Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
lượt xem 1
download
“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
- SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA NĂM HỌC 2022-2023 Môn: GDKT-PL – Lớp 10 BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRẮC NGHIỆM Câu 1: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 2: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. thi hành pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối kê khai thông tin dịch tễ. B. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. C. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. D. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. Câu 4: Công dân thi hành pháp luật khi A. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. B. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm. C. tìm hiểu thông tin nhân sự. D. sàng lọc giới tính thai nhi. Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. B. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật. C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình . D. Anh A và chị B đến tòa án để li hôn. Câu 6: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 7: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. sử dụng vũ khí trái phép. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 8: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi quyền nhân thân. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Bảo trợ người khuyết tật. D. Hiến máu nhân đạo. Câu 9: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
- Câu 10: Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, công dân đều xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật. B. Giáo dụcphápluật. C. Phổ biến phápluật. D. Thực hiệnPhápluật. Câu 11: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. nhận xét ứng cử viên. B. sử dụng giấy tờ giả. C. hỗ trợ cấp đổi căn cước. D. cung cấp thông tin cá nhân. Câu 12: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 13: Trên đường đi học về, gặp trời mưa to, cháu B học sinh lớp 7 đã chủ động thu dọn rác thải tích tụ tại miệng cống thoát nước để giảm tình trạng ngập úng. Cháu B đã thự hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Phổ cập pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thực thi pháp luật. Câu 14: Chị Q sử dụng vỉ hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tiếp cận thông tin kinh tế. B. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa. C. Đăng nhập thông tin trực tuyến. D. Đăng ký nhập học trước tuổi. BÀI 14: GIỚI THIỆU VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. NHẬN BIẾT: Câu 1: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan nào ban hành? A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Các đoàn thể. D. Ủy Ban nhân dân. Câu 2: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào? A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948. Câu 3: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
- A. 11 chương, 120 điều. B. 12 chương, 121 điều. C. 13 chương, 122 điều. D. 14 chương, 123 điều. THÔNG HIỂU: Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định. C. Là nguồn, nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật. D. Là văn bản cụ thể hóa hoạt động của Nhà nước. Câu 5: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành? A. 1/3 số đại biểu. B. 2/3 số đại biểu. C. Ít nhất 1/3 số đại biểu. D. Ít nhất 2/3 số đại biểu. BÀI 15: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ. I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1.Khẳng định nào sau đây là chưa đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới. C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau. Câu 2. Nội dung "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị" được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013 của nước ta? A. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 11. B. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 17. C. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 11. D. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 17. Câu 3. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 nêu rõ: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- B. một nước độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất. D. một nước có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 4.Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ở đâu? A. Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.B. Điều 13 của Hiến pháp năm 2013. C. Điều 14 của Hiến pháp năm 2013.D. Điều 15 của Hiến pháp năm 2013. Câu 5. Đâu là phương châm của đường lối đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam? A. Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới. B. Việt Nam là bạn với các nước láng giềng. C. Việt Nam chỉ là bạn với các nước đang phát triển. D. Việt Nam chỉ kết bạn với các nước cần hợp tác. Câu 6. Theo Hiến pháp 2013, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai? A. Nhân dân. B. Chủ tịch nước. C. Quốc hội.D. Hội đồng nhân dân. Câu 7. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì? A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.B. Nhà nước của Đảng cộng sản. C. Nhà nước của các cấp Chính phủ.D. Nhà nước của giai cấp tư sản. BÀI 16: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP. I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1.Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.B. Các quyền con người, quyền công dân. C. Quyền cơ bản của công dân.D. Việc thực hiện quyền công dân. Câu 2.Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu? A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.B. Chương II của Hiến pháp năm 2013. C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013. Câu 3. Chương II Hiến pháp 2013 quy định nội dung nào sau đây? A. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. C. Quyền của công dân trong lĩnh vực kinh tế. D. Quyền của công dân trong lĩnh vực văn hoá.
- Câu 4.Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người? A. Mọi người đều có quyền sống. B. Mọi người đều phải nộp thuế. C. Mọi người có quyền chăm lo, phát triển sức khoẻ. D. Mọi người đều phải bảo vệ môi trường. Câu 5. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013? A. Các quyền về chính trị, dân sự. B. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội. C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.D. Các quyền về kinh tế, dân sự. Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác được quy định trong Hiến pháp 2013 ? A. Tra tấn, bạo lực gây thương tích.B. Tự tiện bắt người. C. Tự tiện giam giữ người.D. Đe dọa đánh người. Câu 7. Đâu là biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013? A. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không có sự đồng ý của người đó. B. Mọi người đều có quyền tự do đi lại hoặc ở nơi nào mình muốn. C. Có quyền vào chỗ ở của người quen không cần xin phép. D. Được tự ý vào chỗ ở của người khác không cần có sự đồng ý của người đó. BÀI 17: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI, GIÁO DỤC, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013? A. Chương I, Hiến pháp năm 2013.B. Chương II, Hiến pháp năm 2013. C. Chương III, Hiến pháp năm 2013.D. Chương IV, Hiến pháp năm 2013. Câu 2.Chương III, Hiến pháp năm 2013 quy định nội dung: A. Về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. B. Về xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. C. Về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường, chính trị, dân sự. D. Về hệ thống chính trị, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.
- Câu 3. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo những nguyên tắc nào sao đây? A. Bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. B. Bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh quyết liệt. C. Theo quy định pháp luật hợp tác và cạnh tranh không lành mạnh. D. Cạnh tranh lành mạnh và hoạt động tự do. Câu 4.Theo Hiến pháp 2013 nội dung về kinh tế, khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của nước ta là gì? A. Đất đai. B. Sông, hồ. C. Vùng trời.D. Biển đảo. Câu 5. Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật là đang thể hiện nội dung của Hiến pháp năm 2013 trên lĩnh vực nào? A. Văn hóa, xã hội. B. Môi trường. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 6. Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào? A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân. C. Mang bản chất của giai cấp nông dân. D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về chính sách phát triển giáo dục? A. Ưu tiên phát triển giáo dục khu vực thành thị. B. Bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc. C. Từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở. D. Thực hiện chính sách học bổng. Câu 8. Điều 61 Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ của giáo dục là gì? A. Nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. B. Từng bước phổ cập giáo dục trung học. C. Phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. D. Ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài.
- Câu 9. Đâu không phải là mục tiêu để xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia? A. Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế. B. Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. C. Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. D. Giáo dục đào tạo không không liên quan đến việc phát triển đất nước. Câu 10. Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia góp phần nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là nội dung nào sau đây được quy định trong Hiến pháp? A. Giáo dục. B. Văn hoá, xã hội. C. Kinh tế. D. Khoa học và công nghệ. BÀI 18: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Cơ quan không có trongbộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là: A. Quốc hội.B. Chủ tịch nước. C. Chính phủ. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 2.Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm bao nhiêu cơ quan, thiết chế tạo thành? A. 9 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 3. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? A. Quốc hội.B. Chính phủ.C. Chủ tịch nước.D. Tòa án nhân dân. Câu 4. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về A. các vấn đề ở địa phương. B. các vấn đề ở trung ương. C. các vấn đề ở phạm vi toàn xã hội. D. các vấn đề ở trung ương và địa phương. Câu 5. Cơ quan đại biểu của nhân dân được quy định trong Hiến pháp gồm những cơ quan nào? A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân. B. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân. C. Toà án nhân dân tối cao. D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Câu 6.Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân vì: A. Do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện ý chí nguyện vọng của nhân dân. B. Do người đại diện bầu, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân.
- C. Do người đứng đầu nhà nước bầu ra, đại diện ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền. D. Do nhân dân trực tiếp bầu ra, không đại diện ý chí nguyện vọng của nhân dân. BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị là A. lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. B. đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội. C. tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội D. lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Câu 2. Cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được gọi là gì? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam.D. Chính phủ. Câu 3. Cơ quan có vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam là: A. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Nhà nước CHXHCN VN. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Quốc hội. Câu 4. Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam? A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa. C. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Nguyên tắc công bằng và bình đẳng. Câu 5. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. II. TỰ LUẬN: BÀI 18: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM.
- Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Hãy cho biết Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ai? Câu 2: Trình bày vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Hãy liệt kê tên của các Chủ tịch nước qua từng thời kì? BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM. Câu 1: Hãy cho biết vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam. Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và hiện nay ai là người đang giữ chức vụ Tổng Bí thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ? Câu 2: Hãy cho biết vị trí của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ai là người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Câu 3: Em hiểu thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ? Là học sinh em có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn