intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh

Chia sẻ: Mentos Pure Fresh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh. Đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập, hệ thống kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 9 học kì 2, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2018­2019. I. Trắc nghiệm: Câu 1: Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định A. trách nhiệm tội phạm.                                B. tội phạm. C. trách nhiệm pháp lí.                                    D. tội danh. Câu 2: Những hành vi trái với quy định, quy ắc, quy chế, của cơ quan, xí nghiệp, trường  học được gọi là vi phạm A. pháp luật hình sự.                                  B. pháp luật hành chính. C.pháp luật dân sự.                                     D.  kỉ luật.    Câu 3: Anh Tú điều kiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội nón bảo hiểm.  Trong trường hợp này , anh Tú đã vi phạm A. kỉ luật.                                                           B. pháp luật dân sự.      C. pháp luật hành chính.                                     D. pháp luật hình sự. Câu 4: Qua kiểm tra của cơ quan, phát hiện anh Ti thường xuyên đi làm muộn và  nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do. Trong trường hợp này anh Ti đã vi phạm A. pháp luật dân sự.                                           B. pháp luật hành chính. C. kỉ luật.                                                           D.  pháp luật hình sự. Câu 5: Tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là A. quyền chính trị duy nhất của công dân. B. quyền của những cán bộ lãnh đạo. C.  quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. D. Nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân. Câu 6: Thông qua việc tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội công dân sẽ thực  hiện được A. quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước và xã hội. B. quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. C. mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. D. vai trò to lớn của mình đối với đất nước.
  2. Câu 7: Tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là A. trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội. B. mong muốn của công dân đối với Nhà nước và xã hội. C. nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả mọi công dân. D. Khát vọng cao đẹp của mọi công dân. Câu 8:  Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã  hội bằng cách A. quan sát và góp ý.                                        B. bàn bạc và trao đổi. C. đặc biệt và thông thường.                           D. trực tiếp hoặc gián tiếp. Câu 9: Trong những quyền và nghĩa vụ sau đây, quyền và nghĩa vụ nào là thiêng  liêng và cao quý nhất đối với mỗi công dân A. Lao động.                                                        B. Học tập. C. Bảo vệ Tổ quốc.                                             D. Nộp thuế cho Nhà nước. Câu 10: Bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ  quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội  chủ nghĩa Việt Nam là bảo vệ A. cách mạng.                                                         B. Tổ quốc Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                 C. bảo vệ nhân dân lao động. Câu 11: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực  hiện A. khi Tổ quốc thực sự lâm nguy.                         B.  khi Tổ quốc bị xâm lăng. C.Khi nổ ra chiến tranh.                                        D. Cả trong thời bình và thời chiến. Câu 12: Hiến pháp nước ta quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của A. Quân đội.                                                        B. Các lực lượng vũ tranh. C. toàn dân.                                                         D. Quân đội và công an. Câu 13: Công dân nam, nữ  trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự phải A. đăng kí nghĩa vụ quân sự.                              B. nhập ngũ.
  3. C. tham gia huấn luyện quân sự.                         D. phục vụ trong quân đội. Câu 14: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong  đó sức mạnh quân sự  là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt  được gọi là A. phòng thủ.                                                        B. chiến tranh nhân dân. C. quốc phòng.                                                     D. tổng động viên. Câu 15: Những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào sự  nghiệp bảo vệ Tổ quốc là A. nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.                                   B.  trách nhiệm của công dân. C. nghĩa vụ xây dựng Tổ quốc.                               D.  nghĩa vụ và danh dự. Câu 16: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự nước ta, công dân nam đủ bao nhiêu  tuổi thì được gọi nhập ngũ? A. Đủ 17.                                                           B. Đủ 18. C. Đủ 19.                                                           D. Đủ 20. II. Tự luận: Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Kể tên các loại vi phạm pháp luật mà em biết? Câu 2:Trách nhiệm pháp lí là gì? Kể tên các loại trách nhiệm  pháp lí mà em biết? Câu 3: Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? Câu 4:Vì sao Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và  quản lí xã hội? Câu 5: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Câu 6: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp  phần bảo vệ Tổ quốc? Câu 7: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được xem là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và  cao quý của mỗi công dân? Là học sinh,em đã và sẽ làm gì để thực hiện nghĩa vụ  thiêng liêng và cao quý đó? Câu 8: Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bạn Hà và bạn Thu đưa ra hai ý kiến như  sau:
  4. Hà: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của các lực lượng quân đội, công an và của người lớn.   Học sinh thì chưa đủ năng lực để thực hiện được nghĩa vụ đó. Thu: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ phải thực hiện khi có chiến tranh, còn trong thời bình  thì chúng ta nên tập trung làm tốt nghĩa vụ xây dựng đất nước là đủ. Em có đồng ý với các ý kiến trên không? Tại sao? HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2