intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI: 12 A. KIẾN THỨC PHẦN II: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng còn chậm. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Đã có những chuyển biến tích cực phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng phát huy thế mạnh từng vùng II. NÔNG NGHIỆP (Atlat trang 18, 19, 20) 1. TRỒNG TRỌT (Atlat trang 18, 19) - Sản xuất cây lương thực - Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả 2. CHĂN NUÔI (Atlat trang 18, 19) - Đặc điểm chung: Ngành chăn nuôi tăng tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp. - Chăn nuôi lợn và gia cầm : Là 2 nguồn cung cấp thịt chủ yếu. - Chăn nuôi gia súc ăn cỏ: 3. THỦY SẢN (Atlat trang 20) a. Điều kiện phát triển thủy sản - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản 4. LÂM NGHIỆP (Atlat trang 20) III. CÔNG NGHIỆP (Atlat trang 21, 22) 1. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP a. Cơ cấu công nghiệp theo ngành - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng, chia làm 3 nhóm với 29 ngành - Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm - Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta b. Cơ cấu CN theo lãnh thổ - Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực - Nguyên nhân + Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao thường có sự hội tụ đủ các điều kiện thuận + Những khu vực có công nghiệp kém phát triển là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. c. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế Gồm 3 khu vực chính: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 2. CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM (Atlat trang 22) a. Công nghiệp năng lượng 1
  2. b. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 3. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP a. Khái niệm Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở SX công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có và đạt hiệu quả kinh tế cao. b. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Điểm công nghiệp: có nhiều ở Tây Bắc, Tây Nguyên. - Khu công nghiệp tập trung (khu chế xuất, khu công nghệ cao): tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam trung Bộ. - Trung tâm công nghiệp - Vùng công nghiệp: cả nước có 6 vùng công nghiệp. IV. DỊCH VỤ 1. NGÀNH GTVT (Atlat trang 23) - Đường bộ (đường ô tô) - Đường sắt - Đường sông - Đường biển - Đường không - Đường ống 2. THÔNG TIN LIÊN LẠC - Bưu chính + Ưu điểm: Mạng lưới phân bố rộng khắp, có tính phục vụ cao. + Hạn chế: phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, thiếu lao động trình độ cao, … - Viễn thông:Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại. 3. THƯƠNG MẠI (Atlat trang 24) - Nội thương + Thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. + Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài). - Ngoại thương Thị trường mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới. 4. DU LỊCH (Atlat trang 25) - Tài nguyên du lịch + Khái niệm: là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, … + Tài nguyên du lịch nước ta rất phong phú đa dạng - Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ đầu thập niên 60 của thế kỉ XX nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước. PHẦN III. VÙNG KINH TẾ I. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Atlat trang 26) 1. Khái quát chung - Gồm 15 tỉnh - Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. 2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện a. Khoáng sản * Thế mạnh: Là vùng giàu khoáng sản bậc nhất nước ta. 2
  3. * Hạn chế: khó khai thác, đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao. * Tình hình khai thác b. Thủy điện * Thế mạnh: Trữ năng thuỷ điện lớn, riêng hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 cả nước. * Hạn chế: Có thể gây biến đổi lớn về môi trường sinh thái. * Tình hình khai thác: * Ý nghĩa: Tạo động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản. 3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới * Thế mạnh * Khó khăn * Tình hình sản xuất * Ý nghĩa 4. Chăn nuôi gia súc - Thế mạnh - Khó khăn 5. Kinh tế biển - Thế mạnh: Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng về du lịch, thủy hải sản và hải cảng. - Hiện trạng khai thác II. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Atlat trang 26) 1. Khái quát chung: - Gồm 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. 2. Các thế mạnh chủ yếu a. Vị trí địa lý b. Tài nguyên thiên nhiên c. Điều kiện kinh tế - xã hội 3. Các hạn chế chủ yếu 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng a. Thực trạng b. Định hướng * Xu hướng chung: Tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. II. BẮC TRUNG BỘ (Atlat trang 27) 1. Khái quát chung - Gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. - Tiếp giáp: Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Lào và Biển Đông. 2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp - Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp - Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển - Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp 3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa - Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải 3
  4. IV. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Atlat trang 28) 1. Khái quát chung - Gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Tiếp giáp: Lào và các vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển Đông. 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển a. Nghề cá: - Thế mạnh: - Hạn chế: - Hiện trạng: - Ý nghĩa: Ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò lớn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng. - Hướng phát triển: Đẩy mạnh đánh bát xa bờ và chú ý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. b. Du lịch biển - Thế mạnh: - Tình hình phát triển: c. Dịch vụ hàng hải - Thế mạnh: Thuận lợi nhất nước để xây dựng cảng nước sâu. - Hạn chế: kinh tế của vùng còn chưa phát triển. - Tình hình phát triển d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối - Thế mạnh: - Tình hình khai thác: 3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng - Phát triển công nghiệp - Phát triển giao thông vận tải V. TÂY NGUYÊN (Atlat trang 28) 1. Khái quát chung * Khái quát - Gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. - Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào; là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm * Thế mạnh: - Đất đỏ badan, giàu chất dinh dưỡng, ... - Khí hậu có tính chất cận xích đạo * Khó khăn: Sói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa; thiếu nước vào mùa khô.. * Tình hình phát triển: Cà phê, chè, Cao su, … * Mô hình: Nông trường quốc doanh, hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu... * Ý nghĩa: * Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên - Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi. - Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm. - Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp. 3. Khai thác và chế biến lâm sản - Thế mạnh: - Tình hình khai thác: - Giải pháp: 4
  5. 4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi VI. ĐÔNG NAM BỘ (Atlat trang 29) 1. Khái quát chung 3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu - Trong công nghiệp - Trong khu vực Dịch vụ - Trong nông, lâm nghiệp - Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển VII. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Atlat trang 29) 1. Khái quát chung 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu - Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Hạn chế 3. Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Nguyên nhân: - Biện pháp: B. KĨ NĂNG I. KĨ NĂNG BIỂU BẢNG - Nhận rạng được biểu đồ và tên biểu đồ. - Xử lí bảng số liệu. - Nhận xét, phân tích biểu đồ, bảng số liệu. II. KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT - Đọc ATLAT theo yêu cầu. - Phân tích, giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí trên ATLAT. - Khai thác các biểu – bảng trên ATLAT. Chú ý: - Đề cương GHK II đến hết bài Du lịch - Đề cương HKII đến hết bài Đồng Bằng sông Cửu Long 5
  6. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM II. CÁC NGÀNH KINH TẾ 2.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng A. giảm sút. B. ổn định. C. tăng nhanh. D. tăng, giảm thất thường. Câu 2. Trong khu vực II các sản phẩm cao cấp có xu hướng A. tăng tỉ trọng. B. ổn định. C. giảm tỉ trọng. D. tăng, giảm không ổn định. Câu 3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) của nước ta trong những năm gần đây là A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng của chăn nuôi. C. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng chăn nuôi. D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. Câu 4. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện là A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta. B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP khá ổn định. C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP. D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Câu 5. Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước là A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây. B. các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí. C. mặc dù tỉ trọng giảm song vẫn chiếm hơn 30% GDP nền kinh tế. D. quản lí các thành phần kinh tế khác. Câu 6. Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây là do Việt Nam gia nhập A. WTO. B. ASEAN. C. APEC. D. ASEM. Câu 7. Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng A. đang hình thành các vùng kinh tế động lực. B. hình thành các khu công nghiệp tập trung. C. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm. D. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 8. Phải xây dựng cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ vì A. góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. B. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. C. nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. D. để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 2.2. NÔNG NGHIỆP Câu 1. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để A. chuyển dịch cơ cấu cây trồng. B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. C. đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. D. phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Câu 2. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu là do A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. áp dụng rộng rãi mô hình quảng canh. C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. D. mở rộng diện tích canh tác. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm sản lượng lương thực nước ta trong những năm qua tăng nhanh là A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. B. đẩy mạnh khai hoang, tăng diện tích cây lương thực. C. áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất lương thực. D. do nhu cầu trong nước về lương thực ngày càng tăng nhanh. Câu 4. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng duyên hải miềnTrung. C. Đồng bằng trước núi ở Bắc Bộ. D. Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. 6
  7. Câu 5. Cây công nghiệp nào sau đây có nguồn gốc cận nhiệt đới ở nước ta ? A. Hồ tiêu. B. Điều. C. Chè. D. Dừa. Câu 6. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh là do A. sử dụng nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi. B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi. D. điều kiện tự nhiên thuận lợi và dân cư có kinh nghiệm và truyền thống. Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là A. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. B. có nhiều sông lớn, nhiều diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, vũng, vịnh. C. môi trường để nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được cải thiện. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa, sông ngòi nhiều nước, giàu phù du. Câu 8. Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác ở nước ta vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là A. đầu tư phương tiện, thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ. B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân. C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới. D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Câu 9. Tỉnh dẫn đầu cả nước về thuỷ sản khai thác là A. An Giang. B. Bà Rịa -Vũng Tàu. C. Kiên Giang. D. Đồng Tháp. Câu 10. Các hoạt động lâm nghiệp của nước ta gồm A. khoanh nuôi, bảo vệ rừng. B. khai thác và chế biến gỗ. C. xây dựng các vườn quốc gia. D. lâm sinh và khai thác, chế biến gỗ - lâm sản. 2.3. CÔNG NGHIỆP Câu 1. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành A. có nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng nhân công đông đảo, sản xuất ra lượng sản phẩm lớn. B. có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động mạnh đến các ngành khác. C. có vốn đầu tư lớn, nhiều cơ sở sản xuất hiện đại, kĩ thuật cao, chiếm tỉ trọng cao trong GDP. D. thu hút nhiều lao động có chuyên môn cao, có nhiều sản phẩm xuất khẩu, có thị trường lớn. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. B. Phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, với sản phẩm đa dạng. C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Câu 3. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. B. Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Dọc theo Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4. Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 5. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của các nhân tố nào? A. Vị trí địa lí thuận lợi, lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng. B. Sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản. C. Lao động có tay nghề, đầu tư nước ngoài vào các khu vực và các vùng. D. Tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, thị trường và cơ sở vật chất kĩ thuật. 7
  8. Câu 6. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì A. chi phí xây dựng ban đầu lớn. B. gây ô nhiễm môi trường. C. xa nguồn nhiên liệu. D. nhu cầu điện không cao. Câu 7. Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước là ngành A. khai thác than. B. khai thác dầu khí. C. sản xuất điện. D. luyện kim. Câu 8. Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta với thế mạnh quan trọng nhất là A. cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến. B. nguồn lao động có trình độ cao. C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. có lịch sử lâu đời, kĩ thuật cao. Câu 9. Nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm là A. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển. B. nguồn nguyên liệu và lao động trình độ cao. C. nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 10. Vùng công nghiệp số 1 gồm các tỉnh thuộc TD-MN Bắc Bộ, trừ A. Quảng Ninh. B. Hải Phòng. C. Bắc Giang. D. Phú thọ. 2.4. DỊCH VỤ Câu 1. Mạng lưới đường bộ được mở rộng và hiện đại hoá chủ yếu do A. huy động được vốn đầu tư. B. hiện đại hoá phương tiện. C. đẩy mạnh công nghiệp hoá. D. đẩy mạnh đô thị hoá. Câu 2. Con đường bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây nước ta là A. Quốc lộ 1. B. Quốc lộ 6. C. Quốc lộ 9. D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 3. Tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu B12 là tuyến nối A. Bãi Cháy - Hạ Long tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. B. Bà Rịa - Vũng Tàu với Tp. Hồ Chí Minh. C. Bà Rịa - Vũng Tàu với Dung Quất. D. Bà Rịa - Vũng Tàu tới Vân Phong. Câu 4. Tuyến giao thông vận tải đường biển nội địa quan trọng nhất nước ta là A. Hải Phòng - Đà Nẵng. B. Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng - Vũng Tàu. D. Đà Nẵng - Quy Nhơn. Câu 5. Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh, vì A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp. B. đội ngũ lao động được đào tạo chuyên nghiệp. C. có cơ sở vật chất nhanh chóng được hiện đại hoá. D. thu hút được nguồn vốn lớn từ đầu tư nước ngoài. Câu 6. Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng, bao gồm: A. Mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền hình. B. Mạng điện thoại, mạng điện lưới, mạng truyền dẫn. C. Mạng điện thoại, mạng truyền hình, mạng truyền dẫn. D. Mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn. Câu 7. Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán ngoại thương ở nước ta ngày càng mở rộng theo hướng A. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu. B. tăng mạnh thị trường Đông Nam Á. C. đa dạng hoá, đa phương hoá. D. tiếp cận với thị trường châu Phi, châu Mĩ. Câu 8. DỰA VÀO CÁC THÔNG TIN ĐƯỢC CUNG CẤP DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU: Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất và tiếp 8
  9. tục tăng lên, tiếp đến là khu vực Nhà nước – có xu hướng giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng đang tăng lên nhanh. Theo Tổng cục thống kê, thống kê sơ bộ năm 2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta đạt khoảng 4,417 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 3,329 tỷ đồng, chiếm 75,4% tổng mức bán lẻ hàng hoá và tăng 12,2% so với năm 2017. Đây là kết quả của việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích thích tiêu dùng của người dân. Hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) phát triển nhanh chóng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Những tập đoàn và công ty lớn đang chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam là Co.op Mart,mart Central Group, AEON group, Vingroup, Lotte Mart, E-Mart. Trong đó Vingroup sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị Vinmart và 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Các kênh bán lẻ trực tuyến (thương mại điện tử) cũng cạnh tranh gay gắt. Những tên tuổi lớn trong sàn thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki. Việt Nam là thị trường bán lẻ rất tiềm năng nhờ ưu thế về lượng dân số lớn, trẻ và ưa thích kết nối. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, thu nhập gia tăng… là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp bán lẻ tận dụng sự phát triển của công nghệ, đi tắt đón đầu, cạnh tranh thành công với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. (Nguồn: SGK Địa lí 12- trang 137, Tổng cục Thống kê, http://tapchitaichinh.vn/) Câu 8.1. Nhận xét đúng về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta phân theo thành phần kinh tế là A. khu vực Ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm. B. khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. C. khu vực Ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và tiếp tục tăng. D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm. Câu 8.2. Kênh bán lẻ hiện đại đang phát triển mạnh ở Việt Nam hiện nay là A. các khu chợ truyền thống. B. các cửa hàng tạp hóa. C. các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. D. gánh hàng rong. Câu 8.3. Việt Nam là một thị trường bán lẻ có nhiều tiềm năng và thu hút nhiều nhà đầu tư, nguyên nhân chủ yếu do A. đời sống người dân cao, thu nhập đầu người lớn. B. thị trường tiêu thụ lớn, thu nhập gia tăng. C. chi phí thuê mặt bằng và nhân viên thấp. D. thị trường tiêu dùng dễ tính. Câu 9. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc. B. Pháp, Anh, Đức. C. Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức. D. các nước Đông Nam Á, Liên bang Nga. Câu 10. Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ A. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch. B. quy hoạch các vùng du lịch. C. phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách. D. chính sách Đổi mới của Nhà nước. 3.1. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Câu 1. Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển A. cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả nhiệt đới. B. cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông. C. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. D. cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây rau đậu nhiệt đới. Câu 2. Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. có cửa ngõ giao lưu với thế giới. B. giáp hai vùng kinh tế, giáp biển. 9
  10. C. có biên giới chung với hai nước và giáp biển. D. giáp Lào, giáp biển và đồng bằng. Câu 3. Các nhà máy nhiệt điện lớn Uông Bí, Na Dương, Cao Ngạn lần lượt thuộc các tỉnh: A. Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên. B. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn. C. Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn. D. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Câu 4. Ở Tây Bắc có các khoáng sản kim loại nào sau đây? A. Đồng –Niken, Đất hiếm. B. Đồng –Vàng, Bô xít. C. Đồng –Niken, Thiếc. D. Chì – kẽm, Thiếc. Câu 5. Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho A. nhiệt điện và hoá chất. B. nhiệt điện và luyện kim. C. nhiệt điện và xuất khẩu. D. luyện kim và xuất khẩu. Câu 6. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, các mỏ sắt lớn thuộc về các tỉnh: A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. B. Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang. C. Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ. D. Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang. Câu 7. Hạn chế chủ yếu trong khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao. B. cần nhiều điện và nước. C. đòi hỏi lao động dồi dào và kĩ thuật cao. D. cần có thị trường lớn và ổn định. Câu 8. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du – miền núi Bắc Bộ là: A. Tạo động lực phát triển, nhất là chế biến khoáng sản. B. Tạo động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. C. Thúc đẩy phát triển lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi. D. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp và lâm nghiệp. Câu 9. Ở các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn trồng được các loại cây thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng,... là do đâu? A. Địa hình núi cao. B. Khí hậu thuận lợi. C. Có đất feralit đá vôi. D. Nhiều diện tích đất trồng. Câu 10. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi A. trâu, bò, lợn. B. ngựa, dê, lợn. C. trâu, bò, gia cầm. D. lợn, gia cầm. 3.2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Câu 1. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Khí hậu. B. Đất. C. Nước. D. Khoáng sản. Câu 2. Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là A. đẩy mạnh thâm canh. B. quy hoạch thuỷ lợi. C. khai hoang và cải tạo đất. D. xây dựng thuỷ lợi. Câu 3. Thế mạnh nổi bật về dân cư, lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng là: A. Dân đông, gia tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. B. Dân đông và lao động có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. C. Tỉ lệ dân đô thị cao, mạng lưới đô thị dày đặc trình độ kĩ thuật cao. D. Dân đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao. Câu 4. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước là do A. Diện tích đất canh tác khá lớn. B. Dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống canh tác. C. Dân số đông. D. Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng giảm. Câu 5. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do A. trồng lúa nước cần nhiều lao động. B. vùng mới được khai thác gần đây. C. có nhiều trung tâm công nghiệp. D. có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú. Câu 6. Ý nào không phải là hạn chế chủ yếu về tự nhiên của đồng bằng sông Hồng? A. Dân số quá đông, mật độ dân số cao. 10
  11. B. Nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. C. Một số loại tài nguyên đang bị xuống cấp như đất, nước... D. Thiếu nguyên liệu khoáng sản cho phát triển công nghiệp. Câu 7. Tại sao phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. C. Nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. Góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng. Câu 8. DỰA VÀO CÁC THÔNG TIN ĐƯỢC CUNG CẤP DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU Đồng bằng sông Hồng là vùng có số dân đông nhất, mật độ dân số của vùng lên đến 1.060 người/km2, gấp khoảng 3,7 lần mật độ trung bình của cả nước (năm 2019). Số dân đông, kết cấu dân số trẻ tất yếu dẫn đến nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành một trong những vấn đề nan giải ở đồng bằng sông Hồng. Tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Hồng không thật phong phú, nhưng việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số loại tài nguyên (như đất, nước trên mặt…) bị xuống cấp. Đây là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến. Cùng với công cuộc Đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. (Nguồn: SGK Địa lí 12 – trang 151, 152, 153; Tổng cục thống kê) Câu 8.1. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 8.2. Đặc điểm nào không phải là khó khăn, hạn chế của đồng bằng sông Hồng? A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. B. tài nguyên thiên nhiên hạn chế. C. thiếu lao động cho phát triển kinh tế. D. sức ép về nhà ở, việc làm lớn. Câu 8.3. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường. B. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm. C. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. D. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường. 3.3. BẮC TRUNG BỘ Câu 1. Vào mùa hạ, gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của A. dải đồng bằng hẹp ven biển. B. dãy núi Trường Sơn Bắc. C. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam. D. dãy núi Bạch Mã. Câu 2. Từ Đông sang Tây, Bắc Trung Bộ trải qua các dạng địa hình nào? A. Bờ biển, vùng đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi. B. Bờ biển, vùng đất pha cát, vùng gò đồi và vùng cao nguyên. C. Đồng bằng ven biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và vùng núi. D. Đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng cao nguyên và đồi núi. 11
  12. Câu 3. Diện tích rừng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là: A. Rừng đặc dụng. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng sản xuất. D. Rừng tự nhiên. Câu 4. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản. B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn. C. đắp đê ngăn lũ, khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. D. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Câu 5. Vùng đồi trước núi của vùng Bắc Trung bộ có thế mạnh về A. chăn nuôi trâu, bò; trồng cây công nghiệp lâu năm. B. chăn nuôi trâu, bò; trồng cây lương thực, thực phẩm. C. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. D. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 6. Ở các đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ có đất cát pha không thuận lợi cho cây lúa nhưng thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm như: A. Lạc, mía, thuốc lá. B. Đậu tương, đay, cói. C. Mía, bông, dâu tằm. D. Lạc, đậu tương, bông. Câu 7. Tỉnh nào có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề cá ở Bắc Trung Bộ? A. Huế. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 8. Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển A. công nghiệp khai khoáng B. đánh bắt thủy sản C. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn. D. nghề thủ công truyền thống Câu 9. Tài nguyên khoáng sản có giá trị của vùng Bắc Trung Bộ là: A. Sắt, thiếc, chì, kẽm, niken, bôxít, titan, đá vôi, sét, đá quý. B. Vàng, niken, đồng, bôxít, titan, mangan, đá vôi, sét. C. Than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, đá vôi, sét. D. Crômit, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý. Câu 10. Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. C. Công nghiệp chế biến lâm sản. D. Công nghiệp điện tử, cơ khí. 3.4. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Câu 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Khánh Hòa. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 2. Các đảo nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? A. Cát Hải, Bạch Long Vĩ. B. Vân Đồn, Vàm Cỏ. C. Lý Sơn, Phú Quý. D. Côn Đảo, Cô tô. Câu 3. Nạn hạn hán kéo dài nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Ninh Thuận, Phú Yên. B. Bình Thuận, Quảng Nam C. Phú Yên, Quảng Nam. D. Ninh Thuận, Bình Thuận Câu 4. Các tỉnh nuôi tôm hùm, tôm sú mạnh nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Quảng Nam, Quảng Ngãi. B. Quảng Ngãi, Bình Định. C. Bình Định, Phú Yên. D. Phú Yên, Khánh Hoà. Câu 5. Cảng biển nào dự kiến quy hoạch sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta ? A. Đà Nẵng. B. Vân Phong. C. Cam Ranh. D. Dung Quất. Câu 6. Hiện nay đã tiến hành khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía đông A. Đảo Phú Quý. B. Đảo Cồn Cỏ. C. Côn Đảo. D. Hòn Tre. Câu 7. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối ở A. Cam Ranh, Mũi Né. B. Cà Ná, Sa Huỳnh. C. Sa Huỳnh, Quy Nhơn. D. Mũi Né, Cà Ná. 12
  13. Câu 8. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Cơ khí, chế biến nông - lâm – thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. B. Dầu khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng C. Hoá chất, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng. D. Vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 9. Hình thành vùng kinh tế trọng điểm, các Khu kinh tế, các khu công nghiệp miền Trung sẽ A. thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. B. thúc đẩy phát triển kinh tế mở cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C. tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. tạo ra sự phân công lao động mới cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 10. Ý nào không đúng khi nói về việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Làm tăng vai trò trung chuyển, kết nối các tỉnh Bắc - Nam. B. Đẩy manh giao lưu với Đà Nằng và Tp. Hồ Chí Minh. C. Tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và phân công lao động. D. Hình thành các trung tâm công nghiệp mới ven biển. 3.5. TÂY NGUYÊN Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên? A. Đất đai màu mỡ. B. Khí hậu đa dạng, rừng còn nhiều. C. Nhiều loại tài nguyên khoáng sản. D. Trữ năng thủy điện tương đối lớn. Câu 2. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là A. Mùa khô kéo dài. B. Hạn hán và thời tiết thất thường. C. Bão và trượt lỡ đất đá. D. Mùa đông lạnh và khô. Câu 3. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là: A. Giàu chất dinh dưỡng, dễ thoát nước. B. Có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng. C. Tập trung với những mặt bằng rộng lớn. D. Phân bố chủ yếu ở các độ cao 400-500 m. Câu 4. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở vùng Tây Nguyên là A. hồ tiêu. B. cao su. C. chè. D. cà phê. Câu 5. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) là nhờ vào A. đất đỏ badan giàu dinh dưỡng thích hợp. B. khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ. C. độ cao của các cao nguyên thích hợp. D. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. Câu 6. Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất nước? A. Kon Tum. B. Lâm Đồng. C. Gia Lai. D. Đắk Lắk Câu 7. Mô hình sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là A. nông trường quốc doanh và kinh tế vườn. B. họp tác xã nông nghiệp và kinh tế trang trại. C. nông trường quốc doanh và trang trại. D. kinh tế vườn và hợp tác xã nông nghiệp. Câu 8. Ý nghĩa về mặt xã hội đối với phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là A. thu hút hàng vạn lao động, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. B. nâng cao đời sống nhân dân, góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. C. thu hút đầu tư từ các vùng khác tới làm tăng mật độ dân số và cung cấp hàng xuất khẩu. D. nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển dịch vụ y tế, giáo dục và đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 9. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là: A. Ngăn chặn nạn phá rừng và mở rộng phát triện cây công nghiệp. B. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân địa phương. C. Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. D. Đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. 13
  14. Câu 10. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè. Đắk Lắk chiếm gần 29% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của toàn vùng, tiếp đến là tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, tỉnh Kon Tum chỉ chiếm 9,1%. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên với tổng diện tích lên đến 582.149 ha (năm 2017). Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất với trên 202.000 ha. Ngoài cây cà phê, các tỉnh Tây Nguyên còn có các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây hồ tiêu với tổng diện tích trên 71.000 ha, cây cao su có gần 252.000 ha, điều 74.276 ha, cây chè (Lâm Đồng)… Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã tạo ra nhiều việc làm và tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên. (Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 168, https://www.mard.gov.vn và https://baovemoitruong.org.vn ) Về mặt xã hội, việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã góp phần A. tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân. B. hạn chế thiên tai, xói mòn đất ở vùng núi. C. bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm. D. tạo ra khối lượng nông sản xuất khẩu lớn. 3.6. ĐÔNG NAM BỘ Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác. B. Số dân vào loại trung bình so với các vùng. C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị công nghiệp. D. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai cả nươc. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn Đồng bằng sông Hồng. B. Cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển nhất cả nước. C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. D. Nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng cao. Câu 3. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là A. đất phù sa và đất ferlit. B. đất badan và đất feralit. C. đất xám và đất phù sa D. đất badan và đất xám. Câu 4. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. đất cát. B. đất badan. C. đất xám. D. đất phù sa. Câu 5. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh: A. Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước. B. Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. C. Bình Phước và Đồng Nai. D. Tây Ninh và Bình Dương. Câu 6. Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng Đông Nam Bộ là gì? A. Giàu chất dinh dưỡng. B. Thoát nước tốt. C. Có tầng mùn dày. D. Phân bố ở Đồng Nai. Câu 7. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Bộ là A. Dầu khí. B. Than. C. Bôxit. D. Thiếc. Câu 8. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là A. Vân Đồn. B. Phú Quý. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc. Câu 9. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là: A. Tài nguyên khoáng sản ít. B. Đất đai kém màu mỡ. C. Tài nguyên rừng nghèo. D. Mùa khô kéo dài. Câu 10. Thuận lợi của vùng ven biển Đông Nam Bộ đối với nuôi trồng thủy sản là có A. cửa sông lớn. B. vũng, vịnh. C. rừng ngập mặn. D. đầm phá. 14
  15. 3.7. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Câu 1. Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra: A. Hạn hán. B. Bão. C. Lũ lụt. D. Xâm nhập mặn Câu 2. Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản. B. Đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản. C. Đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản. D. Đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Câu 3. Đất mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở đâu? A. Dọc các cửa sông Tiền, sông Hậu. B. Vành đai Biển Đông và Vịnh Thái Lan. C. Vùng thượng nguồn sông Mê Kông. D. Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Câu 4. Đặc điểm khí hậu cận xích đạo gió mùa mưa nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long không được thể hiện ở ý nào sau đây? A. Lượng mưa hàng năm 1300 – 2000 mm. B. mùa mưa từ tháng XI đến tháng IV. C. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 C. 0 D. Số giờ nắng từ 2200 – 2700 giờ. Câu 5. Khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác là: A. Đá vôi, dầu khí. B. Dầu khí, than bùn. C. Đá vôi, than bùn. D. Dầu khí, titan. Câu 6. Vấn đề lớn nhất đáng lo ngại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là: A. Xâm nhập mặn. B. Thiếu nước tưới. C. Triều cường. D. Địa hình thấp. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là hạn chế cần khắc phục ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Thiếu nước thau chua rửa mặn. B. Diện tích đất phèn, đất nặm lớn. C. Khoáng sản hạn chế. D. Diện tích rừng ngập mặn lớn. Câu 8. Mục tiêu của việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. nhằm biến thành vùng kinh tế năng động. B. nhằm biến thành vùng kinh tế trọng điểm. C. nhằm trở thành vùng kinh tế quan trọng và phát triển bền vững. D. nhằm biến thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là giải pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn vào mùa khô. B. Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn. C. Cần chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại. D. Chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Câu 10. Ý nào sau đây không phải là biện pháp để cải tạo và sử dụng hiệu quả đất phèn đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Chia ruộng thành những ô nhỏ để có đủ nước thau chua, rửa mặn kết hợp với thủy lợi nội đồng. B. Xây dựng các kênh dẫn nước từ sông Tiền, sông Hậu vào để có nước ngọt thau chua rửa mặn. C. Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn; chuyển đổi cơ cấu kinh tế. D. Đẩy mạnh thâm canh và áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác hợp lí. 15
  16. BÀI TẬP KĨ NĂNG I. BIỂU BẢNG Câu 1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 -2019. Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng Giá trị xuất khâu Năm (nghìn tẩn) (nghìn tấn) (triệu USD) 2000 2.251 590 1.479 2005 3.467 1.479 2.733 2010 5.143 2.728 5.017 2015 6.582 3.532 6.569 2019 8.270 4.493 8.514 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 -2019 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Kết hợp. D. Cột. Câu 2. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2019 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2010 2015 2019 Tổng diện tích 2495,1 2808,1 2831,3 2704,4 Cây công nghiệp hàng năm 1633,6 2010,5 2154,5 2188,4 Cây công nghiệp lâu năm 861,5 797,6 676,7 516,0 Câu 2.1. Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2019 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 2.2. Để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta năm 2005 và năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 2.3. Để thể hiện tốc độ tăng diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2019 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 2.4. Để thể hiện diện tích các cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2019 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 3. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi: (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hãy cho biết tỷ lệ tăng dân số bình quân năm từ năm 2009 đến 2019 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). A. 1,7%. B. 2,1%. C. 1,5%. D. 1,2%. 16
  17. Câu 4. Cho biểu đồ về sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào? A. Tốc độ sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tình hình sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Quy mô đất đai của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 5. Cho biểu đồ về than sạch, dầu thô và điện của nước ta từ năm 2010 – 2018: Triệu tấn Tỉ KW 50 240 44.8 209.2 210 45 42.1 42 41.1 175.5 180 40 38.7 150 143.3 35 115.4 120 91.7 90 30 60 25 30 20 0 Năm 2010 2012 2014 2016 2018 Than sạch Dầu thô Điện (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào? A. Tốc độ tăng than sạch, dầu thô và điện của nước ta từ năm 2010 – 2018. B. Sự chuyển dịch cơ cấu than sạch, dầu thô, điện của nước ta qua các năm. C. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta từ năm 2010 – 2018. D. Cơ cấu than sạch, dầu thô và điện của nước ta từ năm 2010 – 2018. II. ATLAT Câu 1. Căn cứ vào Atlat trang Giao thông, cho biết đường quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 2. Căn cứ vào Atlat trang 24, cho biết hai tỉnh/thành phố nào có giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn nhất nước ta (năm 2007) ? A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai. C. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Câu 3. Căn cứ vào Atlat trang Thương mại, cho biết đâu là các trung tâm du lịch vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Hạ Long, Thái Nguyên. B. Thái Nguyên, Việt Trì. C. Hạ Long, Lạng Sơn. D. Hạ Long, Điện Biên Phủ. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du – miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng Sông Hồng, cho biết cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều nơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Cà phê. B. Mía. C. Chè. D. Bông. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, hãy cho biết tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ trồng nhiều chè? A. Quảng Bình. B. Nghệ An. C. Thanh Hóa. D. Quảng Trị. 17
  18. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên cho biết năm 2007, khu vực nông – lâm - thủy sản chiếm bao nhiêu trong cơ cấu GDP của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? A. 24,3%. B. 36,6%. C. 39,1%. D. 47,6%. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, cho biết thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Di Linh. B. Lâm Viên. C. Kon Tum. D. Mơ Nông. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm Nghiệp và Thủy Sản, cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Cà Mau. B. Bến Tre. C. Bạc Liêu. D. Kiên Giang. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Mộc Bài. B. Dinh Bà. C. Tịnh Biên. D. Vĩnh Xương. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết cây ăn quả ở Đông Nam Bộ được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây? A. Bình Phước, Đồng Nai. B. Đồng Nai, Bình Dương. C. Bình Dương, Tây Ninh. D. Tây Ninh, Bình Phước. ===== HẾT ===== 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2