intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Môn: GDCD 12 Năm học: 2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100% II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 phút. III. NỘI DUNG 1. Kiến thức lý thuyết. BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG - Khái niệm pháp luật, Các đặc trưng của pháp luật - Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT: - Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, nội dung quyền bình đẳng gữa các tôn giáo. BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. - Quyền tự do ngôn luận - Trách nhiệm của nhà nước à công dân trong việc bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ - Quyền bầu cử, ứng cử - Quyền tham gia quản kí nhà nước và xã hội. - Quyền khiếu nại, tố cáo. 2. Bài tập minh họa. Câu 1: Theo quy định của pháp luật, người dân bàn bạc và quyết định việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây? A. Cả nuớc. B. Trung ương. C. Toàn quốc. D. Cơ sở. Câu 2: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm A. các quy tắc quản lí nhà nuớc. B. nội quy doanh nghiệp tư nhân. C. thỏa thuận riêng trong dòng họ. D. cách thức điều hành gia đình. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân çó trình độ chuyên môn cao được Nhà nước tạo điều kiện để phát huy tài năng là thể hiện nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. truyền thông. B. đối ngoại. C. công nghệ. D. lao động. Câu 4: Theo qụy định của pháp luật, một trong những nội dung bình đằng trong kinh doanh là mọi công dân có quyền tự do lựa chọn A. thời điểm đầu cơ tích trữ. B. loại hình doanh nghiệp. C. mức thuế phải nộp. D. phát hành trái phiếu chính phủ. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người A. kiểm soát. B. giám sát. C. tôn trọng. D. khám xét.
  2. Câu 6: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tuơng ứng với mức thu nhập và A. giá cả xác định. B. năng lực tiếp nhận. C. chất lượng môi trường đầu tư. D. cơ cấu các ngành kinh tế. Câu 7: Một trong những mục đích của hình thức áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thấm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt A. sự phát triển của xã hội. B. mọi nguồn lực tự nhiên. C. nghĩa vụ cụ thể của công dân. D. các loại hình tín ngưỡng dân gian. Câu 8: Môt trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội được thể hiện ở việc làm nào sau đây của Nhà nựớc? A. Từ chối xuất khẩu hàng hóa. B. Quy định mức thuế khác nhau. C. Nâng cao thể lực cho người dân. D. Kiềm chế thương mại điện tử. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt mà pháp luật cấm là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Đại diện. B. Phủ quyết. C. Trực tiếp. D. Phổ thông. Câu 10: Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động, kết cấu hạ tầng và A. hệ thống bình chứa. B. tài nguyên khoáng sản. C. đối tượng lao động. D. kiến trúc thượng tầng. Câu 11: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. trách nhiệm pháp lí. B. truyền thông đối ngoại. C. áp đảo đình công. D. xác lập nhân quyền. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định xử phạt hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đối với mình là sử dụng quyền nào sau đây? A. Khiếu nại. B. Phán quyết. C.Truy tố. D.Tố cáo. Câu 13: Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 14. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 15. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 16. Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các A. quy tắc quản lí nhà nước. B. quy tắc kỉ luật lao động. C. quy tắc quản lí xã hội. D. quan hệ tài sản và nhân thân. Câu 17. Trường hợp nào sau đây: a. Tội giết người, tội cố ý gây thương tích. b. Buôn bán ma túy c. Vi phạm kỉ luật lao động. d. Đánh người gây thương tích 12%. Có bao nhiêu trường hợp vi phạm hình sự: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 18. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm A. dân sự. B. hành chính.C. trật tự xã hội. D. quan hệ kinh tế. Câu 19: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Kỉ luật và dân sự. C. Hình sự và dân sự. D. Hành chính và hình sự.
  3. Câu 20: Phát hiện khách sạn Z không đảm bảo an toàn cháy nổ, anh T dọa sẽ làm đơn tố cáo. Bực tức, giám đốc cùng nhân viên khách sạn tìm cách khống chế và nhốt anh T trong tầng hầm ba ngày khiến anh bị hoảng loạn tinh thần. Giám đốc khách sạn Z phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Quản thúc. B. Cảnh cáo. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 21: Vì thua cờ bạc, nợ nần nhiều nên Anh A và anh C cùng nhau lên kế hoạch cướp tài sản của chị H nhà kế bên buôn bán tạp hóa. Nhân thời cơ, bố mẹ chị H về quê đám giỗ chỉ có mình H ở nhà , anh A đã thực hiện kế hoạch đã vạch trước đó . Để có người hỗ trợ, A đã nói dối đề rủ anh M và L đi cùng, vì vợ gọi điện đến bảo con ốm phải đưa đi viện nên M về trước còn anh L vẫn ở lại cùng anh A. Lợi dụng lúc đêm khuya vắng vẻ, A cắt khóa lẻn vào nhà , dùng khăn có tẩm thuốc mê bịt miệng chị H, trói chị lại và mở tủ lấy tiền và 1 dây chuyền vàng 5 chỉ . Thấy thế anh L sợ bị phát hiện nên không lấy gì mà đi ra về luôn . Sau đó A gọi điện cho C đến đưa cho C dây chuyền vừa lấy bảo đi bán . Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Anh A, anh C và mẹ chị H B. Anh A, anh C và anh L C. Anh A, anh L và anh M D. Mẹ chị H , anh A và L Câu 22: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. thống nhất địa điểm cư trú. B. việc chia đều của cải xã hội. C. việc san bằng thu nhập cá nhân. D. thay đổi loại hình doanh nghiệp Câu 23: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 24: Cho các trường hợp sau: a. Vợ chồng cùng nhau quyết định lựa chọn nơi cư trú. b. Vợ chồng tôn trọng danh dự nhân phẩm của nhau. c. Vợ chồng cùng thống nhất trong việc mua nhà. d. Vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng. Có mấy trường hợp đúng về quyền bình đẳng giữa vợ và và chồng trong quan hệ nhân thân? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 25: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. định đoạt tài sản công cộng. B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng C. cùng nhau sử dụng bạo lực. D. cùng nhau lựa chọn nơi cư trú. Câu 26. Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ A. tài sản. B. nhân thân. C. hôn nhân. D. sở hữu. Câu 27. Anh Q đi làm xa nhà nên đã yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Trong trường hợp trên, anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Thân nhân. B. Tài sản. C. Nhân thân. D. Công việc. Câu 28. Anh A là giám đốc một công ty tư nhân, do nghĩ xe ô tô là do mình mua nên tự mình có quyền bán xe. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm nội dung nào về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau. B. Sở hữu tài sản chung. C. Chiếm hữu tài sản. D. Khai tác tài sản. Câu 29. Khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyển thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây ? A. Giữa anh, chị, em với nhau. B. Giữa cha mẹ và con. C. Giữa các thế hệ. D. Giữa mọi thành viên. Câu 30: Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
  4. A. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm. B. Bảo vệ lợi ích khách hàng. C. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp. D. Giao kết hợp đồng lao động. Câu 31: T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M. Hết thời gian thử việc, do T bị ốm nên công ty M đã kí kết hợp đồng lao động chính thức với bạn của T là anh Q. Việc giao kết hợp đồng lao động này của công ty M đã vi phạm nguyên tắc nào? A. Tự nguyện. B. Bình đẳng. C. Giao kết trực tiếp. D. Tự do. Câu 32. Hành vi tự ý vào phòng của người khác, là xâm phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bí mật đời tư. C. Tự do tuyệt đối. D. Bất khả xâm phạm thân thể. Câu 33. Hành vi nào dưới đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Ông H vào phòng anh B khi chưa được sự đồng ý của anh B. B. Anh T sang nhà hàng xóm tìm gà khi không có ai ở nhà. C. Thấy nhà bạn không khóa cửa, bà H mở cửa vào chờ chủ nhà về. D. Công an khám nhà của D khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Câu 34. Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân? A. Giúp chủ nhà bẻ khóa để vào nhà. B. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi. C. Con đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ. D. Ra vào nhà mà mình đang thuê trọ. Câu 35. Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp A. được pháp luật cho phép. B. do nghi ngờ có tội phạm. C. được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép. D. do cần tìm đồ vật bị mất. Câu 36: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội? A. Giám đốc công ty. B. Thủ trưởng cơ quan đơn vị. C. Công an. D. Viện Kiểm sát, Tòa án. Câu 37: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đầu độc tù nhân. B. Giam giữ nhân chứng. C. Truy tìm tội phạm. D. Theo dõi bị can. Câu 38: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác khi tự ý vào nhà người khác để A. cấp cứu người bị nạn. B. kiểm tra căn cước công dân. C. tuyên truyền bán hàng đa cấp. D. giới thiệu dịch vụ bảo hiểm. Câu 39: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về than thể của công dân? A. Bắt cóc con tin. B. Đe dọa giết người. C. Khống chế tội phạm. D. Theo dõi nạn nhân. Câu 40: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. B. Được pháp luật bảo đảm bí mật
  5. C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. Câu 41: Thấy con trai bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do, chị V đã đánh nhân viên y tế. Chị V đã vi phạm quyền nào dưới đây của côngdân? A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sứckhỏe. B. Cung cấp thông tin và chăm sóc sứckhỏe. C. Bất khả xâm phạm về thânthể. D. Chọn hình thức bảo hiểm y tế. Câu 42. Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. A. Tham gia quản lý nhà nước B. Khiếu nại tố cáo. C. Bầu cử và ứng cử D. Quản lý xã hội. Câu 43. Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Vợ chồng anh M và chị N. B. Anh K và anh M. C. Anh M, chị G và chị N. D. Anh K, chị N và G. Câu 44. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Anh T và anh N. B. Anh N và chị H. C. Anh T, chị H và anh N. D. Anh T và chị H. Câu 45. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi được chị B viết hộ phiếu bầu theo ý mình, cụ Q là người cao tuổi nhờ anh D bỏ giúp phiếu bầu đó vào hòm phiếu nhưng anh D lại nhờ chị H và được chị H đồng ý bỏ phiếu bầu của cụ Q thay mình. Tranh thủ cơ hội này, chị H đã tự ý sửa phiếu bầu của cụ Q theo ý mình rồi mới bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Những ai sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Cụ Q, chị H và anh D. B. Chị B, cụ Q và anh D. C. Chị B, cụ Q và chị H. D. Chị B, anh D và chị H. Câu 46. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông H bàn bạc với chị N và thống nhất cùng viết phiếu bầu với nội dung giống nhau. Phát hiện sự việc, với sự chứng kiến của ông M, anh T đề nghị chị N cần chủ động bầu theo ý của mình. Tuy nhiên, chị N vẫn bỏ phiếu của chị và của ông H vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Chị N, ông H và anh T. B. Chị N và ông M. C. Chị N và ông H. D. Chị N, ông H và ông M.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2