Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Năm học: 2023 – 2024 1. NỘI DUNG ÔN TẬP. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Biết được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháo lí. - Kể được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. - Hiểu được các nội dung của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. - Phân biệt và nhận xét được các việc làm đúng pháp luật và vi phạm pháp luật. - Lựa chọn được các việc làm vi phạm pháp luật. Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Nêu được khái niệm, các hình thức và ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Nhận xét việc làm phù hợp với quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Đưa ra lựa chọn cách ứng xử phù hợp với quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Biết được khái niệm bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Hiểu được nội dung bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Nhận xét việc làm phù hợp với việc bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Đưa ra lựa chọn cách ứng xử phù hợp với bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. - Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. - Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Nhận xét được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Đưa ra lựa chọn thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày. PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ A. Công vụ và nhân thân. B. Quản lí nhà nước.
- C. Tài sản và nhân thân. D. Lao động, công vụ nhà nước. Câu 2: Nhằm giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là mục đích của việc áp dụng A. Sử dụng pháp luật. B. Trách nhiệm pháp lí. C. Trách nhiệm công dân. C. Trách nhiệm pháp luật. Câu 3: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là A. Trách nhiệm pháp lí. B. Vi phạm pháp luật. C. Trách nhiệm gia đình. D. Vi phạm đạo đức. Câu 4: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm pháp luật A. Dân sự. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Kỉ luật. Câu 5: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A. Đủ 18 tuổi trở lên B. Đủ 20 tuổi trở lên. C. Đủ 21 tuổi trở lên D. Đủ 23 tuổi trở lên. Câu 6: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc A. Phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai. D. Phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai. Câu 7: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai? A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên. C. Cán bộ, công chức nhà nước. D. Mọi công dân. Câu 8: Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội là biểu hiện của quyền A. Tự do bày tỏ ý kiến. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Tự do ngôn luận D. Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến. Câu 9: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là? A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Kỉ luật. D. Hình sự. Câu 10: Ý kiến nào dưới đây đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Chỉ nam giới mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. C. Công dân từ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. D. Tham gia bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú. Câu 11: Anh trai H có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ H không muốn con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách cho anh H ở lại. H thì tìm cách khuên bố mẹ để anh trai được đi. Trong tình huống trên, ai là người thiếu trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc?
- A. Cả gia đình H. B. Anh trai H. C. Bố mẹ H. D. Anh trai H và H. Câu 12: Độ tuổi nhập ngũ là? A. 15 tuổi. B. Đủ 17 tuổi. C. 16 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 13: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây? A. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình. B. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người. C. Không làm hại cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức. D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai. Câu 14: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp A. Giáo dục, thuyết phục, răn đe. B. Giáo dục, nhắc nhở, răn đe. C. Giáo dục, nhắc nhở, lên án. D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Câu 15: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đên mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người A. Sống thiếu đạo đức. B. Sống có đạo đức. C. Tuân theo pháp luật D. Vi phạm pháp luật. Câu 16: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc? A. Cổ gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình. B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn. C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ. D. Có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Câu 17: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm A. Hình sự. B. Hành chính. C. Qui tắc quản lí xã hội. D. An toàn xã hội. Câu 18: Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây? A. Tự tiện. B. Trái pháp luật. C. Có lỗi. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 19: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là vi phạm A. Kỷ luật. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Dân sự. Câu 20: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền kiểm tra, giám sát.
- C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 21: Quyền bầu cử ửng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó, nhân dân A. Thực thi dân chủ trực tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. B. Thực thi dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. C. Thực thi quyền tự do ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. D. Thực thi quyền tự do ngôn luận ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Câu 22: Công dân góp ý kiến xây dựng luật Hôn nhân gia đình là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây? A. Cơ sở. B. Cả nước. C. Địa phương. D. Trung ương. Câu 23: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình A. Phục vụ lợi ích của Tổ quốc. B. Chăm lo cho cuộc sống của gia đình. C. Xây dựng trường lớp sạch đẹp. D. Phục vụ cho công việc. Câu 24: Biển hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước? A. Yêu quý công việc hiện tại của bản thân. B. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên, con người. C. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. D. Tìm hiểu các di sản văn hóa của dân tộc. Câu 25: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về lòng yêu nước? A. Yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị, gần gũi nhất. B. Yêu nước là việc làm lớn mà mọi người phải thực hiện. C. Chỉ có đoàn viên, bộ đội và công an mới có lòng yêu nước. D. Học sinh cần học tập giỏi còn yêu nước thì từ từ tính sau. Câu 26: Trong những ý kiên dưới đây, ý kiến nào đúng? A. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức. B. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. C. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay. D. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức. Câu 27: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là: A. Sống có đạo đức. B. Sống có kỉ luật. C. Đạo đức. D. Pháp luật. Câu 28: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật? A. Tham nhũng. B. Trốn nghĩa vụ quân sự.
- C. Đi xe máy vượt đèn đỏ. D. Người tâm thần gây án. Câu 29: Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỷ luật. D. Dân sự. Câu 30: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó có một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc làm của Cảnh sát giao thông là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Làm theo pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Em hãy nêu khái niệm của các loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự? Liệt kê các biểu hiện của từng loại vi phạm pháp luật. Câu 2: Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc. Câu 3 Em hãy nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Những công việc trong gia đình,ngoài xã hội em đã làm và có thể làm? Câu 4: Nêu ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân? Cho ví dụ người dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội? Câu 5: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ: “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”. - Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ? - Em có nhận xét gì về việc làm củạ người phụ nữ trong tình huống trên ? Câu 6 An là một thanh niên sắp đến tuổi nhập ngũ. Tuy nhiên, An lại không muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự vì cho rằng đó là việc lãng phí thời gian và tuổi trẻ. An quyết định trốn khỏi địa phương khi đến lịch gọi nhập ngũ. - An đã vi phạm những quy định nào về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? - Hành vi của An có thể dẫn đến những hậu quả gì? - Theo em, An nên làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn