Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
lượt xem 4
download
Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
- TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ 8 I: TRẮC NGHIỆM : Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau. Câu 1: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “ chia để trị” B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt” C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. Câu 2: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Chưa hợp thời thế. B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài. C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi. Câu 3: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì? A. Đã gây được tiếng vang lớn B. Đạt được những thắng lợi nhất định. C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội D. Phản ánh tinh thần ham học hỏi cái mới, dám thay đổi. Câu 4: Vào cuối thế kỷ XIX, tại nước ta, trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói B. Khai thác than và kim loại C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 5: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
- D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 6: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ? A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến. C. Mâu thuẫn giữa triều đình Huế và Pháp, không thể giải quyết. D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam. Câu 7: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì? A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp. B. Lo tích lũy lương thực. C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Câu 8: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ? A. Cửa biển Hải Phòng B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định) C. Cửa biển Thuận An ( Huế) D. Cửa biển Đà Nẵng Câu 9: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Cải cách kinh tế, xã hội B. Cải cách duy tân C. Chính sách ngoại giao mở cửa D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. Câu 10: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra? A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp. B. Cải cách duy tân đất nước.
- C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước. D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước. Câu 11: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng D. Lập đồn điền Câu 12. Đọc kĩ đoạn văn sau : Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn đốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nuớc, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với những cuộc tấn công của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa.... II. Tự luận: Câu 1 : Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885 ? GỢI Ý : - Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. - Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. - Vì vậy, đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ. - Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau đó nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm được kinh thành Huế. Câu 2: Để đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy chính quyền như thế nào?
- GỢI Ý : Để đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy chính quyền: - Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp. (0,5 điểm) - Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: (0,5 điểm) + Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ. + Trung Kỳ là xứ bảo hộ. + Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa. - Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, đơn vị cơ sở là làng, xã do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối. (0,5 điểm) Câu 3 : Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ? Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là: - Về mục tiêu khởi nghĩa: không phải là để khôi phục chế độ PK, bảo vệ ngôi vua - Lãnh đạo và tham gia khởi nghĩa: đều là nông dân - Đã có nhiều lần giảng hòa - Thời gian tồn tại: lâu hơn bất cứ một cuộc k/n nào trong PT Cần vương. Câu 4: Trình bày nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế? Mục đích của Pháp là gì ? HS làm rõ các ý sau: * Nội dung chính sách khai thác về mặt kinh tế: - Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền - Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ... - Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.
- - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự. * Mục đích khai thác: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn