intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. SỞ GD – ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 Phúc Thọ, ngày 22 tháng 04 năm 2024 A. LÝ THUYẾT I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút II. CẤU TRÚC ĐỀ THI CUỐI KÌ II 1. Phần 1. Đọc hiểu (4,0 điểm): 05 câu hỏi 2. Phần 2. Viết (6,0 điểm) *Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận văn học/ Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ) - 2,0 điểm *Câu 2. Viết bài văn nghị nghị luận văn học/ Bài văn nghị luận xã hội( khoảng 400 chữ) - 4,0 điểm III. NỘI DUNG ÔN TẬP: Phần I. Đọc hiểu 1.Ôn tập phần tri thức Ngữ văn của các thể loại văn bản sau: * Truyện ngắn: Nhận biết: - Nhận biết thể loại, phương thức biểu đạt. - Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,… - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản; tóm tắt được văn bản - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tình huống - Phân tích được chủ đề, tư tưởng Vận dụng: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Rút ra được thông điệp từ văn bản Vận dụng cao: - Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản - Tác động của văn bản đối với bản thân * Thơ trữ tình Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu được sử dụng trong bài thơ.
  2. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ Thông hiểu: -Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. -Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, hệ thống hình ảnh, cách đặt nhan đề…của tác phẩm; -So sánh đối chiếu và chỉ ra sự khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách đặt nhan đề…của câu thơ đoạn thơ trong bài thơ và với bài thơ khác. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng cao: - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. - Tác động của văn bản đối với bản thân. * Kí, tuỳ bút, tản văn Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, thể loại, nội dung, kết cấu của văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được các yếu tố tự sự và trữ tình; các yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản. Thông hiểu: - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, giọng điệu và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản. - Phân tích được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình; giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản. - Phân tích được nội dung, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản. - Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản. - Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc sống hoặc văn học. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong văn bản. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm của bản thân về văn học và cuộc sống. Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau *Văn bản nghị luận Nhận biết: - Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. - Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
  3. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát, ý nghĩa của văn bản - Trình bày được mục đích, quan điểm của người viết - Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. Vận dụng cao: Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân *Văn bản thông tin Nhận biết: - Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Thông hiểu: - Giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản - Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả. - Phân tích được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả - Phân tích được mối liên hệ giữa các chi tiết trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản và mục đích của người viết. Vận dụng: - Biết suy luận mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. - Rút ra ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân. Vận dụng cao: - Đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin. - Tác động của văn bản đối với bản thân. 2. Phương thức biểu đạt. - Nhận biết được các PTBĐ . - Nắm được đặc điểm của các PTBĐ đã học 3. Thể thơ: Nhận biết được các thể thơ Việt Nam 4. Các biện pháp tư từ - Nhận biết các biện pháp tu từ. - Biết phân tích hiệu quả NT của các biện pháp tu từ Phần II. Viết
  4. *HS ôn tập kỹ năng viết đoạn văn NLXH/ đoạn văn NLVH *HS ôn tập kỹ năng viết bài văn NLXH/ bài văn NLVH IV. ĐỀ MINH HỌA I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Này dòng sông! Này dòng sông ai đã đặt tên cho sông là sông Cả? ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ ai đã gọi sông Cả là sông Lam? phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta ta đơn giản chỉ gọi là con sông quê hương sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế mẹ cho ta một xu bánh đa vừng tháng Ba phù sa sóng đỏ ta ngoan hết một ngày cá mương đớp ngọn lúa đòng đòng ta ngoan suốt cả năm tháng Năm ta thương mẹ đến trọn đời ta sống ta lặn bắt cá ngạnh nguồn Quê hương ta nghèo lắm tháng Chín ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn cá lòng bong ta mổ lợn ta thả câu bằng mồi con giun vạc con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt tháng Chạp cá dưới sông cũng có tết như người ta nếm vị heo may trên má em hồng… trên bãi sông Để rồi ta đi khắp núi sông ta trồng cây cải tươi ta lại gặp ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật tháng Ba… tháng Năm… tháng Chạp lúa gặt rồi- còn lại rơm thơm trong vị cá sông trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh… trên má em hồng… Cùng một bến sông phía dưới trâu đằm phía trên ta tắm… Trong ký ức ta sao ngày xưa yên ổn quá chừng một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng! … (Trích Khúc hát sông quê, Lê Huy Mậu, trường ca Thời gian khắc khoải, NXB Nghệ An 2019 ) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả dòng sông quê trong những dòng thơ sau: tháng Ba phù sa sóng đỏ cá mương đớp ngọn lúa đòng đòng tháng Năm ta lặn bắt cá ngạnh nguồn Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của việc lặp lại câu thơ “Này dòng sông” trong đoạn trích.
  5. Câu 4. (1.0 điểm) Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương được thể hiện trong đoạn trích. Câu 5. (1.0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao? II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích điểm nhìn nghệ thuật được nhà văn Nam Cao sử dụng trong đoạn trích sau: Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và an ủi Lộ: - Chú ăn sau cũng được. Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” [...] Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi… Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu: - Lộ à, mày? Cũng có người đế thêm: - Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở! A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!…”. Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lẽn muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấy một cỗ thật to để các anh trông mà thèm. [...] - Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”. A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!.... Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi! Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện… (Trích Tư cách mõ, Nam Cao, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2000) Câu 2. (4.0 điểm)
  6. "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt." (Martin Luther King) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể thơ: Tự do 0,5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Không trả lời/ trả lời sai: 0 điểm 2 HS chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả dòng sông quê trong 0,5 những dòng thơ: phù sa sóng đỏ; cá mương; ngọn lúa đòng đòng; cá ngạnh nguồn. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng 1 – 2 hình ảnh, từ ngữ: 0,25 điểm - Trả lời đúng 3 – 4 hình ảnh, từ ngữ: 0,5 điểm 3 - Câu thơ “Này dòng sông” được lặp lại 2 lần trong đoạn trích. 1,0 Đây là phép lặp cấu trúc câu. - Tác dụng: + Làm nổi bật lời tâm tình về những kỉ niệm gắn bó của nhà thơ với dòng sông. + Thể hiện tình yêu, sự gắn bó của nhà thơ với con sông quê, với quê hương. + Làm cho đoạn thơ giàu nhạc điệu, được liên kết chặt chẽ,… Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 3 ý: 0,75 điểm - Trả lời được 2 ý: 0,5 điểm - Trả lời được 1 ý: 0,25 điểm HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa 4 - Tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương: Nhà thơ 1,0 dành tình cảm yêu mến, trân trọng, thương nhớ về quê hương thân yêu của mình.
  7. - Nhận xét tình cảm của tác giả: Có thể theo hướng: Đó là những tình cảm chân thành, sâu sắc của một người con đối với dòng sông quê và quê hương yêu dấu – nơi đã chở che cả tuổi thơ. Hướng dẫn chấm: - HS trình bày cảm nhận của cá nhân ngắn gọn nhưng tinh tế, sâu sắc: 0,75 – 1,0 điểm - HS trình bày cảm nhận của cá nhân chung chung, sơ sài: 0,25 – 0,5 điểm 5 HS chia sẻ một thông điệp sâu sắc qua đoạn trích. 1,0 Có thể: - Cần biết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. - Cần biết ơn, yêu thương mẹ của ta. - Hãy trân trọng và gắn bó với quê hương mình. ... HS lí giải thông điệp. Hướng dẫn chấm: - Đưa ra thông điệp và lí giải sâu sắc: 1,0 điểm - Đưa ra thông điệp và lí giải sơ sài chưa sâu sắc: 0,75 điểm - Chỉ đưa ra thông điệp mà không lí giải: 0,5 điểm II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích điểm 2,0 nhìn nghệ thuật được nhà văn Nam Cao sử dụng trong đoạn trích truyện “Tư cách mõ”. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn 0,25 văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Phân tích được điểm nhìn nghệ thuật được nhà văn Nam Cao sử dụng trong đoạn trích truyện “Tư cách mõ”.
  8. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị 0,5 luận: * Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nam Cao đã thành công trong việc sử dụng điểm nhìn nghệ thuật trong đoạn trích truyện “Tư cách mõ”. - Phân tích điểm nhìn nghệ thuật trong đoạn trích. Có thể như sau: + Nhà văn trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Lộ. Điểm nhìn này giúp người đọc hiểu rõ tâm trạng, suy nghĩ và hành động của nhân vật, từ đó giúp người đọc cảm nhận được sự tha hóa của nhân vật một cách chân thực và thấm thía: Lộ từ một người nông dân hiền lành, chân chất, có lòng tự trọng nhưng dần tha hóa đánh mất những phẩm chất tốt đẹp của mình. Dưới cái nhìn khinh thường những người làm mõ của người dân trong làng khiến Lộ từ chỗ tự ti, xấu hổ về nghề nghiệp đến chỗ phản kháng lại, rồi dần trở thành một tên mõ đủ mách khóe, lợi dụng cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người khác nhằm giành cái lợi ích về mình, trở nên tha hóa, bần tiện. + Điểm nhìn của dân làng: “Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ” thể hiện đánh giá khách quan của dân làng trước sự đổi thay của nhân vật Lộ. + Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3: “Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ... để khiến người sinh đê tiện.” Người kể chuyện đưa ra những lời đánh giá, bình phẩm về sự tha hóa của nhân vật và nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa đó. - Ý nghĩa của điểm nhìn nghệ thuật của đoạn trích: + Nghệ thuật trần thuật đa thanh, chủ yếu trần thuật theo ý thức của nhân vật đã đem đến thành công cho nhà văn trong việc phá tâm lí nhân vật. + Góp phần làm nổi bật giá trị nhân đạo của đoạn trích: Lên án, tố cáo định kiến xấu xa của xã hội phong kiến đã đẩy con người vào con đường tha hóa; từ đó đặt ra vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là lời kêu cứu khẩn thiết, hãy cứu vớt lấy linh hồn con người, cứu lấy nhân phẩm của họ. * Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của
  9. đoạn văn. d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: phân tích điểm nhìn nghệ thuật được nhà văn Nam Cao sử dụng trong đoạn trích truyện “Tư cách mõ”. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. đ. Diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ 2 Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt." (Martin Luther King) 4,0 Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25đ) 0,25 Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5đ) 0,5 Sự im lặng đáng sợ của những người tốt. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị 1.0 luận(1.0đ) - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: - Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng: + Cuộc sống luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Hàng ngày, chúng ta vẫn chứng kiến những nói, những hành
  10. động độc ác của những kẻ xấu chà đạp lên những giá trị cao đẹp. Những điều đáng buồn đó khiến ta không khỏi đau lòng, xót xa. + Sự im lặng đáng sợ của người tốt có thể hiểu là sự không lên tiếng, không phản ứng, không dám đấu tranh của những người trước nay ta vẫn coi trọng trước những lời nói, hành vi xấu trong xã hội. phản ứng là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng -> bệnh vô cảm => Câu nói của Martin Luther King đã khái quát một hiện tượng đáng buồn đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội: Bên cạnh những hành động, lời nói của những kẻ xấu là sự hèn nhát, vô cảm, không dám đấu tranh của những người tốt trước những hành vi tiêu cực, những hành động xấu xa trong xã hội. Đây là hiện tượng thể hiện sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay. - Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh: + Thực trạng: Đây là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội. + Nguyên nhân của hiện tượng: ++ Những kẻ xấu, những kẻ kém đạo đức làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội vì mong vụ lợi cho bản thân nên không nghĩ đến người khác, không quan tâm tới tập thể. ++ Những người tốt không dám lên tiếng trước cái xấu, cái ác vì họ thấy bất lực, cô độc, mất niềm tin vào công lí, lẽ phải. ++ Thái độ im lặng trước cái xấu còn xuất phát từ thái độ thờ ơ, vô cảm với cuộc sống xung quanh, tâm lí ngại liên lụy hay phiền phức, rắc rối, “việc ai người nấy làm”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”,... + Hậu quả của hiện tượng: ++ Lời nói, hành động của kẻ xấu làm cho xã hội ngày càng trở nên bất ổn, mất an toàn xã hội. ++ Sự im lặng, thờ ơ của những người tốt trước những hành động xấu vô tình tiếp tay cho cái ác mọc lan, khiến cho cái xấu ngày càng lan rộng; đến một lúc nào đó chính những người tốt đó lại trở thành nạn nhân của cái xấu mà họ đã không dám lên tiếng đấu tranh để loại bỏ. ++ Những người tốt im lặng, không dám đấu tranh đểbảo vệ những người yếu thế trước cái xấu, cái ác khiến cho những
  11. người yếu thế trong xã hội ngày càng trở nên đơn độc trong chính cộng đồng của mình, mất niềm tin vào những điều tốt đẹp trong xã hội. ++ Tất cả những điều trên đều khiến cho những giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội có bị xói mòn, băng hoại, khiến cho “cơ thể xã hội” sẽ không đủ sức đề kháng để chống đỡ. ... + Giải pháp khắc phục: ++ Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lối sống đẹp, tinh thần dũng cảm đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác trong xã hội. ++ Tuyên dương, nêu gương những người tốt, việc tốt trong cộng đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực. ++ Pháp luật của nhà nước cần có chế tài xử phạt nghiêm những hành vi xấu chà đạp lên những giá trị tốt đẹp; trừng phạt nghiêm khắc những cá nhân có hành vi xấu, vô cảm. ++ Bản thân mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, không chỉ có những hành động đẹp mà còn phải biết lên tiếng, đấu tranh đến cùng chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ những người lương thiện. ... * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5đ) 1,5 - Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. đ. Diễn đạt(0.25đ) 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
  12. e. Sáng tạo(0.5đ) 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2