intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Văn Ơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Văn Ơn" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Địa lý lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Văn Ơn

  1. Trường: THCS Trần Văn Ơn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ 9 NĂM HỌC 2022-2023 I. Vùng kinh tế Đông Nam Bộ: 1. Những tiềm năng phát triển kinh tế: Điều kiện tự nhiên và tài Thế mạnh kinh tế nguyên thiên nhiên - Địa hình thoải, - Mặt bằng xây dựng tốt. - Đất badan và đất xám. - Trồng cây công nghiệp và cây ăn Vùng đất liền - Khí hậu cận xích đạo nóng quả: cao su, cà phê, hồ tiêu,lạc, ẩm, nguồn sinh thủy tốt. mía, sầu riêng, chôm chôm… - Khoáng sản: Bô xít, sét cao - Sản xuất VLXD lanh, nước khoáng… - Phát triển du lịch - Biển ấm, ngư trường rộng, - Khai thác, nuôi trồng và chế hải sản phong phú. biến hải sản. Vùng biển - Gần đường hàng hải quốc - Phát triển GTVT biển. tế. - Dịch vụ: - Thềm lục địa nông, rộng. +Xuất nhập khẩu. + Du lịch biển, đảo. - Giàu tiềm năng dầu khí(kể - Khai thác dầu mỏ, khí đốt. tên một số mỏ dầu & khí đang khai thác). 2. Tình hình phát triển kinh tế: + Ngành nông nghiệp: Là vùng trồng cây CN quan trọng của cả nước (cao su, cà phê, điều, tiêu, mía, thuốc lá…). Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi CN. + Ngành công nghiệp: - Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng: 59,3% (2002). - Cơ cấu cân đối, đa dạng. - Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và phát triển: Hóa dầu, điện tử, công nghệ cao. - TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các TTCN lớn của vùng. - Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sx, chất lượng môi trường đang bị suy giảm. + Ngành dịch vụ: - Dịch vụ là khu vực KT phát triển mạnh và đa dạng ở ĐNB. - Bao gồm: Thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, GTVT, tài chính ngân hàng… - Là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. - Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất- nhập khẩu. - TP Hồ Chí Minh: + Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của ĐNB và cả nước. + Dẫn đầu hoạt động xuất khẩu của vùng. + Là trung tâm du lịch lớn nhất nước. 3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn quan trọng đối với cả nước.
  2. II. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1. Những tiềm năng phát triển kinh tế: (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên) - Địa hình thấp, bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Sông Mê Công đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. - Hệ thống kênh rạch chằng chịt. - Đất phù sa: 4 triệu ha với 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt. - Rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn. - Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, nhiều đảo và quần đảo ( Phú Quốc, Nam Du…) 2. Tình hình phát triển kinh tế: + Ngành nông nghiệp: - Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước. - Lúa trồng chủ yếu ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước. - Nuôi vịt đàn và nuôi trồng thủy sản ( nuôi tôm, cá xuất khẩu ) phát triển mạnh. - Nghề rừng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn. + Ngành công nghiệp: Tỉ trọng sản xuất công nghiệp thấp. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao. + Ngành dịch vụ: Xuất khẩu chủ lực là gạo, thuỷ sản đông lạnh và hoa quả. Giao thông đường thuỷ và du lịch sinh thái ( sông nước, miệt vườn, biển đảo) đang phát triển. 3. Những vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế: - Lũ lụt, hạn hán. - Diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm phèn lớn. - Mặt bằng dân trí chưa cao 4. Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau (Tp.Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng) III. Phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo: 1. Biển và đảo Việt Nam: - Nước ta có bờ biển dài( 3260km) và vùng biển rộng ( khoảng 1 triệu km² ) - Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Có hơn 4000 đảo với hơn 3000 đảo ven bờ ( Phú Quốc, Cát Bà..) - Hai quần đảo lớn: Hoàng Sa, Trường Sa. 2. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: + Nguồn hải sản phong phú: 2000 loài cá, 100 loài tôm. + Một số loài có giá trị xuất khẩu và nhiều loài đặc sản. - Chủ yếu là đánh bắt gần bờ nên sản lượng chưa cao. - Nuôi trồng hải sản được đẩy mạnh. - CN chế biến hải sản đang phát triển IV. Thực hành: 1. Biểu đồ cột đôi 2. Nhận xét
  3. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM HK2 ĐỊA LÝ 9 2022-2023 Câu 1: Vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta rộng bao nhiêu hải lí: A. 212 hải lí tính từ giới hạn ngoài của lãnh hải. B. 200 hải lí tính từ đường cơ sở. C. 200 hải lí tính từ đường bở biển. D. 212 hải lí tính từ đường bở biển. Câu 2: Đảo lớn nhất Việt Nam là:? A. Phú Quý. B. Phú Quốc. C. Cát Bà. D. Côn Đảo. Câu 3: Nguyên nhân cơ bản của việc đánh bắt ven bờ là: A. Biển nhiều thiên tai. B. Cá chủ yếu ở ven bờ. C. Tàu thuyền nhỏ. D. Chính sách. Câu 4: Loại hình du lịch biển đang đươc khai thác nhiều nhất ở nước ta hiện nay là: A. Lặn biển. B. Ẩm thực. C. Tắm biển. D. Lướt ván. Câu 5: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ: A. Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau. C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Hà Tiên. Câu 6: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là A. 3.160 km và khoảng 0,5 triệu km2 B. 3.260km và khoảng 1 triệu km2 C. 3.460 km và khoảng 2 triệu km2 D. 2.360 km và khoảng 1,0 triệu km2 Câu 7: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là: A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế. B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy. C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
  4. D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải. Câu 8: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là: A. Phát triển khai thác hải sản xa bờ. B. Tập trung khai thác hải sản ven bờ. C. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. D. Hình thành các cảng cá dọc bờ biển. Câu 9: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động: A. Thể thao trên biển. B. Tắm biển. C. Lặn biển. D. Khám phá các đảo. Câu 10: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo: A. 2000 B. 3000 C. 4000 D. 5000 Câu 11: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả: A. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển. B. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. C. Tác động đến đời sống của ngư dân. D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt. Câu 12: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc: A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nam Trung Bộ. Câu 13: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là: A. Cát thuỷ tinh B. Muối C. Pha lê D. San hô Câu 14: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo. B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà. C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
  5. D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy. Câu 15: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là: A. Cát thuỷ tinh. B. Muối. C. Pha lê. D. San hô. Câu 16: Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là: A. Chuyển hướng khai thác. B. Bảo vệ san hô. C. Bảo vệ rừng ngập mặn. D. Chống ô nhiễm do dầu khí. Câu 17: Trong quá trình khai thác thuỷ hải sản, không nên đánh bắt ven bờ là do: A. Cá nhỏ. B. Cạn kiệt nguồn giống. C. Làm ô nhiễm môi trường. D. Ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Câu 18: Tỉnh nào sau đây không có cảng biển? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Vũng Tàu. D. Quy Nhơn. Câu 19: Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn: A. 100 B. 110 C. 120 D. 130 Câu 20: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm: A. 1966 B. 1976 C. 1986 D. 1996 Câu 21: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là: A. Dầu, khí. B. Dầu, titan. C. Khí, cát thủy tinh. D. Cát thủy tinh, muối. Câu 22: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là: A. Dầu khí B. Titan C. Muối D. Cát thủy tinh Câu 23: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
  6. C. Phòng chống ô nhiễm biển. D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển. Câu 24: Trung tâm kinh tế nào dưới đây không thuộc tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam? A. TP. Hồ Chí Minh. B. Biên Hoà. C. Vũng Tàu. D. Đà Nẵng. Câu 25: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh biển nào dưới đây? A. Vịnh Bắc bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Vịnh Ben-gan. D. Vịnh Mê-hi-cô. Câu 26: Trung Tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là? A. Cần Thơ. B. Mỹ Tho. C. Long Xuyên. D. Cà Mau. Câu 27: Từ TP HCM đi đến các thành phố khác trong nước bằng loại hình giao thông nào? A. Đường bộ. B. Đường hàng không. C. Đường biển. D. Cả 3 loại hình trên. Câu 28: Thế mạnh quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long: A. Cây lương thực. B. Cây công nghiệp. C. Chăn nuôi trâu, bò. D. Chăn nuôi lợn. Câu 29: Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung ở Đông Nam Bộ nói riêng có tác dụng: A. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. B. Thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế. C. Thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ. D. Cả 3 tác dụng trên. Câu 30: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là: A. Đồng Nai. B. Bình Phước. C. Long An. D. Bình Dương. Câu 31: Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là: A. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai. B. nguồn lao động dồi dào. C. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao. D. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật. Câu 32: Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là: A. Titan. B. Cát thủy tinh. C. Muối khoáng. D. Dầu khí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2