.K). B. Jun trên kilôgam (J/kg). C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/K). Câu 2. ….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C (1K). Tìm từ thích hợp điền vào ô trống. A. Nhiệt dung riêng. B. Nhiệt độ. C. Nhiệt lượng. D. Nội năng. Câu 3. Nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra phụ thuộc vào? A. khối lượng, thể tích và độ thay đổi nhiệt độ của vật. B. thể tích, nhiệt độ ban đầu và tính chất của chất làm vật. C. khối lượng của vật, tính chất của chất làm vật và độ tăng nhiệt độ của vật. D. nhiệt độ ban đầu, nhiệt độ lúc sau và áp suất của môi trường. Câu 4. Để xác định nhiệt dung riêng của của một chất bằng thực nghiệm ta không cần dùng đến dụng cụ nào sau đây? A. Cân điện tử. B. Nhiệt kế. C. Oát kế. D. Thước đo. Câu 5. Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là A. để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J. B. để 1kg rượu bị đông đặc ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J. C. để nâng 1kg rượu tăng lên 1 K ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J. D. nhiệt lượng có trong 1kg rượu ở nhiệt độ 200C là 2500J. Câu 6. Một khối chì có khối lượng 5 kg, nhiệt dung riêng là 130 J/kg.K. Sau khi nhận thêm 37,7 kJ thì nhiệt độ của nó là 90°C. Nhiệt độ ban đầu của khối chì là A. 32 (0C). B. 30 (0C). C. 45 (0C). D. 50 (0C). Câu 7. Các thao tác cơ bản để đo nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá là: a. Khuấy liên tục để nước nóng đều, cứ sau mỗi khoảng thời gian 1 phút đọc công suất nguồn điện từ oát kế và nhiệt độ từ nhiệt kế rồi ghi lại kết quả. b. Đổ một lượng nước vào bình nhiệt lượng kế, sao cho toàn bộ dây điện trở chìm trong nước, xác định khối lượng nước này. c. Bật nguồn điện. d. Cắm đầu đo của nhiệt kế vào nhiệt lượng kế để đo nhiệt độ ban đầu của nước. e. Nối oát kế có tích hợp chức năng đo thời gian với nhiệt lượng kế và nguồn điện. Thứ tự đúng các thao tác là A. b, a, c, d, e. B. b, d, e, c, a. C. b, d, a, e, c. D. b, d, a, c, e. Câu 8. Cho nhiệt dung riêng của một số chất ở 00C ở bảng sau: Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Nhôm 880 Đồng 380 Chì 126 Nước đá 1800 Nếu các chất trên có cùng khối lượng thì chất nào sẽ dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi so với các chất còn lại? A. Nhôm. B. Đồng. C. Chì. D. Nước đá. Câu 9. Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt? A. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt B. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt C. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt D. Chưa đủ dữ liệu để kết luận. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 5
  6. Câu 1. Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước với các dụng cụ ở hình bên. a) Dụng cụ số 3 là nhiệt lượng kế. b) Phép đo nhiệt dung riêng của nước là phép đo trực tiếp. c) Xác định nhiệt lượng nước thu được bằng cách xác định điện năng đã cung cấp cho dây điện trở. d) Kết quả thu được của phép đo c = 4425 ± 132 (J/kg.K) .Sai số tỉ đối của phép đo: ∆𝑐 = 132 (J/kg.K) Câu 2. Nhúng một vật A có nhiệt độ tA vào một chậu nước ta thấy nhiệt độ của nước trong chậu tăng lên đến một giá trị xác định rồi dừng lại. Tiếp tục nhúng thêm vật B có nhiệt độ tB vào nước thì ta thấy nhiệt độ của nước trong chậu giảm xuống đến một giá trị xác định rồi dừng lại (bỏ qua trao đổi nhiệt giữa các vật và môi trường). a) Đã có sự truyền nhiệt lượng từ vật A sang nước. b) Nhiệt độ của vật A lớn hơn nhiệt độ của vật B. c) Nhiệt độ cuối cùng của hệ luôn bằng nhiệt độ ban đầu của nước. d) Nhiệt lượng của vật A truyền cho nước luôn bằng nhiệt lượng của nước truyền cho vật B. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Một khay sắt có khối lượng 1,2 kg được cách điện và làm nóng bằng máy sưởi 500 W trong 4 phút. Nhiệt độ của khay tăng từ 220C đến 450C. Xác định nhiệt dung riêng của sắt theo đơn vị J/kg.K. Bỏ qua mất mát nhiệt lượng do môi trường. (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị). Câu 2. Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4180 J/kg.K. Tính thời gian truyền nhiệt lượng cần thiết nếu dùng một thiết bị điện có công suất 2,5 kW để đun lượng nước trên lên tới 1000C. theo đơn vị giờ. Biết 90% điện năng tiêu thụ được dùng để làm nóng nước. (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3. Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35°C. Tính khối lượng nước theo gam, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880 J/kg.K và 4200J/kg.K. Kết quả được làm tròn đến phần nguyên. Bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy. B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J). C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau. D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = m trong đó  là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật. Câu 2: Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg. K), điều này cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho A. 1 g đồng nóng lên thêm 10C là 380 J. B. 2 g đồng nóng lên thêm 10C là 380 J. 0 C. 1 kg đồng nóng lên thêm 1 C là 380 J. D. 1 kg đồng nóng lên thêm 20C là 380 J. Câu 3: Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg . Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Khối đồng sẽ tỏa ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn. B. Mỗi kilogam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng. D. Mỗi kilôgam đồng toả ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi hoá lỏng hoàn toàn. Câu 4: Nhiệt nóng chảy riêng của một vật phụ thuộc vào A. khối lượng của vật. B. tính chất của chất làm vật. C. khối lượng riêng của vật. D. nhiệt độ nóng chảy của vật. Câu 5: Cho nhiệt nóng chảy riêng của một số chất ở bảng sau: Chất Nhiệt độ nóng chảy (0C) Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg.K) Nước đá 0 3,34.105 Sắt 1535 2,77.105 Đồng 1084 1,80.105 Chì 327 0,25.105 6
  7. Nếu các chất trên có cùng khối lượng thì chất nào sẽ nhận nhiều nhiệt lượng nhất trong quá trình nóng chảy so với các chất còn lại? A. Nhôm. B. Đồng. C. Chì. D. Nước đá. Câu 6: Biết nhiệt nóng chảy riêng của bạc là 1,05.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn khối bạc có khối lượng 300 kg bằng A. 350 J. B. 31,5 kJ. C. 3,15.104 kJ. D. 350 kJ. Câu 7: Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 0,61.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn một khối thiếc là 2,44.105 kJ. Khối lượng của khối thiếc bằng A. 4 tấn. B. 400 kg. C. 0,25 kg. D. 1,4884.1011 kg. 0 Câu 8: Một khối nước đá có nhiệt độ -3,5 C. Nhiệt độ của khối nước đá đó phải tăng thêm để chuyển thành thể lỏng là A. 3,5 0C. B. -3,5 0C. C. 7 0C. D. 103,5 0C. Câu 9: Hình bên dưới là các dụng cụ để đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá: Hãy cho biết dụng cụ số (3) là A. Biến thế nguồn. B. Cân điện tử. C. Nhiệt lượng kế. D. Nhiệt kế điện tử. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. a) Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn. b) Khối đồng tỏa nhiệt lượng 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn. c) Mỗi kilogam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. d) Để một khối đồng có khối lượng 2kg nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy thì cần cung cấp một nhiệt lượng là 3,6.105J. Câu 2. Người ta dùng một lò nung điện có công suất 20 kW để làm nóng chảy hoàn toàn 2 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 300C. Biết chỉ 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ 10840C. Cho biết đồng có nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng là 1,8.105 J/kg. a) Trong một giờ, lò nung cung cấp cho đồng một nhiệt lượng 20kWh. b) Cần cung cấp nhiệt lượng nhiều hơn 8.105 J để đưa lượng đồng trên đến điểm nóng chảy. c) Cần cung cấp nhiệt lượng Q = 15.105 J để lượng đồng trên nóng chảy hoàn toàn. d) Thời gian làm nóng chảy hết 2kg đồng bằng lò nung trên là gần đúng bằng 116,1s. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là   3,4.10 J/kg. Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g 5 nước đá ở 00C bằng x.105 (J). x có giá trị bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 2. Một người ăn kem đưa vào miệng lượng kem 100g ở 00C, sau khi đưa vào miệng nó tan ra thành lỏng và tăng đến 200C trước khi đi xuống cổ. Coi kem nóng chảy ở 00C, nhiệt nóng chảy riêng của kem là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của kem là 4180 J/(kgK). Ly kem đã lấy đi ở người ăn một nhiệt lượng X.104 (J). Xác định giá trị X? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3. Để đúc các vật bằng thép, người ta phải nấu chảy thép trong lò. Thép đưa vào lò có nhiệt độ t 1=20oC, hiệu suất của lò là 60%, nghĩa là 60% nhiệt lượng cung cấp cho lò được dùng vào việc đun nóng thép cho đến khi thép nóng chảy. Để cung cấp nhiệt lượng, người ta đã đốt hết mt=200kg than đá có năng suất tỏa nhiệt là qt = 29.106 J/kg. Cho biết thép có nhiệt nóng chảy λ = 83,7.103J/kg, nhiệt độ nóng chảy là t2= 1400oC, nhiệt dung riêng ở thể rắn là c = 0,46kJ/kg.K. Khối lượng của mẻ thép bị nấu chảy có giá trị bao nhiêu kg? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị). Bài 6: Nhiệt hóa hơi riêng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng hoá hơi ở nhiệt độ không đổi A. phụ thuộc vào khối lượng của khối chất lỏng nhưng không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. B. không phụ thuộc vào khối lượng của khối chất lỏng nhưng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. không phụ thuộc vào khối lượng của khối chất lỏng và bản chất của chất lỏng. D. phụ thuộc vào khối lượng của khối chất lỏng và bản chất của chất lỏng. Câu 2. Ở áp suất chuẩn, các chất lỏng khác nhau có A. nhiệt hoá rơi riêng như nhau nhưng nhiệt độ sôi khác nhau. B. nhiệt hoá hơi riêng khác nhau nhưng nhiệt độ sôi như nhau. C. nhiệt độ sôi và nhiệt hoá hơi riêng như nhau. 7
  8. D. nhiệt hoá hơi riêng và nhiệt độ sôi khác nhau. Câu 3. Một lượng chất lỏng có khối lượng m (kg) và nhiệt hoá hơi riêng L (J/kg). Nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng chất lỏng trên hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi là Q (J). Hệ thức nào sau đây đúng? L L A. Q  mL . B. Q  . C. m  QL . D. m  . m Q Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ). B. Jun trên kilôgam (J/ kg). C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/ độ). Câu 5: Nhiệt hoá hơi riêng của một chất lỏng là nhiệt lượng cần để làm cho một 1 kilogam chất đó A. hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. hoá hơi hoàn toàn. C. tăng nhiệt độ tới nhiệt độ sôi và hoá hơi hoàn toàn. D. tăng nhiệt độ tới nhiệt độ sôi. 6 Câu 6: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 J/kg. Phát biểu nào dưới đây là đúng? 6 A. Một lượng nước bất kỳ cần thu một nhiệt lượng là 2,3.10 J để hóa hơi hoàn toàn. 6 B. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 J để hóa hơi hoàn toàn. 6 C. Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.10 J khi hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi. 6 D. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 J để hóa hơi hoàn toàn ở 1000C dưới áp suất tiêu chuẩn. Câu 7: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A.Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ. Câu 8: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do A. hơi nước trong nồi ngưng tụ. B. hạt gạo bị nóng chảy. C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ. D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc. Câu 9: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì cồn: A. Thu nhiệt lượng từ cơ thể qua da đó để bay hơi. B. Khi bay hơi tỏa nhiệt vào chỗ da đó. C. Khi bay hơi kéo theo lượng nước chỗ đó ra khỏi cơ thể. D. Khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của khối chất lỏng theo nhiệt lượng cung cấp để chất lỏng hóa hơi hoàn toàn có dạng như hình bên: Biết nhiệt dung riêng của chất lỏng đó 2500 J/kg.K. a) Nhiệt độ hóa hơi của chất lỏng là 1000 C. b) Chất lỏng nhận một nhiệt lượng 180KJ để tăng nhiệt độ từ 200C đến 800C. c) Khối lượng của chất lỏng là 1,1 kg. d) Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng này là 900 J/kg. Câu 2: Một em học sinh khi nấu nước sôi, dùng một ấm điện có công suất 1000 W để đun 300 g nước có nhiệt độ ban đầu là 20 °C đến khi sôi ở áp suất tiêu chuẩn. Thời gian cần thiết để đun nước từ 200C đến 1000C là 1,68 phút. Thế nhưng trong quá trình nấu nước học sinh theo dõi thời gian đun sôi thì thấy mất 1,7 phút nước trong ấm mới bắt đầu sôi. Sau đó học sinh tiếp tục để nước trong ấm sôi thêm 2 phút thì tắt. Lấy nhiệt dung riêng và nhiệt hoá hơi riêng của nước là c = 4,2.103 J/kg.K và L = 2,2 6.106 J/kg. a) Nước trong ấm đã nhận nhiệt lượng để tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C. b) Thời gian cần thiết để đun 300g nước tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C và thời gian thực tế lệch nhau là do ban đầu cần thời gian để làm ấm nước. c) Nhiệt lượng cần thiết cung cấp để để đun 300 g nước có nhiệt độ ban đầu là 20 0C lên đến nhiệt độ sôi của nước là 100800J d) Nếu để nước trong ấm sôi thêm 2 phút thì lượng nước còn lại trong ấm là 247 g Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Bạn An muốn đun sôi 1,5 lít nước bằng bếp gas. Do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg và khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 lít nước trong ấm đó bằng x. 106 (J). Giá trị x là bao nhiêu? 8
  9. Câu 2: Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K; nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 10 kg nước ở 25°C chuyển hoàn toàn thành hơi ở 1000C là x. 104 (kJ). Giá trị x là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3: Một học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước (cân điện tử, ấm siêu tốc, đồng hồ đo thời gian, chai nước). Biết ấm đun có công suất 1500W. Khi nước bắt đầu sôi, khối lượng nước trong ấm đo được bằng cân điện tử là m0  300g , lúc này học sinh mở nắp ấm để nước bay hơi, sau khoảng thời gian 77 giây thì thấy số chỉ trên cân điện tử còn m  250 g . Từ đó học sinh xác định được nhiệt hóa hơi riêng của nước bằng x. 106 (J/kg). Giá trị x là bao nhiêu? Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ là A. nhiệt nóng chảy riêng. B. nhiệt dung riêng. C. nhiệt hóa hơi riêng. D. nhiệt nóng chảy. Câu 2: Theo thang đo nhiệt độ Celsius (0C) thì điểm ba của nước là A. 0 K. B. 273,16 0C. C. 273,15 K. D. 0,01 0C. Câu 3: Hiện tượng sương muối là quá trình A. ngưng kết. B. thăng hoa. C. ngưng tụ. D. đông đặc. Câu 4: Vật tỏa nhiệt khi A. nóng chảy. B. đông đặc. C. thăng hoa. D. bay hơi. Câu 5: Trong các quá trình chuyển thể vật sau đây, nội năng vật tăng khi A. hóa lỏng khí oxygen. B. nước đông thành đá. C. nấu chảy đồng. D. hơi nước ngưng tụ trên thành ly. Câu 6: Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 0,61.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một cuộn thiếc hàn có khối lượng 800 g nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là A. 48 800 J. B. 4 880 J. C. 4,88.107 J. D. 76 250 J. Câu 7: Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của bước sóng điện từ theo hệ thức Vien: 𝑇. 𝜆 = 2900 (𝜇𝑚. 𝐾) được dùng vào việc chế tạo các nhiệt kế thường dùng hằng ngày như nhiệt kế hồng ngoại, cũng như các nhiệt kế trong thiên văn để đo nhiệt độ bề mặt của các thiên thể. Xét một nhiệt kế hồng ngoại khi đo nhiệt độ cơ thể người như hình vẽ. Bước sóng hồng ngoại do cơ thể người phát ra bằng xấp xỉ bằng A. 9,4𝜇𝑚. B. 79𝜇𝑚. C. 29𝜇𝑚. D. 10,6𝜇𝑚. Câu 8: Từ công thức gần đúng xác định nhiệt dung riêng của nước 𝐶 = ( ) , trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước không sử dụng dụng cụ nào dưới đây? A. Biến thế nguồn. B. Nhiệt lượng kế. C. Cân điện tử. D. Máy phát tần số. Câu 9: Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước bằng cách sử dụng ấm đun siêu tốc, thao tác nào trong quá trình thực hiện thí nghiệm là không đúng? A. Sử dụng ấm đun siêu tốc đã biết công suất và đồng hồ đo thời gian để xác định điện năng tiêu thụ. B. Sử dụng cân điện tử đo chính xác khối lượng nước sôi còn lại trong ấm tại các thời điểm khác nhau trong quá trình sôi. C. Sử dụng công thức tính nhiệt hóa hơi của nước Q = P. t , với t là thời gian tính từ lúc bắt đầu đun đến khi nước sôi. P.t D. Sử dụng công thức tính nhiệt hoá hơi riêng của nước là L = m (với P là công suất của ấm đun,  m là khối lượng nước bị bay hơi sau thời gian  t kể từ khi nước sôi). Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Dòng nước với lượng nước 100m3/s chảy từ độ cao 45m được dẫn xuống để làm quay cánh tuabin của một máy phát điện. Hiệu suất máy phát điện là 50%. Lấy g = 10 m/s2, khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3, nhiệt nóng chảy riêng của sắt ở 15350C là 2,77.105J/kg. a) Thế năng ban đầu của nước chuyển hóa hoàn toàn thành điện năng thông qua máy phát điện. b) Thế năng mà mỗi m3 nước được dẫn xuống đưa vào máy phát điện là 960J c) Năng lượng điện mà máy phát tạo ra trong 1s là 22,5 MJ. d) Toàn bộ điện năng do máy phát tạo ra được sử dụng để một nhà máy sản xuất nung chảy sắt trong lò ở nhiệt độ nóng chảy. Khối lượng thép được nung chảy trong một giây gần bằng 81,2 kg. 9
  10. Câu 2. Tiến hành đo nhiệt hoá hơi riêng của nước với các dụng cụ sau: Biến thế nguồn (1), bộ đo công suất nguồn điện (oát kế) có tích hợp chức năng đo thời gian (2), Nhiệt kế điện tử hoặc cảm biến nhiệt độ có thang đo từ - 200C đến 1100C (3), Nhiệt lượng kế, kèm dây điện trở(4), cân điện tử (5), các dây nối… a) Để xác định hoá hơi riêng của nước cần đo độ giảm đổi khối lượng nước ở nhiệt độ sôi trong một khoảng thời gian. b) Có thể thay thế bộ đo công suất nguồn bằng vôn kế và ampe kế. c) Nhiệt lượng nước để hóa hơi trong bình nhiệt lượng kế có thể được xác định bằng cách đo sự thay đổi nhiệt độ của nước và sử dụng công thức: 𝑄 = 𝑚. 𝑐. 𝛥𝑇. d) Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 5 kg nước ở 150 C chuyển hoá hoàn toàn thành hơi nước ở 1000C là 13285 kJ. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg. K); nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 100 0 C là 2,3.106 J/kg. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Một thang đo X lấy điểm băng là −10X, lấy điểm sôi là 90X. Nhiệt độ của một vật đọc được trên nhiệt kế Celsius là 400C thì trên nhiệt kế X có nhiệt độ bằng bao nhiêu aX? Giá trị của a là bao nhiêu? Câu 2. Một người lấy 1,2 kg những viên nhỏ nước đá trong tủ đông nơi có nhiệt độ -18°C để đưa vào đun trong một bình điện đun nước (ấm điện) chuyên dụng có thành bằng thuỷ tinh có công suất 2200W. Nhiệt dung riêng của nước đá 2100J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 334000 J/kg. Kết quả đo đạc thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị trong hình. Hiệu suất ấm là 88%. Xác định nhiệt dung riêng của nước. ((làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị). Câu 3. Một động cơ nhiệt có hiệu suất 25%, công suất 30 kW. Tính nhiệt lượng mà nó toả ra cho nguồn lạnh trong 5h làm việc liên tục ra đơn vị MJ. Bài 8: Mô hình động học phân tử chất khí Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu Sai về mô hình động học phân tử chất khí A. Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí rất yếu so với ở thể lỏng và thể rắn. B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì chuyển động này càng nhanh. C. Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm với nhau và với thành bình. Khi va chạm với thành bình các phân tử khí tác dụng lực, gây áp suất lên thành bình. D. Lực liên kết và khoảng cách giữa các phân tử ở thể khí luôn lớn hơn so với ở thể rắn nên chất khí không có hình dạng riêng. Câu 2. Phát biểu Sai khi nói về khí lí tưởng là A. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử được coi là các chất điểm. B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua. C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm. D. Khí lí tưởng có thể gây áp suất lên thành bình. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử? A. Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển B. Mùi nước hoa lan toả trong một căn phòng kín. C. Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước yền lặng D. Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất. Câu 4. Nếu nhiệt độ của khí lí tưởng chứa trong bình tăng, A. tốc độ của từng phân tử trong bình sẽ̃ tăng lên. B. tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử trong bình sẽ tăng lên. C. khoảng cách giữa các phân tử trong bình sẽ tăng lên. D. Kích thước của mỗi phân tử sẽ tăng lên. Câu 5. Phát biểu sai khi nói về khí lí tưởng là A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất. B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua. D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phân tử khí lí tưởng khi thực hiện thí nghiệm khảo sát sự thay đổi nhiệt độ của khối khí. Câu 6. Quả bóng bay sau khi bơm đầy khí và được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp là vì A. khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên bóng co lại. 10
  11. B. vỏ cao su của bóng là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. các phân tử không khí rất nhỏ, nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc để thoát ra ngoài. D. giữa các phân tử của chất rắn làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó để thoát ra ngoài. Câu 7. Phát biểu không đúng khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất là A. Khối lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của một mol chất ấy. B. Thể tích mol của một chất được đo bằng thể tích của một mol chất ấy. C. Ở điều kiện tiêu chuẩn (00C và 1atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lit. D. Ở điều kiện tiêu chuẩn (00C và 1atm) thể tích mol của các chất khí khác nhau thì khác nhau. Câu 8. Khí He sử dụng trong công nghiệp, thí nghiệm, phân tích mẫu được chiếc xuất và chứa dưới dạng chai 40 lít . Cho số Avogadro NA ≈ 6,02.1023 mol-1. Nếu một bình chưa khí He như vậy ở điều kiện 0°C và áp suất khí trong bình là l atm thì số phân tử khí He có trong bình gần đúng bằng A. 1,08.1024 phân tử. B. 10,08.1024 phân tử. 23 C. 3,37.10 phân tử. D. 6,02.1023 phân tử. Câu 9. Một bình kín chứa 1 gam khí Oxygen. Cho số Avogadro NA ≈ 6,02.1023 mol-1 . Số nguyên tử khí Oxygen trong bình là A. 1,882.1022. B. 6,02.1023. C. 3,763.1022. D. 3,763.1023. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Trong các phát biểu sau về nội dung thuyết động học phân tử chất khí, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? a) Các phân tử chất khí chuyển động hốn loạn, không ngừng. b) Các phân tử chất khí chuyển động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. c) Các phân tử chất khí không va chạm với nhau. d) Các phân tử chất khí gây ra áp suất khi va chạm với thành bình chứa. Câu 2: Một bình kín chứa 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 0 𝐶 và áp suất 1atm. Cho số Avogadro NA ≈ 6,02.1023 mol-1. a) 1 mol khí Helium ở điều kiện tiêu chuẩn là 00C và áp suất 1 atm thì chứa N = 6,02.1023 nguyên tử. b) Với bình kín chứa N = 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00C và áp suất 1 atm thì có số mol là 0,5 mol. c) Với bình kín chứa N = 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00C và áp suất 1 atm thì có khối lượng khí Helium trong bình là 1 gam. d) Với bình kín chứa N = 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00C và áp suất 1 atm thì có thể tích của bình là 11,2 m3. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Ở điều kiện tiêu chuẩn 16 gam Helium có thể tích là bao nhiêu dm3 ? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Câu 2: Một phân tử khí lí tưởng đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 𝑑 = 0,10 m. Trong mỗi giây, phân tử này va chạm vào thành bình cầu 2000 lần. Coi rằng phân tử này chỉ va chạm với thành bình và tốc độ của phân tử là không đổi sau mỗi va chạm. Tốc độ chuyền động trung bình của phân tử khí trong bình là bao nhiêu m/s ? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 3: Trong ô tô, người ta thường đặt ở hệ thống tay lái một thiết bị nhằm bảo vệ người lái xe khi xe gặp tai nạn, gọi là “túi khí”. Túi khí được chế tạo bằng vật liệu có giãn, chịu được áp suất lớn. Trong túi khí thường chứa chất NaN 3 , khi xe va chạm mạnh vào vật cản thì hệ thống cảm biến của xe sẽ kích thích chất rắn này làm nó phân huỷ tạo thành Na và khí N2. Khí N2 được tạo thành có tác dụng làm phồng túi lên, giúp người lái xe không bị va chạm trực tiếp vào hệ thống lái. Ban đầu trong túi chứa 100 g NaN3, sau khi được phồng lên, túi khí trong 1 xe hơi chứa được 48 lít khí. Bỏ qua thể tích khí có trong túi trước khi phồng lên và thể tích của Na được tạo thành trong túi do phản ứng phân huỷ, hiệu suất phân hủy là 100%. Cho số Avogadro NA ≈ 6,022.1023 mol-1. Mật độ phân tử khí N2 trong túi khí có kết quả gần đúng bằng X.1025 phân tử/m3. Giá trị X là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Bài 9: Định luật Boyle Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định là A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 2. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ? p V A. p1V2 = p2V1. B. = hằng số. C. pV = hằng số. D. = hằng số. V p Câu 3. Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là 11
  12. A. đường thẳng kéo dài qua O. B. đường cong hypebol. C. đường thẳng song song trục OT. D. đường thẳng song song trục Op. Câu 4. Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là A. T2 > T1. B. T2 = T1. C. T2 < T1. D. T2 ≤ T1. Câu 5. Khi một lượng khí lí tưởng xác định dãn nở đẳng nhiệt thì mật độ phân tử khí sẽ A. tăng tỉ lệ nghịch với áp suất. B. giảm tỉ lệ thuận với áp suất. C. không thay đổi. D. tăng, không tỉ lệ với áp suất. Câu 6. Trong thí nghiệm kiểm chứng lại định luật Bôi-lơ, việc dịch chuyển pit-tông từ từ giúp đảm bảo điều kiện gì? A. Áp suất không đổi. B. Nhiệt độ không đổi. C. Thể tích không đổi. D. Nhiệt độ và áp suất không đổi. Câu 7. Người ta điều chế khí hiđrô và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1 atm, ở nhiệt độ 200C. Coi nhiệt độ không đổi. Thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào một bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm là A.500 lít. B. 20 lít. C. 250lít. D. 50 lít. Câu 8. Đẩy pit-tông của một xilanh đủ chậm để nén lượng khí chứa trong xilanh sao cho thể tích của lượng khí này giảm đi 2 lần ở nhiệt độ không đổi. Khi đó áp suất của khí trong xi lanh A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng thêm 4 lần. D. không thay đổi. Câu 9. Trong quá trình hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn của một người co lại, mở rộng khoang ngực và hạ thấp áp suất không khí bên trong xuống dưới môi trường xung quanh để không khí đi vào qua miệng và mũi đến phổi. Giả sử phổi của một người chứa 6 000 ml không khí ở áp suất 1,00 atm. Nếu người đó mở rộng khoang ngực thêm 500 ml bằng cách giữ mũi và miệng đóng lại để không hít không khí vào phổi thì áp suất không khí trong phổi theo atm sẽ là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ không khí không đổi. A. 0,92 atm. B. 1,08 atm. C. 1,20 atm. D. 0,85 atm. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một khối khí khi đặt ở điều kiện nhiệt độ không đổi thì có sự biến thiên của thể tích theo áp suất như hình vẽ a) Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo áp suất khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. b) Quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này là dãn nở đẳng nhiệt. c) Khi áp suất khối khí có giá trị 0,50 kN/m2 thì thể tích khối khí là 4,8 m3. d) Khi áp suất khối khí thay đổi từ 0,5 kN/m2 đến 1,5 kN/m2 thì thể tích của khối khí giảm một lượng 3,2 m3. Câu 2: Một bình đựng khí Heli có dung tích 6.10-3 m3 đựng khí áp suất 2,75.106 Pa. Người ta dùng khí trong bình để thổi các quả bóng bay sao cho mỗi quả bóng có thể tích 3,18.10-3 m3 và áp suất khí trong bóng lúc này là105Pa. Coi nhiệt độ của khí không đổi và không có sự rò rỉ khí trong quá trình trong quá trình thổi. a) Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ thuận với thể tích. b) Người ta thường dùng khí Heli để bơm bong bóng bay, hạn chế dùng khí Hiđrô vì nó cực kỳ dễ cháy nổ và khá nguy hiểm. c) Khi sang chiết khí từ bình áp suất lớn sang bình áp suất nhỏ, quá trình sẽ tiếp tục cho đến khi áp suất trong hai bình bằng nhau, tức là khi hệ thống đạt đến trạng thái cân bằng về áp suất. d) Số lượng bóng thổi được là 50 quả. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một quả bóng chứa 0,04 m3 không khí ở áp suất 120 kPa. Khi làm giảm thể tích bóng còn 0,025 m3 ở nhiệt độ không đổi, áp suất không khí trong bóng là bao nhiêu kPa? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Một bình thể tích 10 lít chứa Oxi ở áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0°C. Biết ở điều kiện tiêu chuẩn khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3. Khối lượng khí ôxi chứa trong bình là bao nhiêu kg? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm) Câu 3: Một ống nhựa đặt thẳng đứng chứa không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng 𝑚 = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10cm2 được đặt thẳng đứng như hình vẽ. Người ta nén khí trong thân ống thông qua pittông để đẩy bật nắp bình lên. Biết áp suất khí quyển là p 0 = 105 Pa , g = 10m/s2. Áp suất cực tiểu của không khí trong bình là bao nhiêu kPa để khi đẩy pittông, không khí đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) 12
  13. Bài 10: Định luật Charles Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, thực hiện quá trình biến đổi đẳng áp với một lượng khí lí tưởng xác định, kết quả thu đươc là A. khi nhiệt độ tăng, thể tích khối khí giảm, khoảng cách trung bình giữa các phân tử giảm. B. khi nhiệt độ tăng, thể tích khối khí tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử giảm. C. khi nhiệt độ tăng, thể tích khối khí tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của khối khí. D. khi nhiệt độ tăng, thể tích khối khí tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ của khối khí. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với định luật Charles? A. Trong quá trình biến đổi trạng thái, thể tích một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. B. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. Trong quá trình đẳng nhiệt, thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. Trong quá trình đẳng áp, thể tích một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. Câu 3: Người ta đốt nóng của một lượng khí để nó tăng nhiệt độ từ 230C đến 3270C trong ống xi lanh có vách ngăn kín di chuyển được như hình vẽ. Áp suất khí trong xi lanh được giữ không đổi, thể tích của khí trong xi lanh A. tăng lên gấp đôi. B. tăng lên 14,2 lần. C. không đổi. D. tăng lên gấp bốn. Câu 4: Giữ áp suất của một khối lượng khí nhất định không đổi và giảm nhiệt độ thì khối lượng riêng của khí A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng đến cực đại rồi giảm đi. Câu 5 : Biết 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 70C. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 1,2g/lít. Nhiệt độ của khối khí sau khi nung nóng là A. 3270C. B. 3870C. C. 4270C. D. 17,50C. Câu 6: Khi áp dụng định luật Charles cho một khối khí xác định, đại lượng không thay đổi là A. nhiệt độ và số mol của khối khí. B. áp lực lên thành bình. C. áp suất và thể tích của khối khí. D. nhiệt độ và thể tích của khối khí. Câu 7: Đồ thị nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp? A. Hình 2 B. Hình 1 C. Hình 4 D. Hình 3 Câu 8: Một áp kế gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích 270 cm3 gắn với ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1 cm2, trong ống có một giọt thủy ngân như hình bên. Khi nhiệt độ trong bình là 0 0C thì giọt thủy ngân cách đầu A 30 cm. Khi nhiệt độ trong bình là 10 0C thì giọt thủy ngân di chuyển đi một đoạn bao nhiêu? Coi dung tích của bình không đổi. A. 130 cm. B. 100 cm. C. 60 cm. D. 160 cm. Câu 9: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí trong hệ tọa độ V – T như hình vẽ bên dưới. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn đúng quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này trong hệ tọa độ p - T? A. Hình 3 B. Hình 4 C. Hình 1 D. Hình 2 Quá trình biến đổi trạng thái của khối khí từ (1) sang (2) là quá trình nung nóng đẳng áp, thể tích và nhiệt độ tăng Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 13
  14. Câu 1: Cho 10 g khí lí tưởng nhận công để biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như đồ thị hình bên. Biết nhiệt độ trạng thái 1 là 300K. Biết nhiệt dung riêng đẳng áp của khí là c p  909 (J/kg.K). a) Nhiệt độ của chất khí tại trạng thái (2) là 1800C. b) Chất khí nhận một công có giá trị 400 J. c) Chất khí truyền ra môi trường bên ngoài một nhiệt lượng –1090,8 J. d) Nội năng của khí tăng thêm một lượng 690,8 J. Câu 2: Một căn phòng có kích thước 5 m x 4 m x 3 m. Ban đầu không khí trong phòng ở nhiệt độ 27 0C và áp suất 1 atm. Hỏi khi nhiệt độ trong phòng đó tăng đến 320C thì khối lượng không khí đã thoát ra ngoài bằng bao nhiêu kg? Biết áp suất khí quyển không thay đổi, khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 00C và áp suất 1 atm) bằng 1,29 kg/m3. a) Ban đầu không khí trong phòng có thể tích V1 = 60 m3, nhiệt độ T1 = 27 K, sau khi tăng nhiệt độ thể tích khí trong phòng V’1 = 71,1m3, T2 = 32 K. b) Thể tích khí thoát ra khỏi phòng khi nhiệt độ tăng đến 32 0C là 1m3. c) Khối lượng riêng của không khí ở 320C ở áp suất 1 atm khi lấy kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm là 1,15 kg/m3. d) Khối lượng không khí đã thoát ra khỏi phòng trong thời gian nhiệt độ tăng có kết quả làm tròn đến Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một khối khí xác định biến đổi từ trạng thái (1) có thể tích sang trạng thái (2) được biểu diễn trên hệ tọa độ p – T như hình vẽ. Nếu khối khí ở trạng thái (2) có thể tích bằng 1,4 lít thì thể tích của khối khí đó ở trạng thái (1) bằng bao nhiêu lít? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Câu 2: Một ống thủy tinh AB tiết diện S đặt nằm ngang, đầu A kín, đầu B hở. Trong ống có một lượng khí xác định được giam bởi một giọt thủy ngân. Khi nhiệt độ trong ống là 27 oC thì chiều dài cột khí trong ống bằng 18 cm. Khi hơ nóng ống không khí trong ống có nhiệt độ là 47 oC sao cho thủy ngân không bị chảy ra khỏi ống thì chiều dài cột khí trong ống bằng bao nhiêu cm? Giả sử áp suất cột không khí không thay đổi trong quá trình hơ nóng. (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Câu 3: Một khối khí lí tưởng ở trạng thái (1) được xác định bởi các thông số p1  1 atm; V1  4; T1  300 K . Người ta cho khối khí biến đổi đẳng áp tới trạng thái (2) có T2  600 K và V2 . Sau đó biến đổi đẳng nhiệt tới trạng thái (3) có V3  2 thì ngừng. Áp suất của khối khí tại trạng thái (3) là bao nhiêu atm? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Bài 11: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của lượng khí? A. thể tích. B. áp suất. C. nhiệt độ. D. khối lượng. Câu 2. Hằng số khí lí tưởng R có giá trị bằng A. 0,083 at.lit/mol.K. B. 8,31 J/mol.K. C. 0,081 atm.lit/mol.K. D. 0,831 J/mol.K. Câu 3. Trong hệ tọa độ (p,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường Hypebol. B. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ. C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p0. Câu 4. Cùng một khối lượng khí đựng trong 3 bình kín có thể tích khác nhau, đồ thị thay đổi áp suất theo nhiệt độ của 3 khối khí ở 3 bình được mô tả như hình vẽ. Quan hệ về thể tích của 3 bình đó là A. V3 > V2 > V1. B. V3 = V2 = V1. C. V3 < V2 < V1. D. V3 ≥ V2 ≥ V1. Câu 5. Cho 4 bình có dung tích như nhau và cùng nhiệt độ, đựng các khí khác nhau, bình 1 đựng 4 g hiđro, bình hai đựng 22 g khí cacbonic, bình 3 đựng 7 g khí nitơ, bình 4 đựng 4 g oxi. Biết khối lượng mol của CO 2 là 44g/mol, O2 là 32g/mol, N2 là 28g/mol. Bình khí có áp suất lớn nhất là A. bình 1. B. bình 2. C. bình 3. D. bình 4. Câu 6. Quá trình nào dưới đây có thể coi quá trình đẳng tích A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ. B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh. C. bọt khí nổi lên từ đáy một hồ nước. D. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng. Câu 7. Trong quá trình nào sau đây, cả ba thông số trạng thái của một lượng khí lí tưởng xác định đều thay đổi? A. Không khí bị nung nóng trong một bình đậy kín. B. Không khí trong một quả bóng bàn bị một học sinh dùng tay bóp bẹp. C. Không khí trong một xi lanh được nung nóng, dãn nở và đẩy pit tông dịch chuyển. 14
  15. D. Trong cả ba hiện tượng trên. Câu 8. Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 200C và áp suất 2 atm. Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chỉ chịu được áp suất tối đa là 2,5 atm. Săm sẽ bị nổ khi để ngoài nắng có nhiệt độ là A. trên 250C. B. trên 500C. C. trên 93,250C. D. trên 650C. Câu 9. Một bóng thám được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10 m bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệt độ 200K. Biết bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300K, bán kính của bóng khi bơm bằng A.2,12 m. B. 2,71 m. C. 3,56 m. D. 1,78 m. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Các đồ thị sau đây mô tả sự biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định theo các quá trình khác nhau. a) Ở đồ thị hình 1: Quá trình đẳng nhiệt có 𝑇 > 𝑇 . b) Ở đồ thị hình 2: Quá trình đẳng áp có 𝑝 < 𝑝 . c) Cả bốn đồ thị đều biểu diễn các đẳng quá trình. d) Ở đồ thị hình 4: Quá trình biến đổi từ 1 đến 2 có áp suất, thể tích và nhiệt độ đều tăng. Câu 2: Một bình kín chứa 1 mol nitrogen, áp suất khí là 105 Pa, ở nhiệt độ 27°C. a) Khí trong bình lúc này đang ở điều kiện tiêu chuẩn. b) Khi nung nóng bình thì quá trình biến đổi trạng thái trong trường hợp này là quá trình đẳng tích. c) Nung bình đến khi áp suất khí bằng 5.105 Pa. Nhiệt độ của khối khí khi đó là 135°C. d) Khi nung bình đến khi áp suất khí bằng 5.105 Pa, để đảm bảo bình có thể sử dụng được lâu dài hơn, người ta cho một lượng khí thoát ra ngoài nhưng nhiệt độ vẫn giữ không đổi, áp suất khí trong bình giảm còn 4.10 5 Pa, lượng khí đã thoát ra ngoài là 0,2 mol. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 1 Câu 1: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất khối khí tăng thêm áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban 360 đầu của khối khí là bao nhiêu 0C? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Một khối khí có nhiệt độ tăng từ 2170C đến 4800C, thể tích giảm từ 300 dm3 xuống còn 180 dm3. Nếu áp suất cuối cùng của khối khí bằng 2,75 atm thì áp suất ban đầu của nó bằng bao nhiêu atm? (kết quả làm tròn đến hai chữ số hàng phần trăm). Câu 3: Bình dung tích 4 lít chứa khí có áp suất 840 mmHg, khối lượng tổng cộng của bình và khí bằng 546 g. Cho một phần khí thoát ra ngoài, áp suất giảm đến 735 mmHg, nhiệt độ như cũ, khối lượng của bình và khí còn lại bằng 543 g. Khối lượng riêng của khí ban đầu bằng bao nhiêu g/lít? (kết quả làm tròn đến hai chữ số hàng phần trăm). Bài 12: Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ Cho biết NA = 6,02.1023 hạt/mol; 1 atm = 1 bar = 105 Pa = 760 mmHg; R = 8,31 J/mol.K; T(K) = t (oC) + 273; k = 1,38.10-23J/K Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hệ quả nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ? A. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử bằng nhau. B. Động năng trung bình của phân tử khí càng lớn thì nhiệt độ của khí càng cao. C. Người ta coi nhiệt độ tuyệt đối là số đo động năng trung bình của phân tử theo một đơn vị khác. D. Các khí có bản chất khác nhau, khối lượng khác nhau nhưng nhiệt độ như nhau thì động năng trung bình của các phân tử bằng nhau. Câu 2. Cho các phát biểu sau: (1) Áp suất chất khí tác dụng lên thành bình càng lớn khi càng có nhiều phân tử cùng tác dụng lên một đơn vị diện tích thành bình. (2) Số các phân tử khí tác dụng lên một đơn vị diện tích thành bình phụ thuộc vào số phân tử khí có trong một đơn vị thể tích, nghĩa là phụ thuộc vào mật độ phân tử khí. (3) Với một lượng khí nhất định thì mật độ khí tỉ lệ nghịch với thể tích bình chứa. (4) Áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình tỉ lệ thuận với thể tích bình chứa. 15
  16. Phát biểu đúng là A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1), (2),(4). D. (1), (2), (3) Câu 3. Biết p: áp suất khí trong bình; N: số phân tử khí trong bình; V: thể tích bình chứa; m: khối lượng cuẩ một phân tử khí; v 2 : trung bình của các bình phương tốc độ phân tử khí; 𝐸đ : động năng trung bình của phân tử; 𝜌: khối lượng riêng của chất khí. Áp suất khí tác dụng lên thành bình không được xác định bằng biểu thức nào? A. 𝑝 = 𝑣 . B. 𝑝 = 𝑣 . C. 𝑝 = 𝜌⋅ 𝑣 . D. 𝑝 = 𝜇𝐸đ . 9 Câu 4. Một khối khí ở nhiệt độ 27°C có áp suất p  3.10 Pa . Hằng số Boltzmann k = 1,38.10-23 (J/K). Số lượng phân tử trên mỗi cm3 của khối khí bằng A. 5,0.1010. B. 7,2. 105. C. 2,7.108. D. 4,5.1011. Câu 5. Hai bình kín có thể tích bằng nhau đều chứa khí lí tưởng ở cùng một nhiệt độ. Khối lượng khí trong hai bình bằng nhau nhưng khối lượng một phân tử khí của bình 1 lớn gấp hai lần khối lượng một phân tử khí ở bình 2. Áp suất khí ở bình 1 A. bằng áp suất khí ở bình 2. B. gấp bốn lần áp suất khí ở bình 2. C. gấp hai lần áp suất khí ở bình 2. D. bằng một nửa áp suất khí ở bình 2. Câu 6. Cylinder A chứa khí oxygen (𝑂 ) và cylinder B chứa khí Nitrogen (𝑁 ). Nếu hai Cylinder có cùng “trung bình của các bình phương tốc độ” phân tử thì phát biểu nào sau đây là sai? A. Hai loại khí có nhiệt độ khác nhau. B. Nhiệt độ của cylinder B thấp hơn nhiệt độ của cylinder A. C. Nhiệt độ của cylinder B cao hơn nhiệt độ của cylinder A. D. Động năng trung bình của các phân tử nitơ nhỏ hơn động năng trung bình của các phân tử oxy. Câu 7. Không khí là hỗn hợp của một vài loại khí chính như nitrogen, oxygen, carbon dioxide. Sắp xếp giá trị v của phân tử các chất khí này trong không khí theo thứ tự tăng dần là: A. CO2; N2; O2. B. O2; CO2; N2. C. N2; O2; CO2. D. CO2; O2; N2. Câu 8. Tổng động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí Nitrogen ( N2 ) chứa trong một khí cầu bằng 5, 7.10- 3 J và căn bậc hai của trung bình các bình phương tốc độ của phân tử khí đó là 2.103 m/s. Khối lượng khí nitrogen trong khí cầu là: A. 1,75.10-3 kg. B. 4,28.10-3 kg. C. 3,92.10-3 kg. D. 2,85.10-3 kg. Câu 9. Ở nhiệt độ nào căn bậc hai của trung bình các bình phương tốc độ các phân tử khí oxygen (O 2 ) đạt tốc độ vũ trụ cấp I (7,9 km/s)? A. 8,0.104 K. B. 7,5.104 K. C. 1,8.104 K. D. 5,2.104 K. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Áp suất của khí lí tưởng là 2,00 MPa, số phân tử khí trong 1,00 cm3 là 4,84.1020 a) Nếu nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi thì tốc độ căn quân phương của các phân tử khí tăng √2. b) Mật độ phân tử của khí lí tưởng là 4,7.1026 phân tử/ m3 c) Động năng trung bình của phân tử khí là 6,20.10-21 J. d) Nhiệt độ của khí là 305K. Câu 2: Một chiếc xe tải vượt qua sa mạc Sahara. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là 30C. Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 1,50 m³ và áp suất trong các lốp xe là 3,42. 105 Pa. Coi khí trong lốp xe có nhiệt độ như ngoài trời, không thoát ra ngoài và thể tích lốp không thay đổi. Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến 42°C. a) Các phân tử khí trong lốp xe chuyển động liên tục và va chạm với thành lốp xe gây ra áp suất lên thành lốp. b) Giữa hai va chạm với thành lốp xe, phân tử khí có thể xem là chuyển động thẳng đều. c. Lực gây ra thay đổi động lượng của phân tử khí là lực do phân tử khí tác dụng lên thành lốp xe. d. Từ sáng sớm cho đến giữa trưa, độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử không khí là 9,5.10 -21 J. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Động năng trung bình của phân tử khí Hydrogen ở nhiệt độ 10 𝐶có giá trị là X.10-21J? Tìm giá trị của X. (Kết quả làm tròn chữ số hàng phần trăm). Câu 2. Căn bậc hai của các bình phương tốc độ phân tử v2 còn được gọi là tốc độ căn quân phương của phân tử. Số 2 phân tử khí hydro chứa trong 1m3 ở áp suất 200mmHg có v = 2400m/s là X.1024 phân tử. Tìm giá trị của X. (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm). Biết khối lượng mol của H2 bằng 2g/mol Câu 3: Một bình kín có thể tích 0,10 m3 chứa khí hydrogen ở nhiệt độ 250C và áp suất 6,0.105Pa. Khối lượng của phân 26 tử khí hydrogen là m  0,33.10 kg. Căn bậc hai của các bình phương tốc độ phân tử v còn được gọi là tốc độ 2 căn quân phương của phân tử. Giá trị này của các phân tử hydrogen trong bình là X.103 m/s. Tìm giá trị của X (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười). 16
  17. PHẦN II – TỰ LUẬN Cho biết NA = 6,02.1023 hạt/mol; 1 atm = 1 bar = 105 Pa = 760 mmHg; R = 8,31 J/mol.K; T(K) = t (oC) + 273; k = 1,38.10-23J/K Câu 1. Người ta cung cấp nhiệt lượng 5 J cho chất khí trong một xi-lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông chuyển động đều một đoạn 5 cm. Biết áp suất khí quyển có giá trị là p0  10 N m , lực ma sát giữa pit-tông và xi-lanh 5 2 có độ lớn là 20 N, diện tích tiết diện của piston là S  2,0cm . 2 a) Khi pit-tông chuyển động đều, tính áp suất của chất khí lúc này? b) Độ biến thiên nội năng của khí trong xi-lanh là bao nhiêu? Câu 2. Một ấm điện siêu tốc có công suất 2000 W được dùng để đun 300 g nước có nhiệt độ ban đầu là 20 o C đến khi sôi ở áp suất tiêu chuẩn. Để nước trong ấm sôi thêm 2 phút thì thì tắt bếp. Lấy nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước là c = 4200 J/kg.độ và L = 2,26.106 J/kg. Cho biết hiệu suất của quá trình đun nước là 50% a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước đạt đến nhiệt độ sôi ? b) Tính lượng nước đã hoá hơi trong thời gian 2 phút đun thêm?  Câu 3. Cho 2 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 24 C , trong một lò nung điện có công suất 20 kW. Biết đồng nóng chảy ở  nhiệt độ 1084 C . Chỉ có 40% năng lượng điện tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy của nó. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K), nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. a) Nhiệt lượng đồng thu được từ lò nung điện trong mỗi giây là bao nhiêu? b) Tính thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 2 kg đồng? Câu 4. Cho một lượng khí lí tưởng nhận công để biến đổi từ trạng thái (1) sang trang thái (2) như đồ thị hình bên. Biết nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (1) là 600 K. a) Nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (2) là bao nhiêu? b) Công mà khí nhận được là bao nhiêu?. Câu 5. Trên hình vẽ biểu diễn đồ thị đông đặc của một chất lỏng có khối lượng 100g a) Nhiệt dung riêng của chất lỏng bằng bao nhiêu? b) Nhiệt lượng của chất lỏng trên tỏa ra để hạ nhiệt độ từ -200C xuống -400C là bao nhiêu? c) Xác định giá trị x? Câu 6. Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái như đồ thị dưới đây. Cho V1  2 l ít; p1  0,5 atm; T1  300 K ; V2  6 lít . Các phát biểu sau đây đúng hay sai: a) Giá trị nhiệt độ T2 ? b) Áp suất khối khí ở trạng thái (3) là bao nhiêu? Câu 7. Xét một khối khí có áp suất là 2,00 MPa. Biết số phân tử khí trong 1,00 cm3 là 4,835.1020; a) Tính mật độ phân tử của khối khí ? b) Tính nhiệt độ của khí lúc này? c) Tính động năng trung bình của phân tử khí ? Câu 8. Một lượng khí xác định có thể tích V = 100 cm3, nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. a) Giữ nhiệt độ không đổi, tăng áp suất tới 1,25.105Pa, tính thể tích khí lúc này? b) Từ trạng thái ban đầu, nén khí để thể tích giảm đi 20 cm3, nhiệt độ khí tăng lên đến 390 thì áp suất khí lúc này bằng bao nhiêu? 1 c) Nếu thể tích giảm bằng thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu thì nhiệt độ của khối khí sau 3 khi nén bằng bao nhiêu? Câu 9. Một quả bóng bay được bơm căng trong một căn phòng với nhiệt độ ban đầu là 200C. Thể tích của quả bóng là 0,5 m3 và áp suất bên trong quả bóng là 1,2.105 Pa. Coi rằng khí bên trong quả bóng có nhiệt độ giống với nhiệt độ phòng và không bị rò rỉ ra ngoài. Thể tích của quả bóng không thay đổi. Khi quả bóng được mang ra ngoài trời nắng, nhiệt độ của khí bên trong bóng tăng lên 600C. a) Khi nhiệt độ khí bên trong bóng tăng lên 60°C, áp suất trong quả bóng sẽ tăng thêm bao nhiêu? b) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử khí trong quả bóng từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ cuối cùng là bao nhiêu? Câu 10. Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250 kJ do được đun nóng; đồng thời nhận công 500 kJ do bị nén. a) Nội năng của lượng khí tăng hay giảm một lượng bao nhiêu? 17
  18. b) Nếu chỉ cung cấp nhiệt lượng 250 kJ cho lượng khí trên và lượng khí này giãn ra và thực hiện công 100 kJ lên môi trường xung quanh thì độ biến thiên nội năng của lượng khí là bao nhiêu? Câu 11. Một học sinh đun sôi 800 g nước từ 20 0C bằng một ấm điện có công suất 1800 W ở áp suất tiêu chuẩn. Cho nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước lần lượt là 4180 J/kg.K và 2,3.10 6 J/kg. a) Tính nhiệt lượng để làm nóng 800 g nước từ 20 0C đến 100 0C ? b) Tính thời gian cần thiết để đun nước trong ấm đạt đến nhiệt độ sôi ? c) Sau khi nước đạt đến nhiệt độ sôi, người ta tiếp tục đun nước sôi trong thời gian 1 phút 30 giây. Tính khối lượng nước còn lại trong ấm ? Câu 12. Một lượng khí có thể tích 240cm3 chứa trong một xilanh có pit-tông đóng kín, diện tích của đáy pit-tông là 24 cm 2 . Áp suất khí trong xi lanh bằng áp suất ngoài và bằng 100 kPa. Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và thành xilanh. a) Để pit-tông dịch chuyển sang phải 2 cm cần một lực bao nhiêu? Coi quá trình xảy ra là đẳng nhiệt. c) Để pit-tông dịch chuyển sang phải 2 cm mà không cần tác dụng lực kéo, người ta nung nóng khí trong xi lanh. Hỏi tỉ số nhiệt độ T2/T1 lúc này bằng bao nhiêu? Câu 13. Một chiếc xe tải vượt qua một sa mạc. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là 3,0°C. Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 1,50 m³ và áp suất trong các lốp xe là 3,42. 105 Pa. Coi khí trong lốp xe có nhiệt độ như ngoài trời, không thoát khí ra ngoài và thể tích lốp không thay đổi. Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến 42°C. a) Trong mỗi lốp xe có bao nhiêu mol khí? b) Khi đến giữa trưa, áp suất trong lốp là bao nhiêu? c) Từ sáng sớm cho đến giữa trưa, độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử không khí là 9,5.10 -21 J. Câu 14. Một khối khí lí tưởng xác định, có thể tích ban đầu 9 lít, biến đổi trạng thái theo 2 quá trình được biễu diễn trong hệ tọa độ (p-T) như hình vẽ. a) Tính thể tích khí ở trạng thái (3) b) Vẽ lại quá trình trong hệ (V-T). Câu 15. Một khối khí có khối lượng không đổi, có đồ thị biến đổi trạng thái trong hệ (V-T) như hình bên. Ở trạng thái H khí có áp suất 105pa, thể tích 2l, nhiệt độ 300K; trạng thái I có nhiệt độ 750K. a. Mô tả quá trình biến đổi khí. b. Tìm thể tích khí ở trạng thái K và áp suất khí ở trạng thái I. Câu 16. Một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ t1 = 270C được biến đổi qua 2 quá trình theo đồ thị như hình vẽ. Biết V1 = 12 lít; V2 = 4 lít; p1 = 2.105 Pa; p2 = 6.105 Pa. a) Xác định nhiệt độ lượng khí ở trành thái 2 và 3 b) Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên trong hệ trục tọa độ (V,T)? Câu 17. Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 35 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg. Giả sử nhà máy sử dụng khí đốt để nấu chảy thép trong lò thổi. Biết năng suất tỏa nhiệt của khí đốt là 44.106 J. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Trong mỗi lần luyện thép, khối lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng làm nóng chảy hoàn toàn thép ở nhiệt độ nóng chảy là bao nhiêu kilogam (kg)? Câu 18. Một bình kín chứa 14g khí nitơ ở áp suất 1atm và nhiệt độ 270C. Sau khi hơ nóng, áp suất trong bình lên tới 5atm. Biết nhiệt dung riêng đẳng tích của khí nitơ là Cv = 20,78.103 J/kg.K. a. Tính nhiệt độ của khí sau khi hơ nóng? b. Tính thể tích của bình? c. Độ tăng nội năng của khí? Câu 19. Có 6,5g hiđrô ở nhiệt độ 270C, nhận được nhiệt nên thể tích giãn nở gấp đôi trong điều kiện áp suất không đổi. Biết nhiệt dung riêng đẳng áp của khí hiđrô là Cp = 29,09.103 J/kg.K Tính: a. Công do khí thực hiện. b. Nhiệt lượng truyền cho khí. c. Độ biến thiên nội năng của khối khí. Câu 20. Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 100 0C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở 100C. Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên 420C và khối lượng nước trong nhhiệt kế tăng thêm 0,020kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này? 18
  19. Câu 21: Bỏ một cục nước đá khối lượng m1 = 10kg, ở nhiệt độ t1 = - 100C, vào một bình không đậy nắp. Xác định lượng nước m trong bình khi truyền cho cục đá nhiệt lượng Q = 2.107J. Cho nhiệt dung riêng của nước Cn = 4200J/kgK ,của nước đá Cđ = 2100J/kgK, nhiệt nóng riêng chảy của nước đá  = 330.103 J/kg. Nhiệt hoá hơi riêng của nước L = 2,3.106J/kg . Câu 22. Một bình nhiệt lượng kế ban đầu chứa nước ở nhiệt độ t0 = 200 C. Người ta lần lượt thả vào bình này những quả cầu giống nhau đã được đốt nóng đến 100oC. Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t1 = 400 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình nhiệt lượng kế. Giả thiết nước không bị tràn ra ngoài. a) Nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu nếu ta thả tiếp quả cầu thứ hai, thứ ba? b) Cần phải thả bao nhiêu quả cầu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 900 C. Câu 23. Người ta bỏ lọt vào một cốc cách nhiệt, cao, có vạch chia thể tích một cục nước đá ở nhiệt độ - 80C rồi rót thật nhanh nước ở nhiệt độ 350C vào cốc sao cho nước ngang vạch 500 cm3. Biết khối lượng riêng của nước  n =1000kg/m3; khối lượng riêng của nước đá  nđ = 920 kg/m3 a)Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc sẽ cao hơn hay thấp hơn hay ngang bằng vạch 500 cm 3 ? Vì sao ? b)Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đá đã bỏ vào cốc lúc đầu ? Cho Cn = 4200 J/kg.K ; Cnđ = 2100 J/kg.K và  = 336 200 J/kg.Bỏ qua sự mất nhiệt với các dụng cụ và môi trường ngoài và sự thay đổi thể tích của các vật theo nhiệt độ. Câu 24. Người ta đổ m1 gam nước nóng vào m2 gam nước lạnh thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng 50C. Biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nước nóng và nước lạnh là 800C. 1. Tìm tỷ số m2/ m1. 2. Nếu đổ thêm m1 gam nước nóng nữa vào hỗn hợp mà ta vừa thu được, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ hỗn hợp đó tăng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua mọi sự mất mát về nhiệt. Câu 25. Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ t1 = 800C và ở thùng chứa nước B có nhiệt độ t2 = 200C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ t 3 = 400C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là t4 = 500C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc. Câu 26. Trong ruột của một khối nước đá lớn ở 00C có một cái hốc với thể tích V = 160cm3. Người ta rót vào hốc đó 60gam nước ở nhiệt độ 750C. Hỏi khi nước nguội hẳn thì thể tích hốc rỗng còn lại bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3 và của nước đá là Dd = 0,9g/cm3; nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K và để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg nước đá ở nhiệt độ nóng chảy cần cung cấp một nhiệt lượng là 3,36.105J. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2