intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức môn học một cách có hệ thống, dễ dàng ôn luyện, củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho bài thi kết thúc môn sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II  TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ MÔN: ĐỊA LÍ ­ LỚP 10  Năm học 2020 – 2021 I. LÍ THUYẾT NỘI DUNG 1:  ĐỊA LÍ DỊCH VỤ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và   phân bố các ngành dịch vụ * Vai trò: có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn   lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cho phép khai thác tốt hơn các tài   nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học ­ kĩ   thuật hiện đại để phục vụ con người. * Cơ cấu: cơ cấu ngành dịch vụ hết sức phức tạp.  Ở nhiều nước, người ta chia các   ngành dịch vụ  ra thành 3 nhóm: dịch vụ  kinh doanh, dịch vụ  tiêu dùng và dịch vụ  công   cộng. * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: ­ Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội. ­ Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, sự gia tăng dân số và sức mua của dân cư. ­ Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. ­ Mức sống và thu nhập thực tế. ­ Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư. ­ Sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng có ảnh  hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch. 1.2. Trình bày được vai trò,  đặc điểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích   được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải * Vai trò ­ Tham gia vào việc cung  ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ  sở  sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. ­ Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương. ­ Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa  ở  những vùng sâu, vùng xa, tăng  cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các  nước trên thế giới. * Đặc điểm ­ Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hoá. ­ Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, thường căn cứ vào các tiêu   chí: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển trung bình. * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ­ Nhân tố tự nhiên: + Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. + Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. ­ Nhân tố kinh tế ­ xã hội:  + Sự phát triển và phân bốcác ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với   sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải. + Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh   hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
  2. * Các ngành giao thông vận tải cụ thể Ưu, nhược điểm và sự  phân bố  của các ngành: đường sắt, đường ô tô, đường  ống,  đường sông hồ, đường biển, đường hàng không. 1.3. Trình bày được vai trò của ngành thương mại. hiểu và trình bày được một số   khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới  *  Vai trò  của ngành thương mại:   Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu   dùng. ­ Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc  cung ứng nguyên  liệu, vật tư máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm. ­ Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp nhu cầu tiêu dùng   của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. * Khái niệm thị  trường:  Thị  trường được hiểu là nơi gặp gỡ  giữa người bán và  người mua. Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua   về  những sản phẩm hàng há và dịch vụ  nào đó. Để  đo giá trị  của hàng hóa và dịch vụ,   cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện nay là tiền, vàng. * Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu:  là hiệu số  giữa giá trị  xuất khẩu (còn gọi là  kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu). Nếu giá trị  hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị  hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu, ngược lại là nhập   siêu. * Đặc điểm của thị trường thế giới ­ Thị  trường thế  giới hiện nay là một hệ  thống toàn cầu. Trong những năm qua thị  trường thế giới có nhiều biến động. ­ Hoạt động buôn bán trên thị  trường thế  giới tập trung vào các nước tư  bản chủ  nghĩa phát triển.  ­ Các cường quốc về  xuất, nhập khẩu chi phối mạnh mẽ  nền kinh tế  thế  giới và  đồng tiền của những quốc gia này là những ngoại tệ  mạnh trong hệ  thống tiền tệ  thế  giới. ­ Trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các   sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng. 2. Kĩ năng ­ Phân tích các bảng số liệu về một số ngành dịch vụ: giao thông vận tảithương mại,   du lịch. ­ Phân tích các lược đồ/bản đồ giao thông vận tải,  ­ Vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. ­ Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho, viết báo cáo ngắn về một ngành dịch vụ. NỘI DUNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên,   phát triển bền vững * Khái niệm môi trường ­ Môi trường địa lí: là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn   tại và phát triển của xã hội loài người. ­ Môi trường sống của con người: là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh  hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực  thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người.
  3. * Khái niệm tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự  phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm  phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng. * Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự  phát triển nhằm đáp  ứng nhu cầu của hiện tại mà không  làm thiệt hại đến  2. Kĩ năng ­ Phân tích bảng số liệu, tranh  ảnh v ề các vấn đề môi trườ ng (ô nhiễm không khí, ô  nghiễm nguồn nước; suy thoái đất, rừng…) và rút ra nhận xét. ­ Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trườ ng ở địa phươ ng: chọn chủ đề, thu thập  thông tin, viết báo cáo. II.CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trác nghiệm khách quan BÀI 35. VAI TRÒ. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ  NGÀNH DỊCH VỤ Câu 1. Dịch vụ không phải là ngành? A. Phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. B. Góp phần giải quyết việc làm. C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. D. Làm tăng giá trị hàng hóa nhiều lần. Câu 2. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A. Hoạt động đồn thể  B. Hành chính công C. Hoạt động buôn, bán lẻ    D. Thông tin liên lạc Câu 3. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ  nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ công.  B. dịch vụ tiêu dùng.  C. dịch vụ kinh doanh.  D. dịch vụ cá nhân.  Câu 4. Các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục ,   thể dục thể thao. thuộc về nhóm ngành A.dịch vụ cá nhân. B. dịch vụ kinh doanh. C.dịch vụ tiêu dùng. D. dịch vụ công. Câu 5. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ? A. Ngành thông tin liên lạc. B. Ngành bảo hiểm. C. Ngành du lịch. D. Ngành xây dựng. Câu 6. Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 7. Ở nhiều nước người ta chia các ngành dịch vụ ra thành các nhóm là A. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh. B. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ cá nhân. C. Dịch vụ cá nhân, dịch vụ hành chính công, dịch vụ buôn bán. D. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. Câu 8. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất thế giới là
  4. A. Niu I­ooc, Luân Đôn, Tô­ki­ô. B. Niu I ­ooc, Luân Đôn, Băng Cốc. C. Oa­sinh­tơn, Luân Đôn, Gia­các­ta. D. Xin­ga­po, Niu I­ooc, Luân Đôn. Câu 9. Ngành nào dưới đây khôngthuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh? A. Tài chính, bảo hiểm. B. Thông tin liên lạc. C. Giao thông vận tải. D. Hành chính công. Câu 10. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân   bố của ngành dịch vụ là. A. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D.nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Câu 11. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến A. hiệu quả các ngành dịch vụ. B. mức độ tập trung ngành dịch vụ. C. hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ. D. trình độ phát triển ngành dịch vụ. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với sự  phân bố  các ngành dịch vụ  trên thế  giới? A. Các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn. B. Ở các nước phát triển, tỉ trọng của dịch vụ chỉ thường dưới 50%. C. Bắc Mĩ và Tây Âu có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao nhất. D. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước châu Phi thấp nhất. Câu 13. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế? A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.  B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước. C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ.  D. Thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn. Câu 14. Tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và  phân bố ngành dịch vụ? A. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.  B. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch. C. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.  D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. Câu 15. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng A. thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn. B. phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ. C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước. D. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. Câu 16. Cơ cấu dân số có trẻ em đông thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào?  A. Các khu an dưỡng.  B. Các khu văn hóa. C. Trường học, nhà trẻ.  D. Hoạt động đoàn thể. Câu 17. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ ngành công nghiệp không khói” là A. Bảo hiểm, ngân hàng.  B. Thông tin lên lạc. C. Du lịch.  D. Hoạt động đoàn thể. Câu 18. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
  5. A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Câu 19. Yếu tố nào sau đây có vai trò quan trọng đối với sự hình thành các điểm du lịch? A. Sự phân bố tài nguyên du lịch. B. Sự phân bố các điểm dân cư. C. Trình độ phát triển kinh tế. D. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Câu 20. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với. A. các trung tâm công nghiệp. B. các ngành kinh tế mũi nhọn. C. Sự phân bố dân cư. D. các vùng kinh tế trọng điểm. ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Câu 1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. sự chuyên chở người và hàng hóa. B. phương tiện giao thông và tuyến đường. C. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách. D. các loại xe vận chuyển và hàng hóa. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân được thuận tiện. B. cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. C. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động. D. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. Câu 3. Đâu không phải là tiêu chí để  đánh giá khối lượng dịch vụ  của hoạt động vận  tải? A. khối lượng vận chuyển. B. khối lượng luân chuyển. C. cự li vận chuyển trung bình. D. sự hiện đại của các loại phương tiện. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.  B. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở.  C. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km. D. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km. Câu 5.  Ở  vùng ôn đới về  mùa đông, loại hình giao thông vận tải nào hoạt động kém   thuận lợi nhất? A. Đường sắt. B. Đường sông. C. Đường hàng không.    D. Đường ô tô. Câu 6. Loại động vật nào sau đây có thể  dùng làm phương tiện dùng để  vận chuyển ở  vùng hoang mạc? A. Bồ câu. B. Tuần lộc. C. Lạc đà. D. Ngựa. Câu 7. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì A. chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của con người trong một quốc gia. B. chỉ gắn hoạt động trong nước với các quốc gia trong khu vực. C. tạo mối quan hệ kinh tế ­ xã hội trong nước và trên thế giới. D. tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa. Câu 8. Đường sắt và đường biển có ưu điểm giống nhau là A. tính cơ động cao. B. tốc độ nhanh. C. an toàn. D. chở được hàng nặng, cồng kềnh.
  6. Câu 9. Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là  A. chí phí xây dựng cầu đường quá lớn.  B. tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm.  C. gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường.  D. độ an toàn chưa cao thường xuyên xảy ra tai nạn. Câu 10. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là  A. ít gây ra những vấn đề về môi trường.  B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn.  C. tốc độ vận chuyển nhanh nhất.  D. an toàn và tiện nghi.  Câu 11. Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường ô tô A. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình. B. vận chuyển được các hàng nặng , ổn định, giá rẻ. C. vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh. D. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp. Câu 12. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thông tin liên lạc. D. Giao thông vận tải. Câu 13. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho người và hàng hóa. B. tốc độ vận chuyển nhanh và thời gian vận chuyển ngắn. C. khối lượng luân chuyển nhiều và tốc độ vận chuyển nhanh. D. thời gian vận chuyển ít và khối lượng luân chuyển nhiều. Câu 14. Yếu tố  tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông   vận tải? A. khí hậu. B. địa hình. C. sông ngòi. D. sinh vật. Câu 15. Nhân tố nào sau đây quy định sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải? A. tài nguyên thiên nhiên. B. điều kiện tự nhiên. C. sự phân bố dân cư. D. sự phát triển công nghiệp. Câu 16. Những khu vực nằm gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông thường  là nơi tập trung A. các vùng nông nghiệp chủ chốt. B. các danh lam, di tích lịch sử. C. các khu vực nhiều khoáng sản. D. các ngành sản xuất, dân cư. Câu 17. Ý nào sau đây thể  hiện giao thông vận tải là ngành kinh tế  độc đáo vừa mang  tính sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ? A. vai trò của ngành giao thông vận tải. B. đặc điểm của ngành giao thông vận tải. C. điều kiện để phát triển giao thông vận tải. D. trình độ phát triển giao thông vận tải. Câu 18. Nhân tố  kinh tế  ­ xã hội nào sau đây không có ý nghĩa quyết định đến sự  phát  triển và phân bố của ngành giao thông vận tải? A. sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư. B. đặc điểm địa hình, khí hậu và thời tiết. C. việc phát triển công nghiệp của địa phương. D. sự phát triển, phân bố của ngành kinh tế quốc dân. Câu 19. Mạng lưới sông ngòi dày đặt ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành   giao thông tải?
  7. A. phát triển giao thông đường thủy. B. phát triển giao thông đường sắt. C. phát triển giao thông đường hàng không. D. phát triển giao thông đường biển. Câu 20. Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất? A. Tốc độ còn chậm, thiếu an toàn. B. Cước phí vận tải đắt, trọng tải thấp. C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. Vận chuyển trên tuyến đường xa. BÀI 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI Câu 1. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ? A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Di sản văn hóa, lịch sử. C. Phân bố điểm dân cư. D. Mức sống và nhu cầu thực tế. Câu 2. Theo quy luật cung ­ cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. tăng.  B. giảm.  C. ổn định.  D. biến động. Câu 3. Thị trường hoạt động theo quy luật A. cung và cầu. B. mua và bán. C. sản xuất và tiêu dùng. D. xuất và nhập. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương? A. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. C. Liên kết thị trường các vùng trong một nước. D. Hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Câu 5. Người tiêu dùng luôn luôn mong cho A. cung lớn hơn cầu.  B. cung nhỏ hơn cầu. C. thị trường biến động. D. cung và cầu cân bằng. Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu? A. Hàng hóa có nguy cơ khan hiếm. B. Giá cả có xu hướng tăng lên. C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ. D. Hàng hóa được tự do lưu thông. Câu 7. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là  A. thị trường.  B. hàng hóa.  C. thương mại. D. tiền tệ. Câu 8. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây? A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực. C. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. D. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Câu 9. Giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua,  nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán khi A. cung lớn hơn cầu. B. cung nhỏ hơn cầu. C. cung và cầu cân đối. D. thị trường biến động. Câu 10. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ A. trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. B. xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới. C. nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới.
  8. D. quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng khi trong một quốc gia có sự phát triển của   ngành ngoại thương? A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.  B. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.  C. Làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh  thổ. Câu 12.  Nhận định nào sau đây  không  đúng khi nói về  sự  phát triển của ngành nội  thương của một quốc gia? A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.  B. Phục vụ tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. C. Phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.  Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động   xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? A. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm.  B. Tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất. C. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. D. Chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng. Câu 14. Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế  giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy   nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế  ­ xã hội thế  giới là do nguyên nhân nào sau  đây? A. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới. B. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao. C. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học. D. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Câu 15. Trong thương mại, dịch vụ hoạt động nào sau đây đóng vai trì quan trọng? A. Tiếp thị (ma­ket­tinh) và phân tích thị trường. B. Quảng cáo trên hệ thống các đài truyền hình. C. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. D. Mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp. Câu 16. Theo quy luật cung ­ cầu, khi cung lớn hơn cầu thì hậu quả sẽ là A. sản xuất và giá cả ổn định B. sản xuất phát triển, giá cả tăng C. sản xuất và giá cả sẽ giảm D. ngừng sản xuất trong một thời gian Câu 17. Để  kích thích mở  rộng sản xuất mạnh trên thị  trường, các nhà kinh doanh cần  biết A. giá trị hàng hoá giảm B. cung lớn hơn cầu C. cầu lớn hơn cung D. người bán gặp khó khăn Câu 18. Nội dung nào dưới đây nói lên chức năng của tiền tệ? A. Loại hàng hoá đặc biệt B. Vật ngang giá của hàng hoá C. Thước đo giá trị của hàng hoá D. Mua hàng hoá, dịch vụ Câu 19. Điều nào sau đây nói lên động lực để phát triển nền kinh tế của một nước?
  9. A. Sản xuất phát triển mạnh B. Giá cả hàng hoá tăng nhanh C. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển D. Cầu lớn hơn cung Câu 20. Cán cân xuất nhập khẩu là A. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất  B. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương C. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu BÀI 41 + 42. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Câu 1. Môi trường sống của con người bao gồm A. tự nhiên, xã hội B. tự nhiên, nhân tạo C. nhân tạo, xã hội D. tự nhiên, xã hội và nhân tạo Câu 2. Chức năng của môi trường là A. cung cấp tài nguyên thiên nhiên và chứa đựng phế thải B. không gian sống, cung cấp tài nguyên và chứa đựng phế thải C. không gian sống và chứa đựng phế thải của con người D. không gian sống và cung cấp tài nguyên thiên nhiên Câu 3. Môi trường tự nhiên có vai trò A. không quan trọng sự phát triển loài người B. quyết định sự phát triển của xã hội loài người C. rất quan trọng nhưng không quyết định D. không thể thiếu sự tồn tại và phát triển xã hội loài người Câu 4. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành A. đât,nước, không khí và sinh vật B. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt C. tài nguyên phục hồi và không phục hồi D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp Câu 5. Tài nguyên đất trồng được xem là A. không thể phục hồi B. có thể phục hồi C. bị hao kiệt D. vô tận Câu 6. Tài nguyên không bị hao kiệt là A. khoáng sản B. rừng C. không khí D. động vật Câu 7. Môi trường xã hội bao gồm A. quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất B. quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp C. sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội D. giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội Câu 8. Môi trường tự nhiên bao gồm A. các mối quan hệ xã hội B. các thành phần của tự nhiên C. nhà ở, máy móc, thành phố D. chỉ khoáng sản và nước
  10. Câu 9. Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề môi trường ở  các nước phát triển? A. Du lịch. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Ngoại thương. Câu  10.  Sự  hạn chế  về  trữ  lượng của các nguồn tài nguyên thể  hiện rõ nhất  ờ  tài  nguyên nào sau đây? A. Khoáng sản. B. Đất. C. Sinh vật. D. Khí hậu. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phát triển bền vững? A. Sự phát triển của hiện tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.  B. Sự  phát triển của tương lai mà không làm  ảnh hưởng tới sự  phát triển ở  hiện  tại. C.  Sự  phát triển phù hợp với hiện tại nhưng làm  ảnh hưởng đến sự  phát triển   trong tương lai. D. Sự phát triển đảm bảo cho hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển   trong tương lai. Câu 12. Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp. B. tài nguyên nước, sinh vật, khoáng sản. C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật. D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch. 2. Câu hỏi kĩ năng Câu 1. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC  NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ USD) STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522, 4 710, 5 811, 9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212, 3 578, 3 634 Theo bảng số liệu, hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào xuất siêu? A.Trung Quốc, Đức.  B.  Trung  Quốc, Hoa Kì.  C. Đức, Pháp.  D.  Đức, Nhật Bản Câu 2. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC 
  11. NĂM 2014   (Đơn vị: tỉ USD) STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522, 4 710, 5 811, 9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212, 3 578, 3 634 Theo bảng số  liệu, để  thể  hiện giá trị  xuất khẩu và giá trị  nhập khẩu của các nước  trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A.Cột.  B. Đường.  C.  Miền.   D. Kết hợp.  Câu 3. Cho bảng số liệu: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016 (Đơn vị: Tỷ đô la Mĩ) Quốc gia Cam ­ pu ­ chia Bru ­ nây Lào Mi ­ an ­ ma Xuất khẩu 12, 3 5, 7 5, 5 11, 0 Nhập khẩu 13, 1 4, 3 6, 7 17, 7 Theo bảng số  liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tổng kim ngạch xuất nhập  khẩu của một số quốc gia năm 2016? A. Bru ­ nây thấp hơn Lào.  B.  Lào  thấp hơn Mi ­ an ­ ma.  C. Mi ­ an ­ ma cao hơn Cam ­ pu ­ chia.  D.Cam ­ pu ­ chia thấp hơn Lào.  Câu 4. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014 Giá trị xuất  Dân số Giá trị xuất  khẩu bình quân  STT Quốc gia (triệu  khẩu (tỉ USD) theo đầu người người) (tỉ USD) 1 Hoa Kì 1 610 323, 9 4 970, 6 Trung Quốc 2 (kể   cả   đặc   khu   Hồng  2 252 1 373, 5 1 639, 6 Công)
  12. 3 Nhật Bản 710, 5 126, 7 5 607, 7 (Số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)  Theo số  liệu  ở bảng trên, cho biết nhận xét nào sau đây  không đúng về giá trị xuất  khẩu, dân số và giá trị  xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và   nhật Bản năm 2014.  A. Nhật Bản có giá trị  xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị  xuất khẩu bình quân theo   đầu người là cao nhất.  B.Hoa Kì có giá trị  xuất khẩu đứng thứ  hai, nhưng giá trị  xuất khẩu bình quân theo  đầu người là cao nhất.  C. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo   đầu người là thấp nhất.  D. Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Hoa  Kì và thấp nhất là Trung Quốc.  Câu 5. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014 Giá trị xuất khẩu Dân số STT Quốc gia (tỉ USD) (triệu người) 1 Hoa Kì 1 610 323, 9 Trung Quốc 2 2 252 1 373, 5 (kể cả đặc khu Hồng Công) 3 Nhật Bản 710, 5 126, 7 Theo bảng số liệu, để thể hiện rõ nhất giá trị xuất khẩu và dân số vủa Hoa Kì, Trung   Quốc và Nhật Bản, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A.Cột.  B. Đường.  C.  Miền.   D. Kết hợp. Câu 6. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI ­ LIP ­ PIN GIAI ĐOẠN 2010­ 2015(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2012 2014 2015 Xuất khẩu 69, 5 77, 1 82, 2 82, 4 Nhập khẩu 73, 1 85, 2 92, 3 101, 9 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và   dịch vụ của Phi ­ lip ­ pin, giai đoạn 2010 ­ 2015? A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. 
  13. B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014.  C.Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.  D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012.  Câu 7. Cho bảng số liệu:  KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN CỦA MỘT  SỐ PHƯƠNG TIÊN VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, NĂM 2003. Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển (nghìn tấn) (triệu tấn.km) Đường sắt 8.385,0 2.725,4 (Nguồn, số liệu SGK địa lí 10) Cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của đường sắt là  A. 307 km. B. 309 km.  C. 325 km.  D. 327 km. Câu 8. Cho biểu đồ:  Nhận xét nào sau đây dúng A. Giá trị nhập khẩu của Hoa Kì lớn nhất. B. Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì lớn nhất. C. Giá trị nhập khẩu của các nước luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. D. Giá trị xuất khẩu của các nước luôn cao hơn giá trị nhập khẩu. Câu 9. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC  NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ USD) STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522,4 710,5 811,9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212,3 578,3 634 (số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook) Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, cán cân xuất nhập khẩu của các nước  Trung Quốc, Hoa Kì và Nhật Bản lần lượt là A. 3; ­770; ­101,4. B. 4; ­770; ­101,4. C. ­3; 770; 101,4. D. ­4; 770; 101,4. Câu 10. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI­LIP­PIN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2012 2014 2015 Xuất khẩu 69,5 77,1 82,2 82,4 Nhập khẩu 73,1 85,2 92,3 101,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và  
  14. dịch vụ của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015? A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014. C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012. 3. Tự luận Câu 1. Môi trường sống là gì? Môi trường tự  nhiên khác môi trường nhân tạo như  thế  nào? Câu 2. Thế  nào là sự phát triển bền vững? Tại sao nói: trong bảo vệ  môi trường, “cần  phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương”?. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: SỐ KHÁCH DU LỊCH CỦA NƯỚC TA DO CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ PHỤC VỤ ( ĐV: Nghìn lượt người) Năm 2000 2005 2010 2012 2014 Khách trong nước  7.674,0 21.578,5 57.897,3 70.085,4 90.571,6  Khách quốc tế 2.656,0 5.326,6 8.637,9 9.594,6 9.869,9 a. Vẽ  biểu đồ  thích hợp thể  hiện số  khách du lịch nước ta do các cơ  sở  lưu trú   phục vụ giai đoạn 2000 – 2014.  b. Nhận xét. Câu 4. Cho bảng số liệu:        Sản lượng thép trên thế giới giai đoạn 2002 ­2018 (Đơn vị: triệu tấn) Năm  2002 2014 2015 2018 Sản lượng 870 1410 1620 1880 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thép trên thế giới giai đoạn 2002 – 2018.  b. Nhận xét. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2