Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 0
download
Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
- TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII MÔN ĐỊA LÍ 9 – NH 2023-2024 I. LÝ THUYẾT: Trắc nghiệm: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo. Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bằng SCL có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế? * Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Địa hình thấp, bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú. - Sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, đa dạng. - Có 3 loại đất chính giá trị kinh tế cao: Đất phù sa ngọt ( 1,2 triệu ha); đất phèn, mặn ( 2,5 triệu ha). - Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn - Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho nuôi trồng đánh bắt hải sản. - Khoáng sản: than bùn, đá vôi - Du lịch: phong phú, sông nước miệt vườn, hải đảo, vườn quốc gia * Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông CL có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế? Thuận lợi: - Đất: Là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác; hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; phù sa màu mở. - Khí hậu: Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa. - Sông ngòi: Có hệ thống sông Mê Kông với lượng nước dồi dào; kênh rạch chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, cung cấp thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ. - Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú. - Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước. - Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí. Khó khăn: - Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha).
- - Mùa khô sâu sắc kéo dài; thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao. - Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải. Câu 3: Tại sao đồng bằng SCL có thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản? Những khó khăn hiện nay trong việc phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL? Nêu một số giải pháp khắc phục? * Vùng đồng bằng SCL có thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản vì: - Có vùng biển rộng, ấm quanh năm, ngư trường lớn. - Hệ thống sông ngòi dày đặc. Diện tích mặt nước lớn. - Vùng rừng ngập mặn ven biển cung cấp nguồn thủy sản giống tự nhiên. - Nguồn thủy sản lớn do sông MêKông mang lại. - Sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi là nguồn thức ăn để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản. - Người dân có kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. - Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng, thị trường lớn. * Khó khăn: - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, triều cường… - Môi trường bị ô nhiễm - Vốn đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế. - Ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh. - Cạnh tranh thị trường nước ngoài. * Biện pháp: - Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường - Cần có hướng đầu tư vốn, kỹ thuật, tàu thuyền cho đánh bắt xa bờ. - Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản chất lượng cao. - Chủ động thị trường, tránh các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam. Câu 4: Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch biển – đảo? Nêu một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc-Nam? - Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: + Dọc bờ biển nước ta suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm tốt: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đại Lãnh, Mũi Né, Vũng Tàu … + Đặc sản: Tôm hùm, mực, sò huyết, cua biển … - Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di tích thiên nhiên thế giới. - Hiện nay du lịch biển là thế mạnh kinh tế của nhiều tỉnh ven biển; đã hình thành nhiều điểm, trung tâm du lịch như: Bãi cháy (Quảng Ninh); Đồ Sơn (Hải Phòng); Sầm Sơn (Thanh Hoá); Nha Trang (Khánh Hoà); Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu). Câu 5: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta? -Giao thông vận tải biển tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
- -Tham gia các việc phân công lao động quốc tế. -Thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Câu 6: Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta. * Tiềm năng dầu khí: - Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long. * Hoạt động khai thác dầu khí: - Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Những thùng dầu đầu tiên được khai thác vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liện tục hàng năm (năm 2002 đạt 16,9 triệu tấn dầu thô). - Công nghiệp hóa dầu đang được hình thành, có các nhà máy lọc hóa dầu như Dung Quất, Vân Phong…đã góp phần nâng cao giá trị và đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu mỏ: sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, hóa chất… - Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. - Các mỏ dầu đang được khai thác là: Bạch Hổ, Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc; các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải. Câu 7: Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo? - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. - Môi trường biển, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Câu 8: Nêu những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên và môi trường biển? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. * Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo: - Diện tích rừng ngập mặn giảm do cháy rừng và phá rừng nuôi thủy sản. - Đánh bắt hải sản quá mức cho phép vùng biển gần bờ. - Môi trường biển - đảo ô nhiễm do thất thoát dầu trong khai thác và vận chuyển. - Rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. - Sự cố rò rỉ dầu do các hoạt động giao thông hàng hải.
- * Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo: - Đánh giá tiềm năng sinh vật biển. Chuyển hướng khai thác ven bờ sang xa bờ. - Bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn. - Bảo vệ tài nguyên biển và cấm khai thác san hô. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học đặc biệt là dầu mỏ. Câu 9: Trình bày đặc điểm và phương hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh BR-VT. * Đặc điểm ngành công nghiệp của tỉnh BR – VT: - Giá trị xuất khẩu khu vực công nghiệp- xây dựng ngày càng cao. - Cơ cấu ngành khá đa dạng, có các ngành mũi nhọn như: công nghiệp khai thác dầu mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước...Ở nông thôn có các ngành: sản xuất mĩ nghệ, điêu khắc, làm muối, chế biến nước mắm... - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất. - Hoạt động công nghiệp của tỉnh có địa bàn phân bố khá rộng. Hiện toàn tỉnh có 17 khu công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh * Đặc điểm ngành nông nghiệp của tỉnh BR – VT: - Tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp còn thấp nhưng là ngành kinh tế quan trọng và đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Ngành trồng trọt: Cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. - Ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất chưa cao và chưa xứng với tiềm năng của tỉnh ngoại trừ ngành nuôi trồng thủy, hải sản. Câu 10: Trình bày đặc điểm văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh BR-VT. a.Văn hóa: - Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài. - Tỉnh có ngày lễ Dinh Cô (Long Hải) từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. - Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự. b. Giáo dục: - Giáo dục phổ thông: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 505 trường học ở cấp phổ thông trong đó có trung học phổ thông có 31 trường, trung học cơ sở có 92 trường, tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo. c. Y tế: - Theo thống kê về y tế trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 10 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 trạm y tế phường xã.
- II. BÀI TẬP: Bài 1: Dựa vào bảng số liệu sau: Tình hình sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng sông Đồng bằng sông Cả nước Cửu Long Hồng Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,8 110,0 486,9 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%). b) Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Bài 2: Dựa vào bảng thống kê sau: Sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2002 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1999 2000 2001 2002 Tiêu chí Dầu thô khai thác 15,2 16,2 16,8 16,9 Dầu thô xuất khẩu 14,9 15,4 16,7 16,9 Xăng dầu nhập khẩu 7,4 8,8 9,1 10,0 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2002. b) Từ biểu đồ đã vẽ rút ra những nhận xét cần thiết. Bài 3: Cho bảng số liệu sau: Dân số các khu vực của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019 (Đơn vị: Người) Khu TP TP Bà H Châu H H Long H Đất TX Phú H Côn vực Vũng Rịa Đức Xuyên Điền Đỏ Mỹ Đảo Tàu Mộc Số dân 420.860 205.192 143.306 162.356 140.485 76.659 207.688 8.360 a. Vẽ biểu đồ thể hiện dân số các khu vực của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019. b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra những nhận xét cần thiết.
- Bài 4: Cho bảng số liệu sau: Mật độ dân số phân theo cấp huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2020 (Đơn vị: Người/km2) Huyện/ TP Vũng TP Bà H Châu H Xuyên H Long H Đất TX Phú H Côn TP Tàu Rịa Đức Mộc Điền Đỏ Mỹ Đảo Mật độ 2.111 1.338 341 214 1.626 367 380 68 DS a. Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số phân theo cấp huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2020. b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra những nhận xét cần thiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn