intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

22
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn tổng hợp kiến thức môn học trong học kì này, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

  1. Nhóm sử 8 ­trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI II  MÔN LỊCH SỬ LỚP 8  NĂM 2018­2019. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ai đã xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) để giao thương với nước ngoài? A. Đinh Văn Điền và Nguyễn Huy Tế. B. Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế. C. Nguyễn Trường Tộ và Trần Đình Túc. D. Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Câu 2. Hoàn cảnh nào dẫn đến các trào lưu cải cách duy tân ra đời vào nửa cuối thế kỉ  XIX ? A. Bộ máy chính quyền mục ruỗng, kinh tế đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân  dân khó khăn. B. Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược, bộ máy chính quyền khủng hoảng về mọi mặt,  đời sống nhân dân đói khổ. C. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. D. Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội. Câu 3. Ai là người khởi xướng phong trào Đông Du (1905 ­ 1909) A. Phan Bội Châu. B. Phan Chu Trinh. C. Lương Văn Can. D. Vũ Hoành. Câu 4. Sự kiện quan trọng nào đã xảy ra vào ngày 5/6/1911 tại Sài Gòn?      A. Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du.      B. Phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh lãnh đạo.      C. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.      D. Một số sĩ phu sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục.
  2. Nhóm sử 8 ­trường THCS Long Toàn Câu 5.  Tại sao nhà Nguyễn không chấp nhận đổi mới? A. Nặng tư tưởng phong kiến, không có năng lực, không muốn tư bản nước ngoài buôn  bán ở Việt Nam. B.Sợ dân ta bỏ nghề nông, bảo vệ quyền lợi giai cấp, không có năng lực. C. Nặng tư tưởng phong kiến, bảo vệ quyền lợi giai cấp, không có năng lực. D.Nặng tư tưởng phong kiến, không muốn dân giàu nhờ buôn bán, sợ thị dân giành  quyền cai trị. Câu 6.  Nội dung nào không phải là hạn chế của những đề nghị cải cách ở Việt Nam  nửa cuối thế kỷ XIX? A. Mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ. B. Rập khuôn, mô phỏng nước ngoài, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong. C. Chưa đề cập những vấn đề cơ bản là lật đổ chế độ phong kiến triều Nguyễn. D. Dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của  người Việt Nam hiểu biết, tức thời. Câu 7. Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam như thế nào?      A. Chia Việt Nam thành 3 xứ, có ba vị vua đứng đầu mỗi xứ      B. Chia Việt Nam thành hai xứ với hai chế độ cai trị khác nhau.      C. Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau.      D. Chia Việt Nam thành bốn xứ với bốn chế độ cai trị khác nhau. Câu 8.  Điều kiện nào để Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở  Việt Nam?   A. Kinh tế Pháp phát triển .   B. Hoàn thành công cuộc bình định.   C. Pháp đã khôi phục địa vị kinh tế, chính trị sau chiến tranh thế giới thứ nhất .   D. Có hệ thống tay sai đắc lực Câu 9. Thực dân Pháp đề ra chính sách văn hoá giáo dục, ở nước ta nhằm mục đích gì?    A. Đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ chính quyền đô hộ.   B. Đào tạo nguồn nhân lực cho nước ta.
  3. Nhóm sử 8 ­trường THCS Long Toàn   C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam.   D. Phát triển giáo dục, giao lưu văn hóa Pháp và Việt Nam. Câu 10. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp  ở  Việt Nam đã để  lại những   hậu quả nặng nề đó là    A. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.   B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.   C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.   D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 11.  Đối tượng kêu gọi chủ yếu của phong trào Cần Vương là    A. quần chúng nhân dân lao động.   B. nông dân.   C. văn thân, sĩ phu yêu nước.   D. những người có tư tưởng tiến bộ trong xã hội. Câu 12. Lí do triều đình nhà Nguyễn không thực hiện những điều đổi mới của Nguyễn  Trường Tộ là A. triều đình không nhìn thấy được điều tiến bộ, sợ nông dân bỏ ruộng đi buôn. B. triều đình không có tiền để thực hiện, nghi kị vì Nguyễn Trường Tộ theo đạo  Thiên Chúa. C. nghi kị vì Nguyễn Trường Tộ theo đạo Thiên Chúa, triều đình nặng tư tưởng  phong kiến, không đủ năng lực thực hiện. D. sợ trí thức mới phát triển, giành quyền lãnh đạo, sợ Pháp vào mua bán sẽ dòm  ngó triều đình. Câu 13. Vào nửa cuối thế kỉ XIX trước áp lực xâm lược của các nước đế quốc, triều  đình nhà Nguyễn đã đói phó bằng những chính sách như thế nào? A. Mở rộng quan hệ ngoại giao, cấm đạo, cai trị theo kiểu phong kiến. B. Bảo thủ, không chịu đổi mới, thực hiện đường lối cai trị phong kiến lạc  hậu. C. Đổi mới chậm, mở ba cửa biển giao thương, cai trị chuyên chế.
  4. Nhóm sử 8 ­trường THCS Long Toàn D. Tiến hành cải cách, làm dân giàu nước mạnh, mở rộng ban giao quốc tế. Câu 14. Bản chất chính sách GD, VH của Pháp áp dụng ở VN trong chương trình khai  thác thuộc địa lần I là    A. “khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam.    B. giúp cho nền VH, GD nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên  thế giới.   C. đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam.   D. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội. Câu 15. Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp trong việc thành lập Liên Bang Đông  Dương ?   A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.   B. Tăng cường áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.   C. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp.   D. Từng bước xây dựng và hòan thiện bộ máy hành chính. Câu 16. Hãy chỉ  ra nguyên nhân thất bại chủ  yếu của phong trào Cần Vương và khởi   nghĩa Yên Thế:   A. Pháp lúc này còn mạnh, cấu kết với phong kiến.   B. cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.   C. lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu.   D. lực lượng nghĩa quân mạnh nhưng do mâu thuẫn nội bộ. II. TỰ LUẬN: Câu 1. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước?  Hướng đi  của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Câu 2. Hãy nêu những chính sách về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam? Mục đích,   tác hại của chính sách trên đối với kinh tế Việt Nam như thế nào? Câu 3. Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ  phong kiến và nông dân có những   thay đổi như thế nào? Thái độ chính trị của nông dân được biểu hiện như thế nào?
  5. Nhóm sử 8 ­trường THCS Long Toàn Câu 4.  Cùng với sự phát triển của đô thị, có các giai cấp tầng lớp mới nào xuất hiện?   Địa vị và thái độ chính trị của các tầng lớp và giai cấp đó như thế nào? Câu 5. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Nêu điểm  giống nhau và khác nhau giữa các phong trào trên? Câu 6. Dựa vào đâu mà hội Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang giành độc lập? Mục   đích của hội Duy Tân là gì? Câu 7. Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động gì? Mục đích  hoạt động của phong  trào Đông Kinh nghĩa thục là gì? HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2