Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 4
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II Môn: Giáo dục công dân 9 Năm học: 2022-2023 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1) Tìm hiểu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Liên hệ đến một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. * Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức. - Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực. - Rèn luyện sức khoẻ. - Tham gia lao động và các hoạt động xã hội. * Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh. - Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện. - Xác định lý tưởng đứng đắn. - Có kế hoạch học tập, rèn luyện lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân đất nước thời kỳ đổi mới. * Phương hướng phấn đấu. - Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh. - Tích cực tham gia hoạt động tập thể, xã hội. - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh. 2.Nêu những việc làm biểu hiện trách nhiệm của thanh niên. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân 1) Khái niệm hôn nhân? Hôn nhân - Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật công nhận. - Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân. Tảo hôn là gì? Tảo hôn là kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân: Do trình độ dân trí thấp, do nhận thức chưa đầy đủ các qui định của pháp luật về hôn nhân, do bị người khác ép buộc, do cố tình vi phạm, do hủ tục lạc hậu 2. Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân (là cơ sở quan trọng của hôn nhân; chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà hợp hạnh phúc. Có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất
- hạnh). 3 .Tìm hiểu những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân. Chú ý những điều kiện cơ bản để được kết hôn. Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân: a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN: - Hôn nhân là do tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Được kết hôn với các dân tộc, tôn giáo, người nước ngoài. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: + Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Cấm kết hôn: - Với những người đang có vợ hoặc chồng - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Cùng dòng máu trực hệ. Có họ trong 3 đời. - Cùng giới tính. - Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ), bố dượng với con riêng vợ, mẹ kế với con riêng chồng. + Qui định của quan hệ vợ chồng: - Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. - Phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, nghề nghiệp của nhau. Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ,giữa những người có họ trong phạm vi ba đời? (Nhằm mục đích tránh các bệnh di truyền, đột biến, kém trí, bệnh đao, quái thai,… duy trì nòi giống và đảm bảo về mặt đạo đức.) Trách nhiệm - Không vi phạm pháp luật về hôn nhân. - Với HS cần đánh giá đúng bản thân, hiểu luật hôn nhân gia đình. Thảo luận về chủ đề tình yêu tuổi học trò _ Có nên yêu sớm khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao? Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. 1.Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh? Hãy kể một số hoạt động kinh doanh: Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tự do kinh doanh: Công dân được tự chọn hình thức tổ chức kinh tế, qui mô kinh doanh nhưng phải theo qui định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước. Một số hoạt động kinh doanh: có ba loại hoạt động kinh doanh: + sản xuất (làm ra các sản phẩm hàng hóa như…….) + dịch vụ (cắt tóc, may quần áo…)
- + trao đổi hàng hóa (mua bán bánh kẹo, trao đổi lúa gạo) 2.Em hiểu thuế là gì? Tác dụng của thuế? Thuế: Là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung. Tác dụng của thuế: -Ổn định thị trường - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - Đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá. Vì sao nhà nước ta quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau đối với các mặt hàng? vì lý do nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân thì miễn thuế hoặc mức thuế thấp, hạn chế một số mặt hàng xa xỉ không cần thiết đối với đời sống nhân dân thì đánh thuế rât cao 1)Trách nhiệm của công dân. - Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh - Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. - Đấu tranh chống tiêu cực trong kinh doanh và thuế. Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 1.Khái niệm lao động? - Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội. - Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. -Mọi hoạt động lao động, miễn là có ích đều đáng quí trọng. 1.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. a/ Quyền lao động của công dân: Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc làm, chọn nghề, nơi làm việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho mình và gia đình. b/ Nghĩa vụ lao động của công dân: Mọi người có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 1.Hợp đồng lao động. - Là sự thỏa mãn giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.21.Qui định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. - Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng, nguy hiểm, độc hại. - Cấm lạm dụng, cưỡng bức ngược đãi người lao động. 3. Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo hộ người lao động? Qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động. Khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác. Ủng hộ mọi hoạt động tạo ra việc làm
- cho người lao động Chú ý xử lí các tình huống đưa ra ở các bài tập. Bài tập 2: Hà: Không được tuyển vào biên chế nhà nước vì lí do gì? Bài tập 4: Ý kiến về 2 quan niệm và giải thích. Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 6) Người nghiện ma túy có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân vì: người nghiện ma túy sẽ bị suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất dần khả năng lao động, vì thế không thể thực hiện nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân gia đình mà ngược lại còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. 10) Khái niệm vi phạm pháp luật? Chú ý các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ từng loại. Vi phạm pháp luật. - Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý Các loại vi phạm pháp luật: - Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm ): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. - Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. - Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản ( quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản.) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. - Vi phạm kỉ luật: là những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan , xí nghiệp, trường học 1.Trách nhiệm pháp lý? Các loại trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ từng loại. Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định. Các loại trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm kỷ luật. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý (thi)
- Là người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý: Trừng phạt, ngăn ngừa, giáo dục người vi phạm pháp luật. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật. 1.Trách nhiệm: + Đối với công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. - Chống các hành vi vi phạm pháp luật. + Đối với học sinh: - Vận động mọi người tuân theo pháp luật. - Học tập, lao động tốt. Đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật. Ý nghĩa việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý để: Trừng phạt, ngăn ngừa cải tạo người vi phạm pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; hoàn thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân; Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. So sánh trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức Giống: - Làm cho quan hệ giữa người với người tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỷ cương. Khác: - Trách nhiệm pháp lý: Bắt buộc thực hiện bằng phương pháp cưỡng chế của Nhà Nước - Trách nhiệm đạo đức Lương tâm cắn rứt, xã hội lên án, cười chê Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân. 1. Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội là gì? Gồm 3 quyền + Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội. + Tham gia bàn bạc. + Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội. Ai có quyền tham gia quản lí nhà nước? Toàn bộ công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước 2.Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng cách: + Trực tiếp, cho ví dụ cụ thể? -Trực tiếp: tham gia các công việc của nhà nước, bàn bạc đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan cán bộ công chức nhà nước. VD: Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội; Tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân) + Gián tiếp, cho ví dụ cụ thể? Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm
- quyền giải quyết. (VD: Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương, góp ý việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo chí…) Chú ý: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyề ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luậtTrách nhiệm của nhà nước: 1. tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ mọi mặt của mình. - Liên hệ học sinh thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và địa phương (+ Học tập, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật. + Tham gia, góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn… + Tham gia các hoạt động ở địa phương + Tham gia hoạt động ủng hộ người nghèo, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, bài trừ các tệ nạn xã hội….) * Tình huống: Năm nay An 12 tuổi, đang học lớp 6. Nhà An ở gần cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc do ông Tâm làm chủ. Đã nhiều lần An chứng kiến cảnh cơ sở này xả chất thải độc hại xuống dòng sông cạnh đó, gây ô nhiễm nặng nề. Dù rất bất bình với việc làm đó nhưng An còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa. Hỏi: Theo em An có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Tâm hay không? Nếu có, An có thể thực hiện bằng cách nào? (- An có quyền tố cáo hành vi đó. Vì pháp luật quy định tất cả mọi công dân đều có quyền tố cáo… - Nam thực hiện bằng cách: + Trực tiếp: Báo cáo với cơ quan chức năng… + Gián tiếp: Gửi đơn thư hoặc phản ảnh qua phương tiện thông tin đại chúng) b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Quyề n Khiếu nại Tố cáo Nội dung - Người thực Công dân từ 18 tuổi trở Tất cả mọi người hiện lên hoặc người đại diện - Đối tượng Các quyết định hành Tất cả các hành vi vi chính và hành vi hành phạm pháp luật chính Các hành vi vi phạm Quyền và lợi ích hợp pháp luật gây thiệt - Cơ sở pháp của bản thân bị xâm hại hoặc đe doạ gây phạm thiệt hại đến lợi ích của mọi người - Mục đích Khôi phục quyền và lợi Xử lí , ngăn chặn kịp ích hợp pháp của bản thời các hành vi vi
- thân phạm của pháp luật Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 1.Thế nào là bảo ve Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam 2.Chú ý học sinh thường cho rằng bảo vệ Tổ quốc chỉ là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nên hiểu rõ: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm cả việc tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh, xã hội. 3.Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của ai? Của toàn thể công dân Việt Nam sống trên thế giới Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chiến tranh? (Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc, còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN) 1.Để bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm công dân và học sinh cần làm gì? Liên hệ giới thiệu các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương. a)Trách nhiệm công dân: Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội b)Trách nhiệm học sinh - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. - Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. 2.Luật nghĩa vụ quân sự qui định lứa tuổi gọi nhập ngũ: công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi (theo điều 12 luật nghĩa vụ quân sự năm 1994); công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi ( theo điều 12 luật nghĩa vụ quân sự bổ sung năm 2005) Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 1.Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? a.Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. b.Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật Cho các ví dụ, hành vi biểu hiện là người có đạo đức, hành vi thể hiện tuân theo pháp luật (BT 2 SGK) 2. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau: Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và tình cảm của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người
- có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật. Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ a.Quan hệ với mọi người: biết chăm lo đến mọi người, sống có tình có nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung b. Quan hệ với công việc: phải có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao c. Quan hệ với môi trường sống: biết giữ gìn bảo vệ hạnh phúc và tự giác góp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc d. Quan hệ với lí tưởng sống của dân tộc: lấy lí tưởng của Đảng, của dân tộc làm mục tiêu sống của cá nhân “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” 3.Trách nhiệm của bản thân: Học tập, lao động tốt. Rèn luyện đạo đức, tư cách. Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật giao thông đường bộ *CÂU HỎI ÔN TẬP A. Trắc nghiệm Câu 1. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn như thế nào? A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. B. Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên. D. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên. Câu 2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn nào? A. Kết hôn giữa những người khác giới tính. B. Kết hôn giữa những người cùng giới tính. C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch tuổi tác. D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo. Câu 3. Hôn nhân là? A. sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ. B. sự liến kết đặc biệt giữa một nam và một nữ. C. sự liên kết giữa một nam và một nữ. D. sự liên kết đặc biệt giữa hai người yêu nhau. Câu 4. Cơ sở quan trọng của hôn nhân là? A. tình yêu chân chính.
- B. kinh tế vững chắc. C. môn đăng hộ đối. D. tuổi tác phù hợp. Câu 5. Quan điểm nào không đúng khi nói về hôn nhân? A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn. B. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời. C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính. D. Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp. Câu 6. Em không đồng ý với nội dung nào dưới đây? A. Kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Không nên yêu sớm vì có thể dẫn đến kết hôn sớm. C. Lấy vợ, lấy chồng là quyền của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp. D. Kết hôn và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con. Câu 7. Vợ chồng bình đẳng với nhau được hiểu là? A. phải làm những công việc bằng nhau, không hơn không kém. B. phải làm những công việc giống hệt như nhau trong gia đình. C. có nghĩa vụ và quyền không giống nhau trong gia đình. D. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình. Câu 8. An năm nay 16 tuổi, cha mẹ An bắt An lấy một người nhà giàu ở xã bên, nếu là bạn học của An, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn? A. Khuyên bạn nên nghe theo ý kiến gia đình. B. Giải thích cho cha mẹ An hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật. C. Cổ vũ cho việc làm của cha mẹ An là đúng. D. Phản đối gay gắt hành động của cha mẹ bạn. Câu 9. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng và chồng là lao động chính. B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. C. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các tôn giáo khác nhau được pháp luật bảo vệ.
- D. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được pháp luật bảo vệ. Câu 10. Nội dung nào dưới đây sẽ xảy ra nếu kết hôn sớm? A. Sinh con sớm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiến bộ của bản thân. B. Sinh con sớm con cái trưởng thành và làm giàu cho xã hội. C. Sinh được nhiều con, sớm có con trai nối dõi tông đường. D. Sinh được nhiều con, con cái thông minh khỏe mạnh Câu 11. Giúp bình ổn thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước là vai trò của? A. Thuế. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Nghĩa vụ đóng thuế. D. Quyền lao động. Câu 12 Em đồng ý với nội dung nào dưới đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? A. Buôn bán nhỏ thì không cần phải đóng thuế. B. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp. C. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ ngành gì, nghề gì. D. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước. Câu 13. Trước khi mở một quán tạp hóa nhỏ, gia đình Thành đã đến cơ quan thuế xin giấy phép kinh doanh và đóng thuế hàng tháng đầy đủ. Việc làm của gia đình nhà Thành cho thấy đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? A. Công dân có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. B. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. C. Thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế. D. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh. Câu 14. Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là? A. khẳng định thương hiệu. B. khai thác tối đa nguồn lực kinh tế. C. mở rộng thị trường. D. thu lợi nhuận.
- Câu 15. Theo quy định của pháp luật, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ? A. kê khai đúng số vốn. B. thu hút nguồn viện trợ. C. thế chấp mọi tài sản. D. tăng đầu cơ tích trữ. Câu 16. Em đồng ý với nội dung nào dưới đây? A. Đóng thuế là để xây dựng trường học. B. Đóng thuế để xây dựng bệnh viện. C. Đóng thuế để Nhà nước chi tiêu cho những công việc chung. D. Đóng thuế để xây dựng cơ quan nhà nước. Câu 17. Thuế không dùng để chi tiêu cho công việc nào dưới đây? A. Xây dựng trường học. B. Làm đường giao thông. C. Xây nhà ở cho quan chức nhà nước. D. Trả lương cho công chức nhà nước. Câu 18. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo? A. Khả năng của bản thân. B. Sở thích của bản thân. C. Quy định của thị trường. D. Quy định của pháp luật. Câu 19. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền tự do kinh doanh? A. Không sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy. B. Kinh doanh nhỏ không kê khai đúng số vốn. C. Thỏa thuận với cán bộ thuế để được giảm thuế. D. Nhập hàng lậu, bán giá cao để được nhiều lợi nhuận. Câu 20. Mặt hàng nào dưới đây không bị cấm kinh doanh? A. Thuốc nổ. B. Thuốc phiện. C. Vũ khí. D. Thuốc lá.
- Câu 21. Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là? A. Tiền B. Sản vật C. Sản phẩm. D.Thuế Câu 22. Thuế có tác dụng là? A. Ổn định thị trường C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế D. Cả A,B,C. Câu 23. Nghĩa vụ của người lao động là A. Chấp hành kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra C. Đánh cãi nhau trong công ty B. Đi muộn về sớm D. Làm việc riêng trong khi sản xuất Câu 24: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn? A. việc làm theo sở thích của mình. B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 25. Vi phạm pháp luật là gì? A. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. Hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 26. Vi phạm pháp luật dân sự là gì? A. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. B. Hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự. C. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. D. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Câu 27. Một trong những việc thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là A. tham gia Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại địa phương. B. tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng. C. tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. D. tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. Câu 28. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu ý dân, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền đóng góp ý kiến.
- B. Quyền kiểm tra, giám sát. D. quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Câu 29. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của A. các cơ quan quản lí nhà nước. C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra B. mỗi công dân và người dân Việt Nam. D. lực lượng quốc phòng an ninh. Câu 30. Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề góp phần bảo vệ Tổ quôc? A. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách. C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh. D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. B.Tự luận Câu 1. Hôn nhân là gì? Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân? Câu 2. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam. Theo em, tảo hôn để lại hậu quả như thế nào đối với người tảo hôn, gia đình và xã hội? Câu 3. Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng vợ/chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ chồng/vợ về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp. Em có tán thành với quan niệm đó không? Vì sao? Câu 4: Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, gia đình của họ? Câu 5: Em hiểu bảo vệ Tổ quốc là gì? Nêu nội dung của bảo vệ Tổ quốc? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường em có trách nhiệm như thế nào? Câu 6: Tình huống: Năm nay An 12 tuổi, đang học lớp 6. Nhà An ở gần cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc do ông Tâm làm chủ. Đã nhiều lần An chứng kiến cảnh cơ sở này xả chất thải độc hại xuống dòng sông cạnh đó, gây ô nhiễm nặng nề. Dù rất bất bình với việc làm đó nhưng An còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa. Hỏi: Theo em, An có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Tâm hay không? Nếu có, An có thể thực hiện bằng cách nào? ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. Trắc nghiệm 1. B 2. B 3. B 4. A 5. D 6. C 7. D 8. B 9. A 10. A 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. D
- A D B D A C C D A 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. B D D A B C C B D B II. Tự luận Câu 1. * Hôn nhân là gì? -Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. * Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân? Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau đó chính là cơ sở của hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Bởi vì, có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống Câu 2. *Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. * Tảo hôn để lại hậu quả như thế nào đối với người tảo hôn, gia đình và xã hội? - Đối với bản thân: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cản trở sự tiến bộ của bản thân (mất cơ hội học hành, tham gia hoạt động xã hội…) - Đối với gia đình: đời sống khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con, có thể làm gia đình bất hòa, chất lượng cuộc sống kém. - Đối với xã hội: thêm gánh nặng về mọi mặt cho xã hội (dân số tăng nhanh, gây áp lực y tế, giáo dục…), kiềm hãm sự phát triển của xã hội. Câu 3. Em không tán thành với quan niệm trên vì: Rõ ràng chuyện vợ chồng là chuyện riêng tư của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi đã tự nguyện đến với nhau thì phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau. Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án. Hành động “bạo lực gia đình” phải được chấm dứt trong một xã hội văn minh và mọi người sống có đạo đức, có văn hoá. Câu 4: (1 điểm) - Đối với bản thân: Sinh con sớm và sinh con nhiều trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, không tiến bộ được vì vướng bận gánh
- nặng gia đình. - Đối với gia đình: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục, quản lí gia đình, con cái nheo nhóc Câu 5: (2,5 điểm) - Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. - Trách nhiệm công dân: Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội - Trách nhiệm học sinh + Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. + Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. + Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. + Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. Câu . 6(1.5 điểm) - An có quyền tố cáo hành vi đó. Vì pháp luật quy định tất cả mọi công dân đều có quyền tố cáo… - Nam thực hiện bằng cách: + Trực tiếp: Báo cáo với cơ quan chức năng… + Gián tiếp: Gửi đơn thư hoặc phản ảnh qua phương tiện thông tin đại chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn