Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 3
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II- HÓA HỌC 10 Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử 1. Khái niệm và quy tắc xác định của số oxi hóa. 2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử ,quá trình oxi hóa. 3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng e. 4. Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống. Chương 5: Năng lượng hóa học 1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng. 2. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy chuẩn. 3. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành. Chương 6: Tốc độ phản ứng 1.Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học 2.Tốc độ trung bình của phản ứng 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng + Ảnh hưởng của nồng độ + Ảnh hưởng của áp suất + Ảnh hưởng của diện tích bề mặt + Ảnh hưởng của chất xúc tác + Ảnh hưởng của nhiệt độ Chương 7: Nhóm nguyên tố Halogen 1. Nguyên tử halogen 2. Đơn chất halogen 3. Hydrogen halide 4. Muối halide BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ Câu 1: Số oxi hoácủa carbon trong hợp chất CH4 là A. +1. B. -1. C. +4. D. -4. Câu 2: Cho các hợp chất sau: SO 2; H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong đó sulfur có số oxi hoá +4 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
- Câu 3: Cho các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá - khử là A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. B. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O. C. K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O. D. 2KClO3 t∘→→t° 2KCl + 3O2. Câu 4: Cho phản ứng hoá học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất bị oxi hoá là A. Fe. B. HCl. C. FeCl2. D. H2. Câu 5: Số oxi hoá của Fe trong hợp chất Fe2O3 là A. +2. B. +3. C. -2. D. -3. Câu 6: Hợp chất trong đó nitrogen có số oxi hoá -3 là A. N2O. B. KNO3 C. N2O3. D. NH4Cl. Câu 7: Quá trình Ostwald dùng để sản xuất nitric acid từ ammonia được đề xuất vào năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình, ammonia bị oxi hoá bởi oxygen ở nhiệt độ cao khi có chất xúc tác: 4NH3 + 5O2 →4NO + 6H2O Chất bị oxi hoá trong quá trình trên là A. NH3. B. O2. C. NO. D. H2O. Câu 8: Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất khử là chất A. nhận electron. B. nhường proton. C. nhường electron. D. nhận neutron. Câu 9: Quy tắc xác định số oxi hoá nào sau đây là không đúng? A. Trong hợp chất, tổng số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử bằng 0. B. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tử bằng điện tích ion. C. Trong hợp chất, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ là +1. D. Thông thường số oxi hoá của hydrogen trong hợp chất là +1. Câu 10: Số oxi hoá của phosphorus trong hợp chất P2O5 là A. – 5. B. +5. C. – 3. D. +3. Câu 11: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá – khử là A. HCl + KOH → KCl + H2O. B. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O. C. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. D. FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O. Câu 12: Cho phản ứng khử Fe2O3 bằng CO để sản xuất gang và thép như sau: Fe2O3 + 3CO t∘→ 2Fe + 3CO2 Trong phản ứng này, chất khử là A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2. Câu 13: Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NH3 là A. +1. B. -1. C. +3. D. -3. Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây, sulfur có số oxi hoá là +4? A. H2S. B. S. C. Na2SO4. D. SO2 Câu 15: Chất bị khử là
- A. chất nhường electron. B. chất có số oxi hoá tăng lên sau phản ứng. C. chất nhận electron. D. chất có số oxi hoá không thay đổi sau phản ứng. Câu 16: Trong phản ứng hoá học: Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2. Chất oxi hoá là A. Cl2. B. KBr. C. KCl. D. Br2. Câu 17: Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là A. 2, 1, 1, 1, 1; B. 2, 1, 1, 1, 2; C. 4, 1, 1, 1, 2; D. 4, 1, 2, 1, 2. Câu 18. Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3→ Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2.Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2 là A. 44 : 6 : 9; B. 46 : 9 : 6; C. 46 : 6 : 9; D. 44 : 9 : 6. Câu 19. Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là? A. 23; B. 24; C. 25 D. 26. Câu 20. Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng: A. 5; B. 4; C. 3; D. 6 Câu 21. Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3+ K2SO4+ MnSO4+ H2O. Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là A. 10 và 2; B. 1 và 5; C. 2 và 10; D. 5 và 1. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là A. 0,672 lít. B. 6,72lít. C. 0,448 lít. D.4,48 lít. Câu 23: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm 2 khí không màu hoá nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M là A. Mg. B. Ag. C.Cu. D. Al. Câu 24: Hòa tan 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là: A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít. C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít. CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Câu 1: Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau: CO(g)+ ½)O2(g)→CO2(g) ΔrH0298=−852,5kJ Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy 12,395 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là A. – 852,5 kJ. B. – 426,25 kJ. C. 852,5 kJ. D. 426,25 kJ. Câu 2: Cho phương trình nhiệt hoá học sau:
- N2(g) + O2(g) → 2NO(g) ΔrH0298=180,6kJ Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là A. +180,6 kJ/ mol. B. –180,6 kJ/ mol. C. +90,3 kJ/mol. D. -90,3 kJ/mol. Câu 3: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là A. biến thiên nhiệt lượng của phản ứng. B. biến thiên enthalpy của phản ứng. C. enthalpy của phản ứng. D. biến thiên năng lượng của phản ứng. Câu 4: Công thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo năng lượng liên kết là Câu 5: Cho phản ứng: 2NaCl(s) → 2Na(s) + Cl2(g). Biết ΔfH0298(NaCl)=−411,2(Kj/mol). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này là A. -822,4 kJ. B. +822,4 kJ. C. -411,2 kJ. D. +411,2 kJ. Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng đốt cháy than trong không khí. B. Phản ứng tạo gỉ sắt. C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Phản ứng trong lò nung clinker xi măng. Câu 7: Phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol carbon graphite trong khí oxygen dư (ở điều kiện chuẩn) tạo ra 1 mol CO2, nhiệt lượng toả ra là 393,5 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2(g) là A. + 393,5 kJ/ mol. B. –393,5 kJ/ mol. C. +196,75 kJ/ mol. D. –196,75 kJ/ mol. Câu 8: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen. C. bằng 0. D. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó. Câu 9: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: t∘ N2(g)+O2(g)→2NO(g) ∆rH2980=+180,6kJ Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh. B. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. C. Phản ứng xảy ra dưới điều kiện nhiệt độ thấp.
- D. Phản ứng thu nhiệt. Câu 10: Cho phản ứng sau: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính theo công thức là Câu 11: Cho phản ứng tạo thành propene từ propyne: CH3−C≡CH(g)+H2(g)−−−−−−−→CH3−CH=CH2(g) Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn: Liên kết C–H C–C C=C C≡C H-H Eb (kJ/mol) 413 347 614 839 432 Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là A. -169 kJ. B. +169 kJ. C. -196 kJ. D. +196 kJ. Câu 12: Cho các phản ứng sau: (1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g). (2) Phản ứng trung hoà: KOH(aq) + HCl(aq) → KCl(aq) + H2O(l). Nhận xét đúng là A. cả hai phản ứng đều toả nhiệt. B. cả hai phản ứng đều thu nhiệt. C. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.D. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt. Câu 13: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ΔrH0298=+180kJ/mol Nhiệt tạo thành của H2O(l) ở điều kiện chuẩn là A. – 571,6 kJ/ mol. B. 571,6 kJ/ mol. C. – 285,8 kJ/ mol. D. 285,8 kJ/ mol. Câu 14: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N2(g) + O2(g) →→ 2NO(g) ∆rH0 298= +180kJ Kết luận nào sau đây đúng? A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 16: Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2): 2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l) ΔrH0298=−2600,4kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2) là
- A. + 259 kJ/ mol. B. – 259 kJ/ mol. C. + 227,4 kJ/ mol. D. – 227,4 kJ/ mol. Câu 17: Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) ΔrH0298=−92kJ Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và H – H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N - H trong ammonia là A. 391 kJ/mol. B. 361 kJ/mol. C. 245 kJ/mol. D. 490 kJ/mol. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. (b) Biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng toả ra của phản ứng càng nhiều. (c) Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn. (d) Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng không. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Phản ứng toả nhiệt là A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. phản ứng làm nhiệt độ môi trường xung quanh lạnh đi. D. phản ứng không làm thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh. Câu 20: Cho phản ứng nhiệt nhôm sau: 2Al(s) + Fe2O3(s) →2Fe(s) + Al2O3(s) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm là Biết: Chất Al (s) Fe2O3 (s) Fe (s) Al2O3 (s) ΔfH0298∆fH2980(kJ/mol) 0 -825,5 0 -1676,0 A. +850,5 kJ. B. - 850,5 kJ. C. -839 kJ. D. +839 kJ. Câu 21: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là (Cho: Eb (H – H) = 436 kJ/mol, Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb (H – Cl) = 432 kJ/ mol) A. +158 kJ. B. -158 kJ. C. +185 kJ. D. -185 kJ. Câu 22: Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng trung hoà acid – base là phản ứng thu nhiệt. (2) Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt. (3) Biến thiên enthalpy càng âm, phản ứng toả ra càng nhiều nhiệt. Phát biểu đúng là A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (2). D. (3). CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- Câu 1: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hóa học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 2: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g). Tại thời điểm ban đầu, nồng độ của N2O5 là 0,02M; Sau 100s, nồng độ N2O5 còn 0,0169M. Tốc độ trung bình của phản ứng phân hủy N2O5 trong 100s đầu tiên là A. 1,55.10-5 (mol/ (L.s)). B. 1,55.10-5 (mol/ (L.min)). C. 1,35.10-5 (mol/ (L.s)). D. 1,35.10-5 (mol/ (L.min)). Câu 3: Cho phản ứng đơn giản sau: 2NO + O2 → 2NO2. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng là A. 1,55.10−5(mol/(L.s)) B. 1,55.10-5 (mol/ L.min)) C. 1,35.10-5 (mol/ L.s)) D. 1,35.10-5 (mol/ L.min)) Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)? A. Pha loãng dung dịch HCl. B. Nghiền nhỏ đá vôi (CaCO3). C. Sử dụng chất xúc tác. D. Tăng nhiệt độ của phản ứng. Câu 5: Xét phản ứng của acetone với iodine: CH3COCH3 + I2 → CH3COCH2I + HI Phản ứng có hệ số nhiệt độ γ trong khoảng từ 30oC đến 50oC là 2,5. Nếu ở 35oC phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/ (L.h) thì ở 45oC phản ứng có tốc độ là A. 0,060 mol/ (L.h). B. 0,090 mol/ (L.h). C. 0,030 mol/ (L.h). D. 0,036 mol/ (L.h). Câu 6: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC? A. 2 lần. B. 8 lần. C. 16 lần. D. 32 lần. Câu 7: Hãy cho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây? A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. B. Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5. C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm. D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn. Câu 8: Sự thay đổi lượng chất trong khoảng thời gian vô cùng ngắn được gọi là A. tốc độ phản ứng hoá học. B. tốc độ trung bình của phản ứng. C. tốc độ tức thời của phản ứng. D. vận tốc trung bình của phản ứng. Câu 9: Cho phương trình phản ứng tổng quát sau: 2A + B → C. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức:v=KC2ACB. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Nồng độ của chất. B. Nồng độ của chất B. C. Nhiệt độ của phản ứng D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 10: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. B. Bột Fe tan nhanh hơn. C. Lượng muối thu được nhiều hơn. D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn. Câu 11: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau: (1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác. (2) Nung ở nhiệt độ cao. (3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen. (4) Nghiền nhỏ potassium chlorate. Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng sau: 2H2O2 → 2H2O + O2. Tại thời điểm ban đầu, thể tích khí oxygen là 0 cm3, sau thời gian 15 phút thể tích khí oxygen là 16 cm3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là A. 1,067 M/ s. B. 1,067 M/ phút. C. 1,067 cm3/ s. D. 1,067 cm3/ phút. Câu 13: Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/ (L.h); ở 45oC, phản ứng có tốc độ là 0,09 mol/ (L.h). Hệ số nhiệt độ γ của phản ứng là A. 1,5. B. 2. C. 2,5. D. 3. Câu 14: Cho phản ứng đơn giản sau (xảy ra trong bình kín): 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g) Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O2 không đổi thì A. tốc độ phản ứng không thay đổi. B. tốc độ phản ứng tăng 2 lần. C. tốc độ phản ứng tăng 4 lần. D. tốc độ phản ứng giảm 2 lần. Câu 15: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng tăng. B. Với mọi phản ứng, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng. C. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng. D. Đối với phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng. Câu 16: Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Khối lượng chất rắn. Câu 17: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau.
- Ở thí nghiệm nào xuất hiện kết tủa trước? A. Thí nghiệm 1 có kết tủa xuất hiện trước. B. Thí nghiệm 2 có kết tủa xuất hiện trước. C. Không xác định được. D. Không có kết tủa xuất hiện. Câu 18: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2(g) ? 2NH3(g). Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 không đổi và nồng độ N2 tăng 2 lần? A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 8 lần. D. Tăng 6 lần. Câu 19: Cho phản ứng hóa học sau: Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g). Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm tử 0,6 M về còn 0,4 M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo HCl trong 40 giây là A. 5 × 10-3 (M/s). B. 5 × 103 (M/s). C. 2,5 × 10-3 (M/s). D. 2,5 × 103 (M/s). Câu 20: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ D. Áp suất. Câu 21: Khi nhiệt độ tăng thêm 10 oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 20oC) tăng lên 32 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu? A. 40oC. B. 50oC. C. 60oC. D. 70oC. Câu 22: Chất xúc tác là chất A. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. C. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. D. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. Câu 23: Tốc độ của một phản ứng hóa học lớn nhất khoảng thời điểm nào? A. Bắt đầu phản ứng. B. Khi phản ứng được một nửa lượng chất so với ban đầu. C. Gần cuối phản ứng. D. Không xác định được. CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN Câu 1: Halogen nào sau đây thể lỏng ở điều kiện thường? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 2: Chlorine vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử trong phản ứng hoá học nào sau đây? A. H2 + Cl2 t∘→→t° 2HCl.
- B. HCl + NaOH → NaCl + H2O. C. 2KMnO4 + 16HCl t∘→→t° 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Câu 3: Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2 là A. 247,9 ml. B. 495,8 ml. C. 371,85 ml. D. 112 ml. Câu 4: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác có chứa khí chlorine. Hiện tượng quan sát được là A. mẩu giấy đậm màu hơn. B. mẩu giấy bị nhạt màu dần đến mất màu. C. không có hiện tượng gì. D. mẩu giấy chuyển màu xanh. Câu 5: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 6: Dung dịch silver nitrate không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. KI. B. NaF. C. HCl. D. NaBr. Câu 7: Hòa tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 2,479 lít (đkc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO trong hỗn hợp là A.56,25%. B. 43,75%. C. 66,67%. D. 33,33%. Câu 8: Hoàn thiện phát biểu sau: “Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết …” A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi D. tuần hoàn. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Từ fluorine đến iodine nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần. B. Fluorine chỉ có số oxi hoá -1 trong hợp chất. C. Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước. D. HF là acid yếu. Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 11: Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon? A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine. Câu 12: Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Bromine đóng vai trò A. chất khử. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. C. chất oxi hóa. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử. Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2? A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2. B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O.
- D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Câu 14: Phương trình hóa học nào sau đây viết sai? A. Br2 + Cu → CuBr2. B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O. C. NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3. D. Cl2 + Fe → FeCl2. Câu 15: Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine, A. khối lượng phân tử và tương tác van der Walls đều tăng. B. tính phi kim giảm và tương tác van der Walls tăng. C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Walls giảm. D. độ âm điện và tương tác van der Walls tăng giảm. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá –1, fluorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước. C. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine. D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2. Câu 17: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 1,345 gam. B. 3,345 gam. C. 2,875 gam. D. 1,435 gam. Câu 19: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO 2 (đkc). Giá trị của V là A. 2,24 L. B. 2,479 L. C. 3,36 L. D. 3,719 L. Câu 20: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO 3 thu được kết tủa màu vàng nhạt. A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF. Câu 21: Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm halogen? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Chromium. D. Bromine. Câu 22: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen có dạng A. ns2np1. B. ns2np3. C. ns2np5. D. ns2np7. Câu 23: Phương trình hoá học nào sau đây không đúng? A. Fe + Cl2 →t°FeCl2. B. H2 + F2 → 2HF. C. Cl2 + H2O ? HCl + HClO. D. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
- Câu 24: Cho 1,2395 lít halogen X2 (ở điều kiện chuẩn) tác dụng vừa đủ với kim loại đồng (copper) thu được 11,2 gam muối CuX2. Nguyên tố halogen là A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine. Câu 25: Trong các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2, chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 26: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra? A. KI và Br2. B. AgNO3 và HCl. C. AgNO3 và NaF. D. KI và Cl2. Câu 27: Hydrohalic acid nào sau đây không được bảo quản trong lọ thủy tinh? A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI. Câu 28: Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine, phòng ngừa bệnh bướu cổ ở người? A. I2, HI. B. HI, HIO3. C. KI, KIO3. D. I2, AlI3. Câu 29: Để trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là A. 0,5 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít. Câu 30: Chọn phát biểu đúng? A. Các hydrogen halide không tan trong nước. B. Ion F- và Cl- bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc. C. Các hydrohalic acid làm quỳ tím hóa đỏ. D. Tính acid của các hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI. Câu 31:Cho 6,56 gam hỗn hợp A gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ kế tiếp, MX < MY) phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với 50 ml dung dịch AgNO3 1 M, thu được hai chất kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y. A. Br và I B. Cl và Br C. F và Cl D. không xác định Câu 32: Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra vào 500 mL dung dịch KOH 4M ở điều kiện thường. Xác định nồng độ mol/ L của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn