Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Thượng Cát
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Thượng Cát dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Thượng Cát
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT THƯỢNG CÁT Năm học 2019 2020 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873)? A. Giải quyết vụ Đuy Puy. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản. C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862. Câu 2. Tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là A. Rivie. B. Gacniê. C. Napoleon. D. Cuốc bê. Câu 3.Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Lâm. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 4. Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh lính triều đình với thực dân Pháp năm 1873? A. Cầu Giấy. B. Ô Thanh Hà. C. Cửa Bắc. D. Của Nam. Câu 5. Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp? A. Chiến thắng ở Nam Định. B. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng. C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai. Câu 6.Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) là A. xin đình chiến. B. hoang mang, bối rối. C. kí hiệp ước đầu hàng. D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.
- Câu 7. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hắc Măng. D. Patơnốt. Câu 8. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội (1873)? A. Hợp tác với Pháp. B. Hoạt động cầm chừng. C. Tạm thời dừng hoạt động. D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt. Câu 9. Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác Măng. D. Patơnốt. Câu 10. Nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai? A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc. B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc. C. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương. D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm. Câu 11. Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất(1873)? A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy. B. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất. C. Nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu. D. Do nhà nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở Sông Hồng. Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy Puy ở Bắc Kì? A. Đóng quân trên bờ sông Hồng. B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu. C. Tự tiện cho tàu theo Sông Hồng lên Vân Nam buôn bán. D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành. Câu 13. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa quân ra Hà Nội lần thứ nhất? A. Giở trò khiêu khích B.Thương lượng với ta. C. Tuyên bố mở của sông Hồng D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành
- Câu 14. Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỷ XX? A. Nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì B. Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp – Phổ C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định D. Sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp. Câu 15. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta B. Triều đình sợ Pháp C.Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển D.Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết. Câu 16.Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xân lược Bắc Kì lần thứ nhất? A.Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà. B.Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt. D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất. Câu 17. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của Hiệp ước Hác Măng 1883? A.Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp B. Đại diên của pháp ở Huế trực tiếp điều khiển công việc ở Trung Kì C. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm D. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp. Câu 18. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 1.Hiệp ước Hác Măng, 2. Hiệp ước Nhâm Tuất, 3.Hiệp ước Pa tơ nốt, 4. Hiệp ước Giáp Tuất. A. 1234 B. 2314 C. 3241 D. 2413 Câu 19. Điểm giống nhau nổi bật về kết qủa trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần th ứ nhất và lần thứ hai là A. quân Pháp hoang mang B. làm nức lòng quân dân ta C. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng D. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng. Câu 20. Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là A . Làm nức lòng nhân dân cả nước B .Làm cho thực dân Pháp hoang mang C .Pháp phải tìm cách thương lượng với ta
- D .Triều đình Huế phải kí hiệp ước. Câu 21. So sánh sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai? A. Mở rộng thị trường B. Khai thác nguyên nhiên liệu C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874. Câu 22. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai A. Ri vi e đổ bộ lên Hà Nội B. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội C. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội D. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định. Câu 23. Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai với lần thứ nhất là A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy. B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết. C. chính phủ Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam. D. quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoang mang. Câu 24. Sự khác nhau về quyền dân tộc cơ bản giữa Hiệp ước Hác Măng và Hiệp ước Giáp Tuất là A. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp B. Triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp C. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các quyền lợi trong nước D. Pháp toàn quyền xử lí quân đội cờ đen. Câu 25. Em nhận xét thế nào về chiến thuật đánh của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất? A. Bao vây quân địch B. Khiêu chiến C. Phục kích D. Phục kích và tấn công. Câu 26: Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc. B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh. C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước. D.có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.
- Câu 27: Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai? A.Phan Thanh Giản. B.Nguyễn Trường Tộ. C.Tôn Thất Thuyết. D .Phan Đình Phùng. Câu 28: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A .Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B .Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. C . Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. D . Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. Câu 29: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A .Khởi nghĩa Hương Khê. B .Khởi nghĩa Ba Đình. B .Khởi nghĩa Bãi Sậy. C .Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 30: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương? A .Khởi nghĩa Hương Khê. B .Khởi nghĩa Ba Đình. C .Khởi nghĩa Bãi Sậy. D .Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 31: Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp năm 1874? A .Cao Thắng. B .Trương Định.
- C .Đề Thám. D . Phan Đình Phùng. Câu 32: Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng. B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng. C.Phan Đình Phùng và Cao Thắng. D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng. Câu 33: Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn? A. Do Tôn Thất Thuyết bị bắt. B .Do vua Hàm Nghi bị bắt. C . Do Phan Đình Phùng hi sinh. D .Do Cao Thắng hi sinh. Câu 34: Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo. C. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo. D. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. Câu 35: “Cần vương” có nghĩa là A .giúp vua cứu nước. B . Những điều bậc quân vương cần làm. C . Đứng lên cứu nước. D . Chống Pháp xâm lược.
- Câu 36: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào? A .Một số quan lại yêu nước. B . Một số văn thân, sĩ phu yêu nước. C . Nhân dân yêu nước ở Trung Kì. D .Toàn thể dân tộc Việt Nam. Câu 37: Vì sao vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt? A .Do Trương Quang Ngọc phản bội. B .Do Phan Đình Phùng hi sinh. C . Do Cao Thắng hi sinh. D . Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện. Câu 38: Cuộc khởi nghĩa nào có thời gian tồn tại đúng bằng thời gian của phong trào Cần vương? A . Yên Thế. B . Hương Khê. C . Bãi Sậy. D . Ba Đình Câu 39. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp. B. Nhân dân ta chần chừ, do dự. C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược. Câu 40. Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á.
- B. đã đóng những chiếc tàu lớn và Trang bị vũ khí hiện đại. C. trang bị, phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu kiểu trung cổ. D. quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Câu 41. Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. Xã hội đã phát triển. B. Xã hội tương đối ổn định. C. Xã hội đang trên đà phát triển. D. Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng. Câu 42. Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam kì là gì? A. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo. B. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. C. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn than, sĩ phu tham gia. D. Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai. Câu 43. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là A. chế độ phong kiến đang phát triển. B. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị. C. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế. Câu 44. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết. C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Câu 45. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta? A. Là nơi Pháp xây dựng giáo dân, có nhiều giáo sĩ phương Tây. B. Là nơi không có cảng nước sâu , tàu thuyền dễ đi lại, có nhiều giáo sĩ Pháp sinh sống. C. Là nơi gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu tàu chiến dễ đi lại, có lực lượng giáo dân đông. D. Là nơi gần thành Gia Định, nên sẽ thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh để tiêu diệt triều đình Huế. Câu 46: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh vực A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. B. công nghiệp, giao thông vận tải C. thương nghiệp, giao thông vận tải D. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Câu47 : Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong nông nghiệp là A. cướp đất lập đồn điền. B. phát canh thu tô. C. đầu tư máy móc vào sản xuất. D. độc canh cây lúa. Câu 48: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong công nghiệp chú trọng vào ngành A. công nghiệp chế biến. B. khai thác mỏ. C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp nặng. Câu 49: Ý nào sau đây KHÔNG phải là chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong giao thông vận tải? A. đường sắt. B. đường thủy C. đường bộ D. đường hàng không Câu 50: Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là A. Rivie B. Gacnie C. Pôn đu me D. Anbe Xa rô
- Câu 51: Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. B. tư sản, tiểu tư sản. C. tư sản, công nhân. D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản. Câu 52: Giai cấp xã hội mới ra đời sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. tiểu tư sản. B. công nhân. C. tư sản, công nhân D. tư sản, tiểu tư sản. Câu 53: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào A. phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, tài chính. B. nông nghiệp, công nghiệp, quân sự. C. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế, giao thông. D. công nghiệp, thương nghiệp, quân sự. Câu 54: Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì? A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất. C. Là tay sai của đế quốc Pháp. D. Chiếm đa số, ít ruộng đất. Câu 55: Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là A. tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. B. tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, công chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên ... C. nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn. D. viên chức, công chức, phú nông, trung nông. Câu 56: Thực dân Pháp tiến hành cuộc trình khai thác lần thứ nhất trên đất nước ta khi A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự C. triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Câu 57: Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất nhằm A. phát triển kinh tế Việt Nam B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam. C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam. Câu 58: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng mục đích cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam? A. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
- B. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Campuchia. C. Làm giàu cho kinh tế chính quốc. D. Phát triển kinh tế Việt Nam Câu 59: Pôn đu me đã tiến hành A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (Đông Dương). B. cuộc chiến tấn công ra Bắc Kì lần thứ 2 C. kí Hiệp ước Pa tơ nốt với nhà Nguyễn, hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. D. cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ 1. Câu 60: Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc trình khai thác lần thứ nhất có đặc điểm gì? A. chiếm số lượng đông, bị áp bức, bóc lột nặng nề. B. chiếm số lượng đông, có nhiều ruộng đất. C. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. D. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có hệ tư tưởng riêng. Câu 61: Tình cảnh giai cấp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX như thế nào? A. Có cuộc sống đầy đủ, sung túc. B. Có nhiều ruộng đất, đời sống khá giả C. Bị bóc lột nặng nề, bần cùng hóa. D. Không có tư liệu sản xuất, trở thành công nhân. Câu 62: Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải? A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự. B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi. Câu 63: Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì? A. Quan hệ sản xuất TBCN phát triển ở Việt Nam. B. Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam. C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. D. Tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Câu 64: Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. khai thác quy mô lớn, toàn diện. B. tốc độ nhanh, quy mô lớn. C. khai thác toàn diện. D. vốn đầu tư khai thác lớn. Câu 65: Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất là nền kinh tế A. phong kiến phát triển. B. thuộc địa nửa phong kiến
- C. thuộc địa hoàn toàn D. tư bản chủ nghĩa Câu 66: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nào? A. Nền kinh tế thuộc địa phát triển. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. D. Nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. Câu 67: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. đòi quyền lợi kinh tế, chính trị. B. chỉ đòi quyền lợi về kinh tế C. chỉ đòi quyền lợi về chính trị D. đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 68: Tác động tích cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì? A. du nhập quan hệ sản xuất TBCN vào Việt Nam. B. phát triển nền kinh tế TBCN. C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến. D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam. Câu 69: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến như thế nào? A. Phát triển phương thức sản xuất phong kiến. B. Phá vỡ thế độc canh cây lúa C. Phát triển phương thức sản xuất TBCN. D. Làm cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh. Câu 70: Tác động tích cực của chính sách khai thác nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay? A. Các đồn điền cao su, cafê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao. B. Pháp đã đưa các giống cây công nghiệp làm cho nông nghiệp Việt Nam phong phú đa dạng. C. Các giống cây công nghiệp Pháp đưa vào Việt Nam trước đây đã mang lại giá trị kinh tế cao. D. Đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cafê đứng thứ 3 trên thế giới. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất?Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất. Câu 2: Nguyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta từ 1858 đến 1884 thất bại ?
- Câu 3: Trình bày đặc điểm của phong trào Cần vương qua 2 giai đoạn phát triển. Qua đó chứng minh ý kiến: “ Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu”. Câu 4 : Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 5: Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn