intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm học 2020-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm học 2020-2021” dành cho các bạn học sinh lớp 6 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN GDCD LỚP 6 Năm học:  2020 – 2021 I. LÍ THUYẾT:  S 1. a. Công  ước Liên hợp quốc về  quyền trẻ  em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung các  nhóm quyền. Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?    b. Nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. 2. a. Nêu mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.      Nêu một số quyền và nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết?     b. Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước? 3. a. Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là phổ  biến nhất?        b. Nêu các loại biển báo thông dụng, một số quy định về đi đường. 4. a. Tầm quan trọng của việc học. Pháp luật nước ta quy định như  thế  nào về  quyền và   nghĩa vụ học tập?     b. Là học sinh, em cần phải làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình? 5. Nêu một số  ví dụ  mà em biết về  việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ  về  tính  mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người. Các hành vi vi phạm đó  đã bị pháp luật trừng trị như thế nào? 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ  ở như thế nào? Nêu trách nhiệm của công dân về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. II. BÀI TẬP  Câu 1: Nêu 3 việc làm thực hiện quyền của trẻ em. Câu 2:  Em hãy nêu nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh. Câu 3 :Nêu những hành vi  không được thực hiện trên đường bộ Câu 4: Cho tình huống sau:   Hồng, Vân, Thư  đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Đến ngã tư,  chưa đến vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Hồng vừa đạp xe nhanh vừa giục các bạn, Vân  cũng vội vàng đạp xe theo Hồng, còn Thư ngăn các bạn lại nhưng không kịp.   Em hãy nhận xét hành vi đi đường của các bạn nêu trên. Câu 5: Cho tình huống sau:   Quân có tật khoèo chân, vì vậy một số bạn trong lớp 6A hay  trêu chọc và không chơi  với Quân. Theo em, hành vi của một số bạn trong lớp 6A đã vi phạm quyền gì của trẻ  em  ? Nếu là  một thành viên trong lớp 6A, em sẽ làm gì ?
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II– MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 Năm học:  2019 – 2020 I/ Câu hỏi : Câu 1. Các quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam là gì? Nêu bổn phận của trẻ  em với gia đình,  nhà trường và xã hội?  Câu 2. Làm thế nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Em có thể làm gì để góp   phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 3. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Chúng ta cần làm gì để tôn trọng quyền tự  do tín ngưỡng , tôn giáo của người khác?                  Câu 4. Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Hãy nêu 4 việc làm mà gia đình em đã liên hệ với các cơ quan hành chính Nhà nước ở phường   nơi em ở để được giải quyết. II/ Bài tập: Bài 1. Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố  mẹ  Tú phải làm lụng vất vả  sớm khuya,   chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi,   Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị  bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để  lên lớp và phải  học lại.         a/ Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú.            b/ Theo em, Tú không làm tròn những bổn phận nào của trẻ em?  Bài 2. Thương và Huyền dạo chơi trong  sân trường. Nhai xong kẹo cao su, Huyền vứt xuống  thảm cỏ  bên cạnh lối đi. Thấy vậy, Thương nhắc bạn nên nhặt lên và bỏ  vào thùng rác để  góp   phần bảo vệ môi trường. Trước lời nhắc nhở của Thương, Huyền bĩu môi cười: “Cậu làm gì mà   nghiêm trọng thế, một mẩu kẹo cao su có đáng vào đâu. Hơn nữa, đâu chỉ mình tớ, mọi người vẫn   vứt rác ở sân trường kia mà”.      a/ Em có nhận xét gì về việc làm và lời nói của Huyền?      b/ Nếu là Thương, em sẽ lí giải như thế nào để bạn Huyền hiểu ra vấn đề: cần bảo vệ môi   trường?     Bài 3. Gần nhà Thành có gia đình ông Năm chuyên  thu gom các động vật quý hiếm để chở  đi  tiêu thụ. Đã nhiều đêm liền, người ta đến và chở đi. Cả bố mẹ Thành cũng biết . Vì biết rằng đó  là chuyện phi pháp nên Thành mấy lần định báo cho mấy chú kiểm lâm nhưng nghĩ mình còn nhỏ  tuổi nên thôi. Cả mẹ Thành cũng khuyên không nên nói với ai vì đó là việc của người lớn. Thành   cứ day dứt mãi: Liệu mình cứ mãi làm ngơ như thế được không?  a/ Theo em, việc làm của bố mẹ Thành đúng hay sai? Vì sao? b/ Nếu em là Thành trong tình huống đó, em   nên làm gì để góp phần ngăn chặn hành vi của   gia đình ông Năm?
  3. Bài 4. Gần nhà Thu có một người chuyên làm nghề  bói toán. Mẹ  Thu cũng thỉnh thoảng sang   xem bói. Thu can ngăn nhưng mẹ  Thu cho rằng đó là quyền tự  do tín ngưỡng của mỗi người và   khuyên Thu không nên can thiệp vào.     a/ Theo em,  mẹ Thu nghĩ như vậy có đúng không, vì sao?     b/ Nếu em là Thu, em sẽ làm gì? CHÚC CÁC EM KHỎE, TÍCH CỰC ÔN TẬP ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT ! ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔN GIÁO D ̣ ỤC CÔNG DÂN 8 HỌC KÌ II ­ Năm học 2019­2020 I. LÍ THUYẾT: 1. a. Nêu khái niệm tệ nạn xã hội. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về phòng chống   tệ nạn xã hội?   b. Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội? Học sinh làm  gì để phòng chống tệ nạn xã hội? 2. a. Hậu quả  của tai nạn vũ khí cháy, nổ  và các chất độc hại gây ra là gì? Pháp luật quy   định như thế nào về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?     b. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc   hại. Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy nổ  và các chất độc hại gây nên,   Nhà nước đã ban hành quy định gì? 3. a.Thế nào là quyền sở  hữu tài sản của công dân? Nghĩa vụ  tôn trọng tài sản của người  khác thể hiện như thế nào? Nêu tầm quan trọng tài sản của nhà nước?      b.Tôn trọng tài sản của người khác thể  hiện qua hành vi nào? Vì sao phải tôn trọng tài  sản của người khác? Những tài sản nào thuộc sở hữu của công dân? 4. a. Khái niệm khiếu nại, tố cáo. Nêu điểm giống nhau và  khác nhau về quyền khiếu nại,  tố cáo đúng pháp luật?      b. Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố  cáo cần đảm bảo yếu tố  gì? Để  đảm bảo việc   khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật nhà nước có trách nhiệm gì? 5. a.Thế  nào là quyền tự  do ngôn luận? Quyền tự  do ngôn luận của công dân được thể  hiện như thế nào?     b.  Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Nhà nước tạo điều kiện như  thế nào để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận? 6. Hiến pháp là gì? Nội dung chính của Hiến pháp. 7. Khái niệm, đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật. Vì sao phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật? II. BÀI TẬP  Câu 1: Em sẽ làm gì khi có một người lạ nhờ em mang hộ gói đồ đến một địa điểm nào  đó? Vì sao em làm như vậy? Câu 2:  Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: a. Thâý các em nhỏ bắt được đạn pháo hoặc các vật lạ đem ra chơi nghịch.
  4. b. Thấy có người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán. Câu 3 :  Bài tập tình huống Hàng ngày trên đường đi học, Tú và một số  bạn thường bị  một nhóm con trai lớn   hơn chặn đường dọa nạt, bắt phải nộp tiền và đồ dùng học tập thì mới cho đi, nếu không  thì sẽ đánh. Theo em, Tú và các bạn có thể  có những cách  ứng xử  nào? Cách  ứng xử  nào tốt   nhất? Câu 4: Cho tình huống sau:  Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe  đạp để  đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự  rao bán chiếc xe  đó. Theo em: a. Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao? b. Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó? c. Muốn bán chiếc xe đạp đó Việt phải làm gì? Câu 5: Cho tình huống sau: Ông H là cán bộ  kiểm lâm. Một lần, có xe chở  gỗ  lậu đi qua  trạm kiểm soát do ông phụ trách, ông H đã nhận một số tiền của người lái xe và cho phép   xe tiếp tục đi qua. Ông K chứng kiến sự việc này nhưng không làm gì vì sợ ông H trả thù.  Em hãy nêu nhận xét về hành vi của ông H và ông K
  5. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Năm học:  2019 – 2020 I/ Câu hỏi : Câu 1.  Thế  nào là lao động? Tại sao nói : “Lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ  của   công dân”? Để trở thành người lao động tốt, là công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ  em phải làm gì? Câu 2. Thế nào là vi phạm pháp luật ? Phân biệt các loại vi phạm pháp luật ?  Theo em, vi phạm đạo đức có phải  là vi phạm pháp luật không? Hãy so sánh sự giống và  khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí ? Câu 3. Bảo vệ Tổ quốc là gì? Vì sao công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Để  thực   hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, mỗi công dân học sinh cần làm gì?  Câu 4. Thế  nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Nêu mối quan hệ giữa sống  đạo đức và tuân theo pháp luật ? Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo quy định  của pháp luật là gì ? II/ Bài tập vận dụng : 1. Nam là học sinh lớp 9, do muốn có tiền tiêu xài, ăn chơi đua đòi, Nam đã nhận lời   chuyển một gói hàng để lấy tiền.Trên đường đi đưa hàng, Nam đã bị các chú công an kiểm   tra và phát hiện trong gói hàng có ma túy. Các chú công an đã giữ Nam lại để điều tra. Hỏi: Em hãy nhận xét việc làm của Nam? Nêu việc vi phạm pháp luật và trách nhiệm  pháp  lý của Nam trong việc vi phạm này? 2. Tú là học sinh lớp 9, do ngủ dậy muộn nên đã tự  ý lấy xe máy để  đi học. Qua ngã tư,   gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại mà vượt qua, chẳng may tông vào một người đang đi đúng  phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và bị thương. Hỏi: Hãy nhận xét hành vi của Tú? Nêu các vi phạm pháp luật và trách nhiệm của Tú trong  việc này?   3. Bà Lan mở  quán ăn, mướn người giúp việc, con bà    Lan bảo “Nên chọn người siêng   năng, nhiệt tình thì làm việc mới nhanh chóng”. Bà  Lan nghĩ một lúc rồi quyết định thuê bé 
  6. Na 14 tuổi vào làm ở quán ăn. Bà nói “Trẻ em làm việc mới dễ sai khiến, nó không nhiều  chuyện và nó sợ mình, bắt nó làm thêm chút đỉnh cũng không sao” .        a. Em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lao động của bà Lan?         b. Em sẽ giải thích như thế nào cho bà Lan hiểu đúng về pháp luật khi sử dụng lao  động ? 4. Tâm, Thành, Bình là học sinh lớp 9. Chiều thứ  7, Tâm lấy xe máy chở  Thành, Bình đi   sinh nhật bạn. Đến ngã tư  gặp đèn đỏ  nhưng Tâm không dừng lại, chưa vượt hết đoạn  đường thì bị cảnh sát giao thông giữ lại .          a. Em hãy cho biết Tâm và các bạn đã vi phạm những lỗi nào trong luật giao thông   đường bộ?          b. Nếu là bạn của Tâm em sẽ khuyên Tâm điều gì? 5. Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ  nữ đang bị  công an rượt đuổi. Chị  ta  dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ: “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các   em. Số điện thoại của chị đây”. a. Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào? Vì sao? b. Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trong tình huống trên ?                          ~~~~~~~~~~~~~~~~~~******~~~~~~~~~~~~~~~
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0