intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023 – 2024 BỘ MÔN: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 PHẦN A. KIẾN THỨC I. VĂN BẢN 1. Sóng - Xuân Quỳnh 2. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 3. Vợ nhặt - Kim Lân II. TIẾNG VIỆT 1. Biện pháp tu từ 2. Phương thức biểu đạt 3. Thao tác lập luận 4. Phong cách ngôn ngữ III. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Nghị luận về hiện tượng đời sống. - Nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm. 2. Nghị luận văn học - Cảm nhận, phân tích một đoạn trích trong tác phẩm thơ hoặc văn xuôi. (Lưu ý: Dạng đề nghị luận văn học so sánh, liên hệ trong cùng tác phẩm) - Phân tích tình huống truyện. - Phân tích/cảm nhận hình tượng nhân vật, đoạn trích, chi tiết, đoạn kết,… trong tác phẩm. - Phân tích/cảm nhận hình tượng nhân vật, chi tiết,… trong một đoạn trích từ đó liên hệ với nhân vật, chi tiết đó ở 1 đoạn trích khác cùng tác phẩm. - Phân tích/cảm nhận hình tượng nhân vật, chi tiết,… trong hai đoạn trích cùng 1 tác phẩm từ đó làm rõ sự thay đổi hoặc thông điệp nhà văn gửi gắm. IV. KĨ NĂNG 1. Kĩ năng làm bài đọc hiểu 2. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)
  2. 3. Kĩ năng cảm nhận, phân tích một đoạn trích trong tác phẩm thơ hoặc văn xuôi 4. Kĩ năng cảm nhận, phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (Lưu ý: Dạng đề nghị luận văn học so sánh, liên hệ trong cùng tác phẩm) PHẦN B: KẾT CẤU ĐỀ (Thời gian: 120 phút) Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm) Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!
  3. SÓNG - Xuân Quỳnh - A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Tác giả: Xuân Quỳnh 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách, tác phẩm tiêu biểu II. Tác phẩm “Sóng” 1. Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, âm điệu, bố cục 2. Học thuộc dẫn chứng cơ bản, trình bày nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung a. Khổ 1, 2: Sóng và nỗi khát vọng tình yêu của người phụ nữ. - Sóng mang khát vọng lớn lao và trường tồn vĩnh hằng với thời gian với cuộc đời. - Người phụ nữ thể hiện tình yêu nồng nàn và khát vọng tình yêu mãnh liệt. b. Khổ 3, 4: Sóng và câu hỏi về cội nguồn khởi phát của tình yêu. - Cội nguồn của sóng không thể lí giải. - Tình yêu luôn là thế giới kì diệu và bí ẩn; cuộc hành trình đi tìm lời giải đáp cho tình yêu cũng không có câu trả lời. c. 5 khổ còn lại: Sóng và khát vọng tình yêu vĩnh hằng của người phụ nữ - Sóng luôn nhớ bờ, hướng về bờ. - Nỗi nhớ trong tình yêu mãnh liệt, tình yêu gắn liền với niềm tin, sự chung thủy và khát vọng một tình yêu bất tử, vĩnh hằng. 3.2. Đặc sắc nghệ thuật - Thể thơ ngũ ngôn với âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng. - Hình tượng sóng và em song hành, quấn quýt. - Cặp từ, hình ảnh đối lập: dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ; xưa – nay,… - Ngôn từ giàu cảm xúc.
  4. B. LUYỆN TẬP 1. Đề số 1 “Dữ dội và dịu êm… …Khi nào ta yêu nhau…” (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu. 2. Đề số 2 Trong bài thơ Sóng ở khổ đầu, Xuân Quỳnh cho thấy những sự phức tạp của sóng và em: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Nhưng đến khổ 5, nhà thơ lại đề cập đến sự đồng nhất trong một nỗi niềm: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ tới anh Cả trong mơ còn thức” (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất trong các khổ thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 3. Đề số 3 “Ở ngoài kia đại dương … Để ngàn năm còn vỗ” (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về khát vọng tình yêu truyền thống mà hiện đại của nhà thơ Xuân Quỳnh. 4. Đề số 4 “Con sóng dưới lòng sâu… …Hướng về anh - một phương…” (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
  5. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu. 5. Đề số 5 Trong bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh viết: “Dữ dội và dịu êm… …Bồi hồi trong ngực trẻ”. (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó liên hệ với những vần thơ sau để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu. “Dẫu xuôi về phương Bắc… …Hướng về anh - một phương”. (Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài - A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: Tô Hoài 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: Vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu…. II. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, … 2. Tóm tắt tác phẩm, những dẫn chứng cơ bản, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc… 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung - Nhân vật Mị: số phận đau khổ phải chịu kiếp làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, đã vùng lên cởi trói cho A Phủ, cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài… - Nhân vật A Phủ: chịu kiếp làm công gạt nợ ở nhà thống lí, bị trói đứng; được Mị giải thoát…. - Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. 3.2. Đặc sắc nghệ thuật
  6. - Xây dựng hình tượng nhân vật. - Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật. - Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ. B. LUYỆN TẬP 1. Đề số 1 “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. … Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…” (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài. 2. Đề số 2 “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng … Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.” (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 3. Đề số 3: Cảm nhận về quá trình hồi sinh sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân (Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài) 4. Đề số 4: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ (trích "Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó nhận xét tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn. 5. Đề số 5: Cảm nhận/ Phân tích hình tượng nhân vật A Phủ (trích "Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm 6. Đề số 6: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả tâm trạng của nhân vật Mị.
  7. Lúc mới về làm dâu: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi…” Và trong đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình: “…Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!” (Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2 NXB Giáo dục Việt Nam) Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm rõ sức sống tiềm tàng của nhân vật. VỢ NHẶT - Kim Lân - A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: Kim Lân 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: Vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu…. II. Tác phẩm “Vợ nhặt” 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại,… 2. Đọc kĩ tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, nắm được những dẫn chứng cơ bản, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc… 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung - Tình huống truyện “Vợ nhặt”. - Nhân vật Tràng. - Nhân vật bà cụ Tứ. - Nhân vật chị vợ nhặt - Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. 3.2. Đặc sắc nghệ thuật - Tình huống truyện bất ngờ, cảm động. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả tâm lí tinh tế. - Dựng đoạn đối thoại sinh động; ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo.
  8. B. LUYỆN TẬP 1. Đề số 1 “Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. … Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục) Cảm nhận/phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét ngắn gọn những biểu hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2. Đề số 2 “Sáng hôm sau, mặt trời lên cao bằng con sào, Tràng mới tỉnh dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. … Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.” (Trích “Vợ nhặt”, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục) Cảm nhận/phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Tràng trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét về tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. 3. Đề số 3 “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. … - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục) Cảm nhận/Phân tích vẻ đẹp nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Kim Lân. 4. Đề số 4 “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. …
  9. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục) Cảm nhận/Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét về tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. 5. Đề số 5 “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. … Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Cảm nhận/Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích sau, từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm. 6. Đề số 6: Phân tích diễn biến tâm trạng (hoặc vẻ đẹp tâm hồn) nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”- Kim Lân 7. Đề số 7: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở qua nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân 8. Đề số 8: Phân tích diễn biến tâm trạng (hoặc vẻ đẹp tâm hồn) nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật ý kiến: “Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng những người dân xóm ngụ cư vẫn yêu thương và khao khát hạnh phúc” 9. Đề số 9 (ĐỀ THI ĐẠI HỌC NĂM 2016): “Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 10. Đề số 10 Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng truyện trò gì” Và sáng hôm sau khi nhận bát chè khoán từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối sầm lại, thị điềm nhiên và vào miệng” Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai chi tiết miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật này. C. ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
  10. Khúc nhạc đầu tiên của mùa hè Những giọt mưa nhảy múa trước hiện nhà Tiếng sấm gõ trên bầu trời thật thấp [...] Gió từ đất thổi lên rất mặt Không phải của riêng ai Cát bay, lá bay, đá bay Cái êm ả lọc từ dữ dội Mưa ròng ròng như triệu ngón tay Mưa ơi mưa cho mặt người trẻ lại Lùa vào trong cổ Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ Những lạch nước hiên nhà bỗng sống lại mông mênh. (Trích Đi qua cơn giông, Anh Ngọc, 30 năm Thơ - Tuyển tập tác phẩm văn học in trên Nhân Dân cuối tuần 1989 - 2019, NXB Văn học, 2019, tr. 74-75) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong những dòng thơ sau: “Tiếng sấm gõ trên bầu trời thật thấp Gió từ đất thổi lên rất mặt Cát bay, lá bay, đá bay” Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau: “Mưa rồng rồng như triệu ngón tay Lúa vào trong cổ Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ Những giọt mưa nhảy múa trước hiến nhà” Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẫn trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
  11. - Trống gì đấy, u nhỉ? - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đầu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con đầu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm: - Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Im lặng một lúc thị lại tiếp: - Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật. Tràng hỏi vội trong miếng ăn: - Việt Minh phải không? - Ừ, sao nhà biết? Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẫn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 32) Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích. ------------------------HẾT------------------------
  12. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023 – 2024 BỘ MÔN: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 PHẦN A: KIẾN THỨC I. VĂN BẢN 1. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành 2. Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi 3. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu 4. Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ II. TIẾNG VIỆT 1. Biện pháp tu từ 2. Phương thức biểu đạt 3. Thao tác lập luận 4. Phong cách ngôn ngữ III. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Nghị luận về hiện tượng đời sống. - Nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm. 2. Nghị luận văn học - Phân tích tình huống truyện. - Phân tích/cảm nhận hình tượng nhân vật, đoạn trích, chi tiết, đoạn kết,… trong tác phẩm. - Phân tích/cảm nhận hình tượng nhân vật, chi tiết,… trong một đoạn trích từ đó liên hệ với nhân vật, chi tiết đó ở 1 đoạn trích khác cùng tác phẩm. - Phân tích/cảm nhận hình tượng nhân vật, chi tiết,… trong hai đoạn trích cùng 1 tác phẩm từ đó làm rõ sự thay đổi của nhân vật hoặc thông điệp nhà văn gửi gắm. - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học,… PHẦN B: KẾT CẤU ĐỀ (Thời gian: 120 phút) Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
  13. Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm) Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!
  14. RỪNG XÀ NU - Nguyễn Trung Thành - A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: Nguyễn Trung Thành 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: Vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu… II. Tác phẩm “Rừng xà nu” 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, … 2. Nắm chắc các hình tượng, nhân vật chính, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc…. 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung - Hình tượng cây xà nu - Hình tượng Tnú - Hình tượng tập thể những người dân Xô Man 3.2. Đặc sắc nghệ thuật - Hình tượng thiên nhiên miêu tả sinh động, độc đáo, chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Hình tượng con người toát lên vẻ đẹp của “tâm hồn Tây Nguyên” hồn nhiên mạnh mẽ, quả cảm đầy sức sống và tình yêu thương… - Ngôn từ giọng điệu giản dị, giàu chất tạo hình, sức gợi, đậm màu sắc sử thi Tây Nguyên. B. LUYỆN TẬP 1. Đề số 1: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả hình ảnh rừng xà nu trong đoạn mở đầu: “…Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Và đoạn kết thúc: “…Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu tiếp nối chạy đến chân trời.” (Rừng xà nu - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.40 và tr.47)
  15. Phân tích hình ảnh rừng xà nu trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp sử thi của tác phẩm. 2. Đề số 2: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã hai lần miêu tả đậm nét hình ảnh rừng xà nu. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương […] Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” Và “Tnú lại ra đi […] Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. (Rừng xà nu - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.40 và tr.47) Phân tích hình tượng rừng xà nu trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu trong tác phẩm . 3. Đề số 3: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. 4. Đề số 4 Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều chi tiết nói về phản ứng tâm lí và hành động của Tnú. Miêu tả nhân vật Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết, nhà văn viết: “Tnú bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy. Một bàn tay níu anh lại. Tiếng cụ Mết nặng trịch: - Không được, Tnú! Để tau! Tnú gạt ông cụ ra. Ông cụ nhắc lại: - Tnú! Tnú quay lại. Ông cụ không nhìn ra Tnú nữa. Hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. Ông cụ buông vai Tnú ra.” Miêu tả nhân vật Tnú khi bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay, nhà văn viết: “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”.
  16. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!” (Rừng xà nu - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.40 và tr.47) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tnú trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, nhận xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Nguyễn Thi A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả Nguyễn Thi 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu II. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, … 2. Học thuộc các dẫn chứng cơ bản, nắm được bố cục, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc…. 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung - Nhân vật Chiến: + Chiến được thừa hưởng từ mẹ những đặc điểm thể chất và tinh thần. + Chiến là cô gái gan góc, dũng cảm và rất duyên dáng, giàu nữ tính. - Nhân vật Việt: + Việt có nét riêng dễ mến của cậu con trai mới lớn, tâm hồn vô tư, trong sáng, tính tình trẻ con và ngây thơ. + Việt là một chàng trai nhạy cảm và giàu tình cảm. + Việt là một chiến sĩ có lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường. 3.2. Đặc sắc nghệ thuật - Tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. - Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa. - Khuynh hướng sử thi. - Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu sắc thái Nam Bộ.
  17. B. LUYỆN ĐỀ 1. Đề số 1 “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đằng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dùng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.” (Trích “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 63). Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khuynh hướng sử thi trong tác phẩm. Đề số 2: Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, nhân vật chú Năm có nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Hãy chứng minh trong thiên truyện này có một dòng sông truyền thống chảy từ chú Năm đến hai chị em Chiến - Việt. Đề số 3: Phân tích nhân vật chị Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để từ đó thấy được vẻ đẹp của dòng sông truyền thống. Đề số 4: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để từ đó thấy được vẻ đẹp của dòng sông truyền thống.
  18. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu - A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: Nguyễn Minh Châu 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: Vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu II. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề 2. Học thuộc các dẫn chứng cơ bản, nắm được bố cục tác phẩm, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc… 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung - Phát hiện trên bờ biển: + Phát hiện thứ nhất: Chiếc thuyền ngoài xa - bức tranh thiên nhiên tuyệt bích. + Phát hiện thứ hai: Chiếc thuyền vào gần - cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lý. - Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện: + Số phận bất hạnh và tình trạng sống tăm tối, nghèo khổ của con người. + Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn, tính cách con người. 3.2. Đặc sắc nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo, “tình huống nhận thức” có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lý đời sống, chân lý nghệ thuật. - Ngôi kể, điểm nhìn sắc sảo, đa diện. - Lời văn giản dị mà sâu sắc. B. LUYỆN TẬP 1. Đề số 1 “Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà đầy lúng túng, đầy sợ sệt nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể: … - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tôi cùng lúc thốt lên.”
  19. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Ngữ Văn, tập hai, NXBGD 2017) Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. 2. Đề số 2: Đọc đoạn trích sau: “Người đàn bà bổng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: … - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tôi hỏi? - Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Ngữ Văn, tập hai, NXBGDVN) Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học. 3. Đề số 3: Phân tích đoạn trích sau: “Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. … Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.” (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Ngữ Văn, tập hai, NXBGDVN 2019) Từ đó làm rõ cái nhìn của nghệ sĩ Phùng trong việc phát hiện cái đẹp. 4. Đề số 4: Đề thi THPT Quốc gia 2022 Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: “Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa… Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.” (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 70-71) Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
  20. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Trích kịch “Hồn Trương ba, da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ - A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: Lưu Quang Vũ 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học: Vị trí, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu II. Tác phẩm “Hồn Trương ba, da hàng thịt” 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, cảm hứng sáng tác, sáng tạo của Lưu quang Vũ… 2. Diễn biến xung đột kịch: - Hồn Trương Ba - da hàng thịt - Hồn Trương Ba - người thân - Hồn Trương Ba - Đế Thích Học thuộc các dẫn chứng quan trọng, khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc trong từng màn đối thoại. 3. Những vấn đề trọng tâm 3.1. Nội dung - Mỗi màn đối thoại, cần nắm vững: + Nguyên nhân dẫn đến xung đột kịch + Diễn biến xung đột + Giá trị tư tưởng và chiều sâu triết lí - Từ đó thấy được: + Vẻ đẹp nhân cách tâm hồn của Trương Ba - người lao động + Ý nghĩa giáo dục 3.2. Đặc sắc nghệ thuật - Xây dựng tình huống kịch độc đáo, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại - Diễn biến xung đột kịch phát triển hợp lí tự nhiên - Xây dựng nhân vật đa nghĩa - Ngôn ngữ trau chuốt gợi cảm có chiều sâu triết lí B. LUYỆN TẬP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2