Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 -Trường THCS Long Toàn
lượt xem 4
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 -Trường THCS Long Toàn" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Địa lí lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 -Trường THCS Long Toàn
- Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023 – 2024 PHẦN 1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM & CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: Thể loại Truyện (Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn) - Đặc điểm của thể loại truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. - Ý nghĩa của chi tiết, sự việc nổi bật trong văn bản. 2. Tiếng Việt: - Từ mượn, yếu tố Hán Việt; - Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. 3. Viết: Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn). II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 điểm; Tiếng Việt 0.5 điểm) - Văn bản truyện (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận biết các yếu tố của truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Hiểu ý nghĩa chi tiết, sự việc trong văn bản. - Tiếng Việt: + Nhận biết từ mượn, giải nghĩa từ Hán Việt + Nhận biết câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong ngữ cảnh. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Viết lại câu văn nhằm nhấn mạnh nội dung (hoặc đối tượng) được nói đến trong câu. - Viết câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích kể hoặc tả về một đối tượng nào đó. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn. PHẦN 2. LUYỆN TẬP: Bài 1. Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bao giờ cũng vậy, cứ đến chủ nhật là bà nội lại từ làng quê ngoại thành vào phố chơi với chúng tôi. Bà đến quãng chín giờ sáng. Đến là cho quà ríu rít và chuyện trò. Ôi, dường như là bao nhiêu thương nhớ sau một tuần xa cách và tích đọng từ bao năm, giờ có dịp bộc lộ. Bà giở cái túi xách tay ra. […] Ở trong đó có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa 1
- Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 6 hòe cho bố tôi mới chớm bị tăng huyết áp. Vườn nhà bà có hai cây hòe. Hòe ra nụ. Bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. - Bố anh ngày xưa cũng hay bị nhức đầu, hoa mắt, uống hoa hòe quanh năm là đỡ đấy. […] Thích nhất là những bữa ăn có bàn tay bà lo liệu. Đâu có phải chỉ là đồng tiền, mà còn sự trìu mến ruột thịt. Nên bố tôi đi làm ở nhà ga về, ngồi vào mâm cơm, liền toét miệng cười, bảo mẹ tôi: - Thấy chưa, không có bà thì bao giờ trẻ con nhà mình mới được ăn canh cua rau nhút? Mẹ tôi cười thèn lẹn, chưa kịp nói, bà đã đỡ lời: - Tôi có việc gì nữa đâu mà chả vẽ vời được. Mà dễ không ấy mà. - À, bà ơi, hôm nào bà nấu chân giò với dấm tỏi nhé. Lâu lâu, cháu chưa được ăn rồi. Nghe cái Tú nũng nịu, bà gật đầu. Rồi bà chấp tay trước bụng nhìn chúng tôi ăn. Bố tôi nhấc đũa đưa bà, bà cầm rồi lại đặt xuống, kêu bụng dạ hồi này cứ lủng củng thế nào, không muốn ăn. Cái Tú và cơm chan canh cua sùm sụp, ngẩng lên, cười tít mắt, nói: - Bà ơ, bố mẹ ơi, cứ mãi thế này thì thích quá nhỉ! Mẹ tôi nguýt yêu cái Tú: - Có bà, được ỷ vào bà, bà làm hộ hết mọi việc, gì mà chẳng thích! Bà nheo nheo cặp mắt già, đưa tay vuốt mái tóc óng mượt như tơ của cái Tú. […] Bà đến nhà chúng tôi thưa dần. Một lần, sau ba bốn chủ nhật bà mới tới. Nhưng mới tới, bà đã lên tiếng: Không phải lo cho bà, đừng đến thăm bà, cứ yên tâm mà công tác, học hành, bà già rồi, mệt nhọc là chuyện thường tình, chứ bà còn khỏe lắm! Chủ nhật ấy, chờ đến mười hai giờ vẫn chưa thấy bà nội ra chơi, bố tôi đón được cú điện thoại, vội dắt xe đi. Hai giờ chiều, không thấy bố tôi về, mẹ tôi sốt ruột quá, cũng lại vội vã dắt xe đi. Tám giờ tối, bố mẹ tôi mới cùng trở về. Hai người ướt đẫm nước mưa, mặt nhợt nhạt, thở không ra hơi. Chúng tôi dọn cơm cho bố mẹ ăn. Nhưng cả hai ngồi vào mâm đều im lặng. Bố tôi úp hai bàn tay vào mặt, đầu lắc lắc… […] Thì ra bà tôi bắc thang để hái nụ hoa hòe cho bố tôi, thang trượt, bà bị ngã, nằm bất tỉnh, may có người hàng xóm gọi điện báo cho bố tôi biết. Giờ bà nằm ở khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh. May, trời còn thương gia đình mình, còn cho bố mẹ, con cái mình có dịp báo hiếu bà. Đó là câu nói bố tôi nói hôm đón bà từ bệnh viện về. […] Bế bà từ xe taxi vào nhà, đặt bà lên cái giường gỗ trải nệm êm, bố tôi đứng ở giữa nhà, gọi chúng tôi lại nói: - Từ nay, bố mẹ đón bà về ở, các con có trách nhiệm phải săn sóc trông nom bà. Hai đứa học hành quanh quẩn ở nhà, để giúp bà mọi việc. Nhớ chưa? Nhất là Tú đấy, chơi bời, bạn bè ít thôi! Bà nằm, mặt thiêm thiếp, chỉ thi thoảng mới cựa mình rên khẽ. Từ hôm ấy, nhà tôi có bà đến ở. Từ hôm ấy, chúng tôi có cảm giác lớn thêm một nấc tuổi. Chúng tôi gánh thêm một trách nhiệm. Tôi đi học, hết buổi là nhào vội về với bà. Cái 2
- Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 6 Tú, hễ có bạn đến nhà rủ ra sân chơi lò cò, chơi chuyền là nó chạy ra nghiêm trang bảo: “Hôm khác các bạn hãy đến nhé. Bà tớ đang ốm đấy”. (Trích “Giấc mơ của bà nội”, Ma Văn Kháng) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 6 HKII cùng thể loại. Câu 2. Nhân vật người bà được miêu tả qua những phương diện nào, mỗi phương diện ghi lại những chi tiết tiêu biểu. Qua những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật này trong văn bản trên. Câu 3. Phần in đậm trong văn bản trên nói về những nhân vật nào? Qua đó, em có nhận xét gì về họ? Câu 4. Từ văn bản trên, người viết gửi đến mọi người thông điệp gì? Câu 5. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ văn bản trên? Câu 6. Ở đoạn văn gạch chân trong văn bản trên, xác định các từ mượn, phân loại chúng và giải nghĩa từng từ. Câu 7. Ở đoạn vừa in đậm vừa gạch chân, chỉ ra câu có nhiều vị ngữ (chỉ ra cụ thể từng vị ngữ) và nêu tác dụng. Bài 2. Chỉ ra và phân loại các từ mượn trong đoạn trích sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân. Nhưng càng kết nối, càng online thì, cái đám đông rộn ràng kia lại càng càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã”. (Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2015) Bài 4. Giải nghĩa với mỗi từ Hán Việt sau: - Gia đình, gia sản, gia vị. - Phi công, phi pháp. - Đồng dao, cộng đồng. Bài 5. Viết lại mỗi câu văn sau nhằm nhấn mạnh đối tượng, nội dung được nói đến trong câu: - Tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng nhân hậu của bé Su dành cho em gấu bông đi lạc. - Tôi vẫn nhớ mãi những người bạn thuở ấu thơ. - Thời gian vẫn cứ trôi nhưng bọn trẻ con xóm Cù Lao vẫn nhớ như in khu vườn nhỏ trong kí ức. Bài 6. Đọc đoạn văn sau: Em Su dường như không để ý đến điều đó. Em ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mưa, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc mừng đến vậy. Cô nhóc cẩn thận nhặt con gấu, cẩn thận nhờ chị Su sấy khô và ẵm bồng, hôn hít ưm mãi. a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ. b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó. Bài 8. Viết câu có nhiều vị ngữ cho mỗi yêu cầu sau: a. Kể về hoạt động của lớp. b. Miêu tả một loại cây/ loài hoa/ giờ ra chơi của trường em. 3
- Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 6 c. Miêu tả hoạt động của một người mà em ấn tượng. Bài 9. Một số đề tập làm văn: 1. Viết bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) kể về một trải nghiệm làm em hạnh phúc. 2. Viết bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) kể về một trải nghiệm mà em đã tham gia cùng bạn bè. 3. Viết bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) kể về một trải nghiệm của em cùng gia đình. PHẦN 3. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1. Câu 1. (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi lật thêm vài trang. Con dê mẹ còn đứng khom lưng, con bò mẹ vẫn quay mặt âu yếm nhìn con bê đang say sưa bú. Tôi nhớ đến nét mặt buồn của má tôi lần đầu tiên khi má lật nhìn trang này. Má ơi, hôm nay thì con biết tại sao má buồn như vậy. Má muốn đem má so với con bò mẹ đó. Con bò mẹ còn nhiều ngày tháng để âu yếm nhìn con nó, còn má thì sắp sửa vĩnh viễn xa con. Con nhớ buổi sáng đó má nhìn lâu bức hình rồi má thở dài. Má quay mặt đi chỗ khác. Con hỏi má: - Con bò con nó bú hết sữa thì lấy đâu để người ta làm sữa bò, hở má? Con đợi lâu không thấy má trả lời. Khi má quay lại thì con thấy mắt má đỏ và ươn ướt. Con còn dại không hiểu là má đang khóc. Con hỏi: - Sao mắt má đỏ vậy má? Má nói: - Có hột bụi rớt vô mắt má. Má ơi, hôm nay coi lại hình con bò mà con nhớ má quá chừng. Con muốn được ngồi cạnh má và được má nhìn bằng đôi mắt âu yếm như đôi mắt của con bò cái nhìn con nó vậy. Nghĩ tới đây, nước mắt tôi lặng lẽ trào ra. Tôi không muốn khóc mà! Tôi chỉ muốn nhớ tới má tôi thôi, nhớ đôi môi xinh xắn, ngón tay trắng thon và giọng nói dịu dàng. Tôi lật thêm vài trang. Đến trang con bé quét nhà và con khỉ trèo cây thì cơ hồ mắt tôi không còn nhìn rõ hình vẽ nữa. Màn nước mắt đã dày và những hình vẽ chập chờn rung rinh. (Trích Áo em cài hoa trắng - Võ Hồng) 1.1 Kể tên một văn bản (có tên tác giả) đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2 vừa cùng thể loại vừa cùng chủ điểm với văn bản này. 1.2. Ở phần in đậm trong văn bản, chỉ ra hai chi tiết tiêu biểu miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Từ những chi tiết đó, nêu nhận xét của em về nhân vật này? 1.3. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ nhất. Theo em, chọn ngôi kể này có phù hợp không, vì sao? 1.4. Giải nghĩa từ “vĩnh viễn” trong câu văn sau: “Con bò mẹ còn nhiều ngày tháng để âu yếm nhìn con nó, còn má thì sắp sửa vĩnh viễn xa con.” Câu 2. (1,0 điểm): Đặt một câu có nhiều vị ngữ (ít nhất từ ba vị ngữ) nói về một đối tượng em yêu thích. Câu 3. (5,0 điểm): 4
- Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 6 Viết bài văn (khoảng 400-500 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân. ĐỀ 2. Câu 1. (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29) 1.1 Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Kể tên một văn bản (đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2) cùng thể loại với văn bản được nêu. 1.2. Tìm một số chi tiết nói về: - Ngoại hình của bác Lê; - Cách mưu sinh của bác Lê để nuôi gia đình; - Tình cảm của bác Lê đối với các con. Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật bác Lê? 1.3. Tìm một từ mượn có trong câu văn sau: “Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con.” Câu 2. (1,0 điểm): Đặt một câu có thay đổi trật tự từ để nhấn mạnh ý trong câu. Câu 3. (5,0 điểm): Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm đem lại cho em niềm vui, hạnh phúc. - HẾT - 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 44 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 122 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 80 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 63 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 46 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 126 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 97 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn