intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 7 đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHTN 7 NĂM HỌC: 2022 – 2023 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. B. Sáo học nói tiếng người. C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. D. Khỉ tập đi xe đạp. Câu 2: Loại mô giúp cho thân dài ra là: A. mô phân sinh đỉnh chồi B. Mô phân sinh đỉnh lá C. Mô phân sinh đỉnh thân D. Mô phân sinh bên Câu 3: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển sinh vật có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Là hai quá trình độc lập nhau 2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau 3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển 4. Phát triển thức đẩy quá trình sinh trưởng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy. C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy. Câu 5: Cho các tập tính sau ở động vật: (1) Sự di cư của cá hồi (2) Báo săn mồi (3) Nhện giăng tơ (4) Vẹt nói được tiếng người (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản Số tập tính bẩm sinh là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  2. Câu 6: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây? A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao. B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây. C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao. D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất. Câu 7: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu? A. Quang hợp của rong rêu giúp cho cá hô hấp tốt hơn. B. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. C. Làm đẹp bể cá cảnh. D. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. Câu 8: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Tùy theo từng nhóm nông sản mà có các cách bảo quản khác nhau. (2) Để bảo quản nông sản cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào. (3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: Hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ khi bảo quản nông sản. (4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt. (5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu diễn ra ở đâu? A. thực quản B. dạ dày C. ruột non D. ruột già Câu 10: Khi cắm một cành hoa trắng vào dung dịch tím thì sau một thời gian, màu sắc của cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào? A. Cánh hoa chuyển sang màu tím B. Cánh hoa không chuyển màu C. Cánh hoa chuyển sang màu đỏ D. Cánh hoa chuyển sang màu xanh Câu 11: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích: A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường trong cơ thể. D. từ các sinh vật khác. Câu 12: Tại sao thân cây to ra được? A. Nhờ mô phân sinh bên. B. Nhờ mô phân sinh lóng.
  3. C. Nhờ mô phân sinh đỉnh. D. Nhờ mô phân sinh ngọn. Câu 13: Thoát hơi nước có những vai trò nào đối với cây xanh trong các vai trò sau đây? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Tăng năng suất cây trồng. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. (5) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (3) và (5). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (5). Câu 14: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật ra hoa. B. Cơ thể thực vật tạo hạt. C. Cơ thể thực vật tăng kích thước. D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa. Câu 15: Có bao nhiêu hình thức sinh sản ở sinh vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Vai trò của vòng tuần hoàn nhỏ: A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể C. Trao đổi khí ở phổi D. Trao đổi khí giữa tế bào và hồng cầu Câu 17: Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì: A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài, thắp đèn để kích thích quá trình ra hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn, thắp đèn để ức chế quá trình ra hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn, thắp đèn để ức chế quá trình ra hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, thắp đèn để ức chế quá trình ra hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết
  4. Câu 18: Tập tính bẩm sinh là: A. sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, mang tính chất cá thể B. sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, mang đặc trưng của loài C. hình thành trong đời sống, không di truyền từ bố mẹ, mang tính chất cá thể D. hình thành trong đời sống, không di truyền từ bố mẹ, mang đặc trưng của loài Câu 19: Cho các mệnh đề sau: 1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tieeos, xen kẽ nhau 2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển 3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật 4. Con gà tăng từ 1,2 kg lên 3 kg là sự sinh trưởng của động vật A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Những giai đoạn cây cần nhiều nước và muối khoáng nhất là? 1. Cây non 2. Giai đoạn đâm chồi, nảy lộc. 3. Chuẩn bị ra hoa. 4. Kết quả tạo hạt. A. 1,2. B. 1,3. C. 2,4. D. 2,3 Câu 21: Cho các biểu hiện sau đây: 1. Sự nảy mầm. 2. Thân dài ra. 3. Số lượng lá tăng thêm. 4. Lá to lên. Biểu hiện nào là dấu hiệu của sự sinh trưởng ở thực vật? A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 22: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là: A. Diễn ra nhanh, dễ nhận thấyB. Hình thức phản ứng kém đa dạng C. Dễ nhận thấy, khó nhận thấyD. Mức độ chính xác cao, khó nhận thấy Câu 23: Hiện tượng cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây? A. Tính hướng nước B. Tính hướng sáng
  5. C. Tính hướng tiếp xúc D. Tính hướng hóa Câu 24: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho A. Thân vả rễ cây gỗ to raB. Thân và rễ cây một lá mầm dài ra C. Lóng của cây một lá mầm dài raD. Cành của thân cây gỗ dài ra. Câu 25: Sinh trưởng ở sinh vật là A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào Câu 26: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng. B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản. C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng. D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng Câu 27: người ta có thế dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại vì A. dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng B. có nước nên côn trùng bay vào đẻ trứng C. chỉ là ngẫu nhiên con trùng bay vào D. chỗ đó nhiệt độ ấm hơn Câu 28: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh? (1) Rửa tay trước khi ăn (2) Ăn chín uống sôi (3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến (4) Không ăn thức ăn bị ôi thiu (5) Vừa ăn vừa xem ti vi để tiết kiệm thời gian (6) Ăn trước khi ngủ để dễ ngủ hơn
  6. A. (1), (2), (3) B. (3), (4), (6) C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (6) Câu 29: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp A. Cây tìm được nguồn sáng để quang hợp B. rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và chất khoáng C. cây bám vào giá thể đê sinh trưởng D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây Câu 30: Cảm ứng ở sinh vật là: A. khả năng cơ thể sinh vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển B. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển Câu 31: Đâu không phải là tập tính của động vật? A. Sếu đầu đỏ di cư theo mùa B. Chó sói sống theo bầy đàn C. Tinh tinh đực đuổi đánh con tinh tinh đực lạ khi vào lãnh thổ của nó D. Người giảm cân sau khi bị ốm Câu 32: Tập tính nào dưới đây sẽ bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố? A. Mặt đỏ khi vận động mạnh B. Ve sầu kêu vào mùa hè C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông D. Nhên giăng tơ Câu 33: Cho các bộ phận sau: 1. chồi nách 2. chồi đỉnh 3. lá
  7. 4. hoa 5. rễ Mô phân sinh đỉnh có ở đâu? A. (1), (2), (3) B. (3), (4), (5) C. (1), (2), (5) D. (2), (3), (4) Câu 34: Sinh sản là: A. Là quá trình tạo ra loài mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài B. Là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài C. Là quá trình tạo ra những cá thể mới giống với cơ thể mẹ ban đầu D. Là quá trình tạo ra những loài mới giống với cơ thể mẹ ban đầu Câu 35: Các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa được đào thải qua A. Ruột già B. Hậu môn C. Đại tràng D. Tá tràng Câu 36: Tập tính là: A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường Câu 40: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là: A. mô phân sinh đỉnh chồi B. mô phân sinh đỉnh rễ C. mô phân sinh lóng D. mô phân sinh bên Câu 41: Có mấy hình thức sinh sản? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 42: Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau: Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là: A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con. B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con. C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành. D, trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành. Câu 43: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích:
  8. A. hạn chế sâu bệnh hại.B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng. C. tô điểm cho ruộng nương.D. hạn chế sự phá hoại của con người. Câu 44: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật? A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản. B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn. C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn. D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư. Câu 45: Sinh sản vô tính là A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái. B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái. C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái. D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực. Câu 46: Trong chăn nuôi gà, người ta thường thắp đèn để chủ động điều tiết độ dài ngày và đêm nhằm mục đích tăng sản lượng trứng thu hoạch. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi? A. Đặc điểm của loài.B. Nhiệt độ.C. Ánh sáng.D. Dinh dưỡng. Câu 47: Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn? A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả. B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả. C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả. D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả. Câu 48: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở A. trong trứng đã thụ tinh.B. trong cơ thể mẹ. C. ngoài tự nhiên.D. trong môi trường nước. Câu 49: Tại sao trong một số mô hình chăn nuôi bò sữa hiện nay lại cho bò nghe nhạc?
  9. A. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được thư giãn khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. B. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được tăng sức đề kháng khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. C. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sinh sản khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. D. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sự hô hấp khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. Câu 50: Sự xuất hiện hoa và hạt của cây hoa hướng dương là dấu hiệu của sự: A. sinh trưởng.B. phát triển.C. trao đổi chất.D. chuyển hóa năng lượng. II. TỰ LUẬN Câu 1: So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được Câu 2: Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết dù nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của cây? Câu 3: Mô phân sinh là gì? Có mấy loại mô phân sinh? Nêu chức năng của chúng. Câu 4: Giải thích vì sao sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật? Câu 5: Nêu khái niệm của sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. Câu 6: Giải thích vì sao điều kiện sống thay đổi đột ngột là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2