intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2019-2020 được biên soạn bởi Trường THPT Phúc Thọ với mục tiêu cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức. Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 – NĂM HỌC 2019 ­ 2020 BÀI 9. NHẬT BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản + Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á. + Gồm 4 đảo lớn: Hô­cai­đô, Hôn­su, Xi­cô­cư, Kiu­xiu và hàng nghìn đảo nhỏ + Thủ đô: Tô­ki­ô. 2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được  những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. ­ Đặc điểm tự nhiên:  + Địa hình: chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng. + Khí hậu: gió mùa. + Sông ngòi: ngắn, dốc. + Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản. + Nhiều thiên tai. ­ Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế: + Thuận lợi: quốc đảo, dễ giao lưu với các nước, ngư trường lớn, vùng biển có các dòng biển  nóng và lạnh gặp nhau nên nhiều cá. + Khó khăn: thiếu nguyên vật liệu, đất nông nghiệp hạn chế, lắm thiên tai: núi lửa, động đất,  sóng thần. 3. Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế ­ Đông dân, tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người già trong  dân cư ngày càng lớn (dân số đang già đi), dẫn đến thiếu nhân công lao động và nảy sinh  nhiều vấn đề xã hội. ­ Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. Người dân lao động cần cù, trình độ  dân trí và khoa học cao là động lực phát triển kinh tế. 4. Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế  chủ chốt. ­ Sự phát triển kinh tế Nhật Bản: kinh tế Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển  thăng, trầm khác nhau:
  2. + giai đoạn 1945 – 1952: suy sụy nghiêm trọng sau CTTG thứ hai. + giai đoạn 1955 – 1973: khôi phục và phát triển với tốc độ cao do chú trọng đầu tư hiện đại  hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung phát triển các ngành  then chốt, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. + Những năm 70: suy giảm do khủng hoảng dầu mỏ và sau đó phục hồi do điều chỉnh chiến  lược phát triển kinh tế. + Những năm 90: tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. ­ Các ngành kinh tế chủ chốt: + Công nghiệp: giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai TG. Nhiều ngành đứng hàng đầu  TG (dẫn chứng). + Dịch vụ: là khu vực kinh tế quan trọng (gần 70% GDP). Thương mại, tài chính có vai trò to  lớn trong nền kinh tế. Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng. + Nông nghiệp: có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP), do diện tích đất canh tác ít.  Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông  sản. Sản lượng hải sản đánh bắt lớn, nuôi trồng hải sản được chú trọng. ­ Phân bố của các ngành kinh tế chủ chốt: + Công nghiệp: tập trung ở duyên hải Thái Bình Dương của các đảo Hôn­su, Kiu­xiu. + Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế lớn: Tô­ki­ô, Cô­bê, Hi­rô­si­ma. II. KĨ NĂNG ­ Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng  sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản. ­ Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản. III. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Câu hỏi tự luận Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản  đối với phát triển kinh tế. Câu 2. Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa. Câu 3. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao. Câu 4. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng  lúa gạo của Nhật Bản giảm? Câu 5. Cho BSL: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm (đơn vị: nghìn tấn)
  3. Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003 Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,0 4988,2 4712,8 4596,2 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm. 2. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Nhật bản là quốc đảo nằm trên A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương. C.Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 2. Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á? A. Đông Nam Á. B. Nam Á. C.Đông Á. D. Bắc Á. Câu 3. Quần đảo Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài khoảng A. 1.300km B. 2.500km. C.4.500km. D. 3.800km. Câu 4.Lãnh thổ Nhật bản gồm 4 hòn đảo lớn là A. Hô­cai­đô, Tê­u­ri, Hôn­su, Xi­cô­cư. B. Kui­xiu, Hô­cai­đô, Hôn­su, Xi­cô­cư. C. Tê­ê­ri, Hô­cai­đô, Hôn­su, Sa­ru­xi­ma D. Hô­cai­đô, Hôn­su, Xi­cô­cư, Ka­mô­mê. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Nhật bản? A. Nằm ở Bắc Á B. Nằm ở Đông Á. C.Nằm ở Tây Á. D. Nằm ở Nam Á. Câu 6. Khu vực nào sau đây của Nhật bản có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, có nhiều  tuyết? A. Phía Bắc B.Phía Nam. C.Phía Đông. D. Phía Tây. Câu 7. Hiện nay phần lớn dân cư Nhật bản tập trung ở A. Khu vực đồi núi. B. Đảo Hô­cai­đô.
  4. C. Các đô thị vừa và nhỏ. D. Các thành phố ven biển. Câu 8. Nhật Bản hiện nay là nước đứng thứ nhất trên thế giới về A. Núi lửa đang hoạt động. B. Số dân. C. Kinh tế, tài chính. D. Kinh tế, công nghệ. Câu 9. Khu vực kinh tế quan trọng và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản là A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Thương mại. Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng về tình hình dân số của Nhật bản? A. Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần. B. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. C. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần. D. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển. Câu 11. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. C. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. D. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. Câu 12. Trong các ngành dịch vụ của Nhật bản, ngành có vai trò hết sức to lớn là A. Tài chính và du lịch. B. Thương mại và du lịch. C. Thương mại và tài chính. D. Tài chính và giao thông vận tải. Câu 13. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng ở Nhật Bản có tác dụng A. Phân tán nguồn vốn trong xã hội.
  5. B. Tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào của đất nước. C. Giúp cho nền kinh tế linh hoạt, cơ động hơn trong quá trình phát triển. D. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các cơ sở sản xuất nhỏ thủ công. Câu 14. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền công nghiệp Nhật  Bản, vẫn được  duy trì và phát triển là ngành A. Công nghiệp dệt. B. Công nghiệp chế tạo máy. C. Công nghiệp sản xuất điện tử. D. Công nghiệp đóng tàu biển. Câu 15. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh vào những năm 1973 –  1974 và 1979 – 1980 là do A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới. B. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới. C. Sức mua thị trường trong nước giảm. D. Thiên tai, động đất, sóng thần xảy ra nhiều. Câu 16. Đặc điểm khí hậu của Nhật Bản là A. Khí hậu gió mùa, mùa hè thường nóng và mưa lớn, có bão. B. Chịu ảnh hưởng nhiều của đại dương nên nóng quanh năm. C. Mùa đông kéo dài, có tuyết rơi nhiều. D. Phía Bắc nóng ẩm, phía Nam lạnh khô. Câu 17. Giá trị kinh tế của dòng biển nóng ở Nhật bản là A. Tạo ra ngư trường lớn nhiều loại cá. B. Mang nhiều hơi ẩm từ đại dương vào, khiến khí hậu Nhật Bản ấm và ẩm. C. Biển phần lớn không đóng băng, phát triển đường biển. D. Mùa hè thường nóng và mưa nhiều. Câu 18. Động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là A. Vay nợ. B. Viện trợ từ nước ngoài. C. Nhập nguyên nhiên liệu rẻ.
  6. D. Khoa học kĩ thuật phát triển. Câu 19. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là A. Thiếu lương thực. B. Công nghiệp phát triển. C. Diện tích đất nông nghiệp ít. D. Muốn tăng năng suất. Câu 20. Nền nông nghiệp Nhật Bản chỉ đóng vai trò thứ yếu trong kinh tế là do A. Diện tích đất đồng bằng ít, chủ yếu là đồi núi dốc. B. Nông nghiệp phát triển theo hình thức quảng canh nên năng suất chất lượng thấp. C. Thường xuyên bị động đất nên không trồng trọt chăn nuôi được.  D. Nhà nước không quan tâm phát triển ngành nông nghiệp. Câu 21. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản có vị trí hàng đầu thế giới là: A. Ngành công nghiệp dệt. B. Ngành công nghiệp sản xuất điện tử. C. Ngành công nghiệp chế tạo máy. D. Ngành xây dựng và công trình công cộng. Câu 22. Nhận xét không đúng về nền nông nghiệp của Nhật Bản là A. Đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. B. Tỉ trọng trong GDP chỉ chiếm khoảng 2%. C. Phát triển theo hướng thâm canh. D. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm dưới 14% diện tích tự nhiên. Câu 23. Cho bảng số liệu Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm (đơn vị: nghìn tấn) Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003 Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,0 4988,2 4712,8 4596,2 Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ  1985 – 2003? A. Sản lượng cá năm 2003 là cao nhất.
  7. B. Sản lượng cá khai thác giảm liên tục. C. Sản lượng cá khai thác tăng liên tục. D. Sản lượng cá khai thác tăng, giảm không ổn định. Câu 24. Cho bảng số liệu sau Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản Năm 1970 2005 Dưới 15 tuổi (%) 23,9 13,9 Từ 15 – 64 tuổi (%) 69,0 66,9 Trên 65 tuổi (%) 7,1 19,2 Tổng số dân (triệu người) 104,0 127,7 Để thể hiện quy mô, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1970 và 2005, biểu đồ nào  thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu dồ tròn, có bán kính khác nhau. D. Biểu đồ tròn, có bán kính bằng nhau. Câu 25. Cho bảng số liệu Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm Năm 1965 1975 1985 1988 2000 Diện tích (nghìn ha) 3123 2719 2318 2067 1600 Sản lượng (nghìn tấn) 12585 12235 11428 10128 9600 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa của Nhật Bản thời kì 1965 – 2000, biểu  đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột kết hợp biểu đồ đường. Câu 26. Cho bảng số liệu Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm
  8. Năm 1965 1975 1985 1988 2000 Diện tích (nghìn ha) 3123 2719 2318 2067 1600 Sản lượng (nghìn tấn) 12585 12235 11428 10128 9600 Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản qua các năm? A. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản năm 2000 là 60 tạ/ha. B. Lúa gạo là cây lương thực chính của Nhật bản. C. Sản lượng lúa gạo giảm chậm hơn so với diện tích. D. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản có xu hướng giảm. Câu 27. Sông ngòi Nhật Bản có giá trị về thủy điện là do A. Sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào. B. Có nhiều sông lớn, địa hình đồi núi cao chiếm ưu thế. C. Có khí hậu ôn đới và cận nhiệt, mưa quanh năm. D. Sông suối dài, có nhiều hồ tự nhiên để tích trữ nước. Câu 28. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật bản là A. Nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau. B. Nhiều núi lửa, động đất, sóng thần. C. Bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh. D. Trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể. Câu 29. Tại các vùng biển Nhật bản có nhiều ngư trường lớn là do A. Có khí hậu ôn đới, cận nhiệt, mưa nhiều quanh năm. B. Người dân Nhật bản có truyền thống đi biển lâu đời. C. Có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau. D. Có các sông lớn đổ ra biển, mang theo nguồn thức ăn dồi dào. Câu 30. Khí hậu của Nhật Bản thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp A. Cà phê, cao su, điều. B. Hồ tiêu, điều, dầu cọ. C. Dầu cọ, mía, cà phê. D. Chè, thuốc lá, củ cải đường. Câu 32. Nhật bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì
  9. A. Có nguồn lao động cần cù, trình độ cao, thích ứng nhanh với KHKT, vốn mạnh. B. Đem lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản. C. Sử dụng ít lao động, ít nhiên liệu trong sản xuất. D. Phù hợp với xu thế chung của thế giới. Câu 33. Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái  Bình Dương vì A. Để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng. B. Sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất  khẩu. C. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc. D. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng. Câu 34. Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng vì A. Có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. B. Tận dụng được nguồn nguyên liệu, lao động ở nông thôn. C. Vừa phát huy được thế mạnh KHKT mới, vừa tận dụng được thế mạnh các ngành nghề,  các cơ sở truyền thống, tạo sự linh hoạt trong nền kinh tế. D. Tất cả các ý trên . Câu 35. Vì sao Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần và núi lửa phun? A. Nhật Bản tiếp giáp với lục địa và đại dương. B. Nhật Bản nằm trong khu vực có gió mùa hoạt động. C. Nhật Bản nằm trong vùng không ổn định của vỏ Trái Đất. D. Nhật Bản có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh hoạt động. Câu 36. Nguyên nhân nào đúng nhất làm cho Nhật Bản có lượng mưa trung bình cao?  A. Là quốc gia quần đảo. B. Địa hình núi chiếm phần lớn diện tích. C. Có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa. D. Có vùng biển rộng, nằm trong khu vực gió mùa, có các dòng biển nóng hoạt động ven bờ. BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
  10. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc: + Là nước lớn, nằm ở Đông và Trung Á; gần một số nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát  triển. Thủ đô: Bắc Kinh. + Đường bờ biển dài, tạo thuận lợi cho việc giao lưu với thế giới. 2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được  những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế + Đặc điểm tự nhiên: Thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông, Tây khác biệt. Miền Đông: Chiếm khoảng 50% diện tích cả nước. Địa hình phần lớn là đồng bằng  châu thổ màu mỡ. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. Khoáng sản kim  loại màu là chủ yếu. Miền Tây: Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.  Thượng lưu Hoàng Hà, Trường Giang. Tài nguyên: rừng, đồng cỏ, khoáng sản. Thuận lợi: Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa  thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện  phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim. Khó khăn:  nhiều thiên tai (động đất, lũ, lụt, bão cát) cho sản xuất và đời sống.  3. Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. + Dân cư: Số dân lớn nhất thế giới (trên 1,3 tỉ người). Đã triệt để áp dụng chính sách dân  số, bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫn đến mất cân bằng giới. Dân cư tập trung ở  miền Đông. + Ảnh hưởng tới kinh tế: nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động  đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. 4. Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế  chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên TG. Phân tích được  nguyên nhân phát triển kinh tế ­ Đặc điểm phát triển kinh tế: Công cuộc hiện đại hóa (từ năm 1978) mang lại thay đổi  quan trọng: kinh tế phát triển mạnh, liên tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi  theo hướng hiện đại. Nguyên nhân: ổn định chính trị; khai thác nguồn lực trong, ngoài  nước; phát triển và vận dụng KHKT; chính sách phát triển kinh tế hợp lí. ­ Một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên TG + Công nghiệp: phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh, sản lượng đứng hàng đầu TG; phát  triển một số ngành CN hiện đại; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nguyên nhân: cơ  chế thị trường tạo điều kiện phát triển sản xuất; chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước  ngoài; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao.
  11. + Nông nghiệp: một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu TG. Nguyên nhân: đất đai, tài  nguyên nước, khí hậu thuận lợi; nguồn lao động dồi dào; chính sách khuyến khích sản xuất;  biện pháp cải cách trong NN. 5. Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc  khu kinh tế tại vùng duyên hải ­ Phân bố công nghiệp: các trung tâm CN lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải,… tập trung ở  Miền Đông, nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, giàu nguồn nguyên,  vật liệu. CN nông thôn được quan tâm phát triển. ­ Phân bố nông nghiệp: các ngành trồng trọt tập trung ở đồng bằng miền Đông (phía Bắc  trồng các loại cây ôn đới, phía Nam trồng cây nhiệt đới), là nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu  và nguồn nước thích hợp, có nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. ­ Vùng duyên hải với các đặc khu kinh tế: phát triển các ngành kĩ thuật cao.  6. Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam ­ Mối quan hệ lâu đời, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực. ­ Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương  lại ” II. KĨ NĂNG ­ Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cư và  kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc. ­ Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của TQ (giá trị GDP, giá trị  xuất nhập khẩu, sản lượng một số ngành sản xuất của TQ). III. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Câu hỏi tự luận Câu 1: Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây  đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc. Câu 3: Dựa vào hình 10.1 và 10.4, nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung  Quốc. Câu 4: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào? Câu 5. Chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của TQ. Phân tích những  nguyên nhân đưa đến kết quả đó. Câu 6. Dựa vào hình 10.8, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của TQ. Câu 7. Vì sao sản xuất nông nghiệp của TQ lại chủ yếu tập trung ở miền Đông? 2. Câu hỏi trắc nghiệm
  12. Câu 1: Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với A. 13 nước. B. 14 nước C. 15 nước D. 16 nước Câu 2: Khoáng sản kim loại màu của Trung Quốc nổi tiếng ở A. Miền Tây B. Miền Bắc C. Miền Nam D. Miền Đông Câu 3: Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là A. Đông Bắc B. Hoa Bắc C. Hoa Trung D. Hoa Nam Câu 4. Ven biển phía Đông của Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là A. Thượng Hải, Bắc Kinh. B. Hồng Công, Ma Cao. C. Đài Loan, Quảng Đông. D. Hồng Công, Thượng Hải. Câu 5. Lãnh thổ Trung Quốc nằm chủ yếu trong hai đới khí hậu nào sau đây? A. Nhiệt đới và hàn đới. B. Cận nhiệt đới và hàn đới. C. Cận nhiệt đới và ôn đới. D. Nhiệt đới và cận nhiệt đới. Câu 6. Trong thời gian gần đây, quy mô dân số Trung Quốc có xu hướng A. Tăng nhanh. B. Tăng chậm dần. C. Ít biến động.
  13. D. Giảm chậm. Câu 7. Thế mạnh phát triển nông nghiệp chủ yếu của miền Tây là A. Trồng trọt hoa màu. B. Nuôi trồng thủy sản. C. Trồng cây lương thực. D. Chăn nuôi gia súc. Câu 8: Đặc điểm nổi bật của địa hình Trung Quốc là  A. Thấp dần từ bắc xuống nam B. Thấp dần từ tây sang đông. C. Cao dần từ bắc xuống nam D. Cao dần từ tây sang đông. Câu 9: Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thể hiện sự khác biệt nhiều giữa miền  Đông và miền Tây của Trung Quốc A. Diện tích B. Địa hình C. Khí hậu D. Quần cư Câu 10: Nhận xét không đúng về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung  Quốc? A. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía Đông. B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều. C. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên. D. Miền Đông giàu khoáng sản; miền Tây khoáng sản không có. Câu 11: Nhận xét nào không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc? A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ. B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa. C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. D. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. Câu 12. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc?
  14. A. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc… B. Phía Đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km. C. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới. D. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Câu 13. Đây là nông sản chính ở đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc? A. Củ cải đường, bông, lạc. B. Ngô, lúa gạo, đỗ tương. C. Lúa gạo, mía, chè, bông. D. Lúa gạo, cao su, hồ tiêu. Câu 14. Biện pháp nào sau đây Trung Quốc đã không áp dụng trong quá trình hiện đại hóa công  nghiệp? A. Giao quyền chủ động cho các xí nghiệp. B. Huy động toàn dân sản xuất công nghiệp. C. Thực hiện chính sách mở cửa. D. Hiện đại hóa trang thiết bị cho các ngành công nghiệp. Câu 15. Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc sau năm 1978? A. Hiện đại hóa trang thiết bị công nghiệp. B. Chủ động đầu tư có trọng điểm. C. Chú trọng phát triển công nghiệp ở đô thị. D. Xây dựng nhiều nhà máy lớn. Câu 16. Một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp của Trung Quốc sau năm 1978? A. Thực hiện chính sách đóng cửa để sản xuất trong nước. B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phổ biến giống mới. D. Khai thác triệt để lao động ở nông thôn. Câu 17. Các loại nông sản nào dưới đây được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Bắc và Hoa Bắc? A. Lúa gạo, ngô, củ cải đường. B. Lúa mì, ngô, củ cải đường. C. Lúa gạo, mía, chè, bông.
  15. D. Ngô, chè, lúa gạo. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc? A. Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân. B. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi. C. Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới. D. Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ nông sản. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không phải là hạn chế của nông nghiệp Trung Quốc A. Tỉ trọng trồng trọt lớn hơn chăn nuôi. B. Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn. C. Sản lượng lương thực xuất khẩu chưa cao. D. Bình quân lương thực đầu người thấp. Câu 20. Năm 2005, quy mô dân số Trung Quốc là A. Gần 1033 triệu người. B. Trên 1033 triệu người. C. Gần 1303 triệu người. D. Trên 1303 triệu người. Câu 21. Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc và chiếm A. Gần 80% dân số cả nước. B. Trên 80% dân số cả nước. C. Gần 90% dân số cả nước. D. Trên 90% dân số cả nước. Câu 22. Cho diện tích của Trung Quốc là 9.572,8 nghìn k2, dân số là 1.303,7 triệu người (2005).  Hỏi mật độ dân số Trung Quốc năm 2005 là bao nhiêu? A. 13,6 người/km2 B. 73,4 người/km2. C. 136 người/km2. D. 734  người/km2. Câu 23. Cho dân số Trung Quốc năm 2005 là 1.303,7 triệu người. Dân số thế giới năm 2005 là  6.477 triệu người. Hỏi dân số Trung Quốc chiếm tỉ trọng bao nhiêu so với thế giới?
  16. A. 20,0% B. 20,1% C. 20,4% D. 24,5%. Câu 24. Các dân tộc ít người ở Trung Quốc thường sinh sống ở khu vực nào sau đây? A. Vùng ven biển phía Đông. B. Vùng núi và biên giới phía Tây. C. Vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. D. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải. Câu 25. Dân tộc Choang (Trung Quốc) thường sinh sống tại địa bàn nào sau đây? A. Khu tự trị Quảng Tây. B. Khu tự trị Ninh Hạ. C. Khu tự trị Tân Cương. D. Khu tự trị Tây Tạng. Câu 26. Dân tộc Hồi (Trung Quốc) thường sinh sống tại địa bàn nào sau đây? A. Khu tự trị Quảng Tây. B. Khu tự trị Ninh Hạ. C. Khu tự trị Tân Cương. D. Khu tự trị Tây Tạng. Câu 27. Tác động của chính sách dân số của Trung Quốc đến vấn đề dân số xã hội Trung Quốc là A. Quy mô dân số giảm nhanh. B. Tình trạng mất cân bằng giới tính. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm. D. Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động. Câu 28. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm  mạnh? A. Tỉ lệ xuất cư cao. B. Tỉ lệ kết hôn thấp. C. Áp dụng triệt để chính sách dân số.
  17. D. Tốc độ già hóa dân số nhanh, tỉ lệ người già ngày càng cao. Câu 29. Cho bảng số liệu Dân số Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2018 Năm 2005 2010 2014 2016 2018 Dân số (triệu người) 1303 1347 1364 1379 1427 Tỉ suất gia tăng dân số (%) 0,62 0,57 0,53 0,52 0,47 Để thể hiện dân số và tỉ suất gia tăng dân số của Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2018, biểu đồ nào  sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn Trung  Quốc hiện nay? A. Dân thành thị tăng, dân nông thôn giảm. B. Dân nông thôn tăng, dân thành thị giảm. C. Dân nông thôn tăng, dân thành thị tăng. D. Dân thành thị không tăng, dân nông thôn giảm. Câu 31. Thành phố đông dân nhất của Trung Quốc là A. Bắc Kinh. B. Thượng Hải. C. Trùng Khánh. D. Thiên Tân. Câu 32. Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các khu vực nào sau đây? A. Đồng bằng phù sa ở miền Đông. B. Sơn nguyên, bồn địa ở miền Tây. C. Khu vực biên giới phía Bắc. D. Khu vực ven biển ở phía Nam.  Câu 33. Cho bảng số liệu
  18. SỐ DÂN VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC, THỜI KỲ 1970 – 2004 Năm 1970 1997 1999 2004 Số dân (triệu  776 1236 1259 1299 người) Gia tăng dân số 2,58 1,06 0,87 0,59 Để thể hiện tình hình số dân và gia tăng dân số của Trung Quốc thời kỳ 1970­2004, biểu đồ nào  sau đây thích hợp nhất? A. Cột ghép B. Cột chồng C. Kết hợp giữa cột và đường. D. Đường. Câu 34. Cho bảng số liệu Cơ cấu lao động theo ngành của Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2005 (đợn vị: %) Tên nước Tổng số Lao động Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hoa Kỳ 137,5 2,7 23,9 73,4 Trung Quốc 718,2 47,7 20,8 31,5 Để thể hiện cơ cấu lao động theo ngành của Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2005, biểu đồ nào sau  đây thích hợp nhất? A. Cột ghép. B. Tròn. C. Miền. D. Đường. Câu 35. Cho bảng số liệu GDP và số dân của Trung Quốc, giai đoạn 1985 – 2010 Năm 1985 1995 2004 2010 GDP (tỉ USD) 239,0 697,6 1649,3 5880,0 Số dân (triệu người) 1070 1211 1299 1347
  19. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 –  2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột chồng B. Cột ghép. C. Đường. D. Kết hợp. Câu 36. Cho bảng số liệu CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 Để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm 1985, 1995, 2004, biểu đồ nào  sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Miền. C. Tròn.  D. Đường. Câu 37. Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 (Đơn vị: tỉ USD)  Năm 1985 1990 1995 2000 2005 2008 2010 Xuất  27,4 62,1 148,8 249,2 762,0 1430,7 1577,8 khẩu Nhập  42,3 53,3 132,1 225,1 660,0 1132,6 13962,2 khẩu Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 ­  2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn.
  20. C. Cột D. Đường. Câu 38. Cho bảng số liệu CƠ CẤU KINH TẾ TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1978 – 2005 (Đơn vị: %) Năm 1978 1985 1991 1995 2004 2005 N­L­NN 64,8 28,4 24,5 20,5 14,5 14,1 CN­XD 27,9 40,3 42,1 48,8 50,9 52,2 DV 7,3 31,3 33,4 30,7 34,6 33,7 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Trung Quốc, biểu đồ nào sau đây thích hợp  nhất? A. Tròn. B. Cột. C. Đường. D. Miền. Câu 39. Cho bảng số liệu GDP của Trung Quốc và thế giới (tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 Toàn thế giới 12360,0 29357,4 40887,8 Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3 Tỉ trọng GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là? A. 1,9% B. 2,0% C. 5,5% D. 4,03% Câu 40. Cho bảng số liệu TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG QUỐC TỪ 1970 – 2005
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2